Để đo lường sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ số tài chính của các DNNVV ngành công nghiệp ở Tp Cần Thơ luận văn sử dụng mô hình hồi quy để phân tích.
4.2.2.1 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
* Giả thuyết
H0: Không có sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp (Mô hình không có ý nghĩa).
H1: Có sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp (Mô hình có ý nghĩa).
Ln Y = b0 + b1 lnX1 + b2 lnX2 + b3 X3 + b4 lnX4 + b5 X5 + b6X6 + b7X7 + b8X8 + b9X9+ b10X10 + b11X11+ b12X12 + b13X13
* Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy:
Bảng 39: DIỄN GIẢI CÁC BIẾN VÀ KỲ VỌNG CỦA MÔ HÌNH
Biến Diễn giải Dấu kỳvọng
X1 Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp +
X2 Tổng số lao động của DN +/-
X3 Thời gian hoạt động của DN +
X4 Mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại (1: có mua; 0: không có) + X5 Hỗ trợ tín dụng (1: đã được hỗ trợ; 0: chưa được hỗ trợ) + X6 Hỗ trợ mặt bằng (1: đã được hỗ trợ; 0: chưa được hỗ trợ) + X7 Xây dựng thương hiệu (1: đã thực hiện; 0: chưa thực hiện) + X8 Dịch vụ tư vấn (1: có sử dụng dịch vụ; 0:không sử dụng) + X9 Dịch vụ phân phối (1: có sử dụng dịch vụ; 0:không sử dụng) + X10 Nghiên cứu thị trường (1: có sử dụng; 0:không sử dụng) + X11 Dịch vụ huấn luyện đào tạo (1: có sử dụng; 0:không sử dụng) + X12 Dịch vụ pháp lý (1: có sử dụng dịch vụ; 0:không sử dụng) + X13 Dịch vụ viễn thông (1: có sử dụng dịch vụ; 0:không sử dụng) + X14 Dịch vụ tin học (1: có sử dụng dịch vụ; 0:không sử dụng) + Y của ROA Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản
Y của ROE Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu Y của ROS Lợi nhuận ròng/ Doanh thu
4.2.2.2 Kết quả nghiên cứu
Kết quả mô hình hồi qui cho thấy yếu tố phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên ta kết luận các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (xem phụ lục 5)
Bảng 39: HỆ SỐ ƯỚC LƯỢNG CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH HỒI QUI
Tên biến
ROA ROE ROS
Hệ số ước lượng VIF Hệ số ước lượng VIF Hệ số ước lượng VIF Hệ số chặn 0,620* -0,563 -1,193 X1 -0,077* 2,775 -0,302*** 2,792 -0,085 2,795 X2 0,025 2,462 0,088 2,487 -0,221 2,496 X3 0,060*** 1,472 0,625* 1,545 -0,215 1,527 X4 -0,079 1,348 -0,566 1,350 -0,530 1,365 X5 0,116* 1,307 -0,023 1,309 0,116 1,323 X6 0,110 1,351 -1,751** 1,350 0,709 1,351 X7 0,051 1,437 1,229** 1,445 0,170 1,441 X8 -0,014 1,776 -0,098 1,733 -0,157 1,762 X9 -0,085 1,613 -0,169 1,643 0,422 1,652 X10 -0,081 1,890 -1,135** 2,081 -1,047** 2,078 X11 -0,030 1,334 0,437 1,365 0,644*** 1,366 X12 0,261* 1,970 0,738 2,070 0,892** 2,079 X13 -0,112*** 1,622 0,072 1,571 0,126 1,568 X14 0,119*** 1,887 0,582 1,863 0,308 1,855 R2 = 0,489 0,391 0,314 Adjust R2 35,6% 23% 12,9% Sig. 0,000 0,010 0,084 Durbin-Watson 2,086 2,168 2,349
Nguồn: Kết quả chạy hồi quy tương quan
Ghi chú: *, **, ***, ns lần lượt là mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa thống kê.
Và hệ số Durbin-Watson của ROA=2,086 ; ROE = 2,168 ; ROS = 2,349 chứng tỏ mô hình không có sự tự tương quan ( 1,5 < D <2,5 ).
Kết quả ước lượng có R2 điều chỉnh của ROA = 35,6% ; ROE= 23% ; ROS= 12,9% có nghĩa là các biến đưa vào mô hình giải thích được 35,6% ; 23% ;12,9% lần lượt sự thay đổi về ROA, ROE, ROS hàng năm của DN, với mức ý nghĩa Sig. của ROA = 0,000 ; Sig. ROE = 0,010 có mức ý nghĩa 1% và Sig. của ROS = 0,084 có ý nghĩa 10% .
Phương trình hồi qui :
Ln YROA = 0,620 - 0,077 LnX1 + 0,060 LnX3 + 0,116 X5+ 0,261 X12 - 0,112X13 + 0,119 X14
Ln YROE = -0,563 - 0,302 LnX1 + 0,625LnX3 - 1,751 X6 + 1,229 X7 – 1,135 X10
Ln YROS = -1,193 - 1,047 X 10 + 0,644 X11 + 0,892 X12
* Ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của DNNVV lĩnh vực công nghiệp:
+ Tống nguồn vốn (X1): Có quan hệ ngược chiều với ROA và ROE ở mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 10%. Điều này đi ngược với kỳ vọng của mô hình, điều này có thể được giải thích là do các DN đa phần là DN mới thành lập nên nguồn vốn tập trung chủ yếu là mua sắm tài sản cố định, mặt bẳng, xây dựng nhà xưởng,… và có thể do các DN mới tăng vốn nhưng do hoạt động không có hiệu quả do đó làm ROA, ROE giảm xuống. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ trong ngắn hạn, về lâu dài xu hướng này sẽ đi ngược lại, khi đó cơ sở thiết bị của DN đã đầy đủ, nguồn vốn của DN sẽ tập trung vào sản xuất, mở rộng thị trường,… thu lại nhiều lợi nhuận.
+ Thời gian hoạt động của DN (X3): có tác động cùng chiều với ROA và ROE ở mức ý nghĩa lần lượt là 10% và 1%. Rõ ràng 1 DN có thời gian hoạt lâu sẽ có kinh nghiệm và uy tín trên thị trường hơn DN mới. DN đã đi vào quỹ đạo phát triển và ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ và hoạt động sẽ có hiệu quả hơn, lợi nhuận cao hơn.
+ Hỗ trợ tín dụng (X5): có ý nghĩa ở mức 1% và cùng chiều với ROA điều này phù hợp với kỳ vọng của mô hình.
• Đối với các DN được hỗ trợ tín dụng X5 = 1, phương trình hồi qui cho nhóm này là:
Ln YROA = 0,620 - 0,077 LnX1 + 0,060 LnX3 + 0,116 + 0,261 X12 - 0,112 X13 + 0,119 X14 (a)
• Đối với các DN không có hỗ trợ tín dụng X5 = 0, phương trình hồi qui cho nhóm này là:
Ln YROA = 0,620 - 0,077 LnX1 + 0,060 LnX3+ 0,261 X12 - 0,112X13 + 0,119 X14 (a’)
Sự chêch lệch hằng số của 2 phương trình (a) và (a’) cho thấy các DN được hỗ trợ tín dụng sẽ có ROA cao hơn DN không có hỗ trợ. DN được hỗ trợ tín dụng sẽ tăng nguồn vốn, mở rộng quy mô, thị trường, đầu tư thiết bị sản xuất,… tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và nguồn vốn này có chi phí thấp.
+ Hỗ trợ mặt bằng (X6): tương quan ngược chiều với ROE ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Tương tự, ta có phương trình hồi quy của 2 nhóm:
• Đối với các DN được hỗ trợ mặt bằng X6 = 1, phương trình hồi qui cho nhóm này là:
Ln YROE = -0,563 - 0,302 LnX1 + 0,625LnX3 - 1,751 + 1,229 X7 – 1,135
X10 (b)
• Đối với các DN không có hỗ trợ mặt bằng X6 = 0, phương trình hồi qui cho nhóm này là:
• Ln YROE = -0,563 - 0,302 LnX1 + 0,625LnX3 + 1,229 X7 – 1,135 X10 (b’)
Sự chêch lệch hằng số của 2 phương trình (b) và (b’) cho thấy các DN được hỗ trợ mặt bằng sẽ có ROE thấp hơn DN không có hỗ trợ. Điều này trái với kỳ vọng, nguyên nhân có thể là do phần lớn DN tiếp cận với chính sách hỗ trợ của Chính phủ là những DN đang gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất có hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, cũng có thể là do Nghị định số 56/2009/NĐ-CP được
ban hành năm 2009 và thêm vào đó sự chậm trễ trong việc thi hành chính sách, do đó trong khoảng thời gian ngắn DN chưa thu được kết quả.
+ Xây dựng thương hiệu (X7): qua kết quả phân tích cho thấy biến X7 có mối quan hệ tương quan thuận chiều với ROE ở mức ý nghĩa 5%. Tương tự, ta có phương trình hồi quy của 2 nhóm:
• Đối với các DN có thực hiện xây dựng thương hiệu X7 = 1, phương trình hồi qui cho nhóm này là:
Ln YROE = -0,563 - 0,302 LnX1 + 0,625LnX3 - 1,751 X6 + 1,229 – 1,135
X10 ( c)
• Đối với các DN không có thực hiện xây dựng thương hiệu X7 = 0, phương trình hồi qui cho nhóm này là:
• Ln YROE = -0,563 - 0,302 LnX1 + 0,625LnX3 - 1,751 X6 – 1,135 X10 (c’)
Điều này có nghĩa là nếu doanh nghiệp chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và cho doanh nghiệp của mình thì hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên đáng kể. Thật vậy, nếu doanh nghiệp xây dựng một chiến lược thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với khách hàng hơn, nâng hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng lên cao hơn
+ Nghiên cứu thị trường (X10) tương quan ngược chiều với ROE, ROS ở mức ý nghĩa 5%. Tương tự, ta có phương trình hồi qui của 2 nhóm DN ảnh hưởng đến ROE và ROS
Nhóm DN có tiếp cận X10 = 1 Ln YROE = -0,563 - 0,302 LnX1 + 0,625LnX3 - 1,751 X6 + 1,229 X7 – 1,135 (d) Ln YROS = -1,193 - 1,047 + 0,644 X11 + 0,892 X12 (e) Nhóm DN không có tiếp cận X10 = 0 Ln YROE = -0,563 - 0,302 LnX1 + 0,625LnX3 - 1,751 X6 + 1,229 X7 (d’) Ln YROS = -1,193 + 0,644 X11 + 0,892 X12 (e’)
Sự chêch lệch hằng số của 4 phương trình (d), (d’), (e) và (e’) cho thấy các DN có tiếp cận dịch vụ nghiên cứu thị trường sẽ có ROE và ROS thấp hơn DN không có tiếp cận. Điều này trái với với kỳ vọng của mô hình, nguyên nhân là do phần lớn Dn chỉ mới tiếp cận dịch vụ này, chi phí cho việc nghiên cứu thị trường là tương đối lớn do đó trong thời gian ngắn DN chưa thu hồi lại vốn được, nhưng trong thời gian dài thì xu hướng sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
+ Huấn luyện đào tạo (X11): tương quan cùng chiều cới ROS ở mức ý nghĩa 10%. Tương tự, ta có phương trình hồi qui của 2 nhóm DN ảnh hưởng đến ROS
Nhóm DN có tiếp cận X11 = 1
Ln YROS = -1,193 - 1,047 X 10 + 0,644 + 0,892 X12 (f)
Nhóm DN không có tiếp cận X11 = 0
Ln YROS = -1,193 - 1,047 X 10 + 0,892 X12 (f’)
Điều này phù hợp với kỳ vọng của mô hình, DN có sử dụng dịch vụ huấn luyện đào tạo sẽ có ROS cao hơn DN không tiếp cận dịch vụ. DN có nguồn nhân lực có trình độ cao, năng lực quản lý sẽ có những chiến lược kinh doanh, đầu tư hợp lý, ứng phó với tình hình biến động thị trường tốt hơn và quản lý DN hiệu quả hơn.
+ Dịch vụ pháp lý (X12): tương quan cùng chiều với ROA, ROS ở mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5%. Tương tự, ta có phương trình hồi qui của 2 nhóm DN ảnh hưởng đến ROA và ROS
Nhóm DN có tiếp cận X12 = 1
Ln YROA = 0,620 - 0,077 LnX1 + 0,060 LnX3 + 0,116 X5+ 0,261 - 0,112X13 + 0,119 X14 (k)
Ln YROS = -1,193 - 1,047 X 10 + 0,644 X11 + 0,892 (l)
Ln YROA = 0,620 - 0,077 LnX1 + 0,060 LnX3 + 0,116 X5 - 0,112X13 + 0,119 X14 (k’)
Ln YROS = -1,193 - 1,047 X 10 + 0,644 X11 (l’)
Tương tự, DN sử dụng dịch vụ pháp lý sẽ có ROA và ROS cao hơn DN không tiếp cận đúng bằng chênh lệch hằng số của từng cặp phương trình (k), (k’); (l) và (l’). Kết quả phù hợp với kỳ vọng của mô hình, thực tế DN có sử dụng dịch vụ sẽ hiểu rõ được trình tự, thủ tục pháp lý, thuế và nhưng quy định, yêu cầu của thị trường nước ngoài, đẩy mạnh việc mở rộng thị trường.
+ Dịch vụ viễn thông (X13) qua kết quả phân tích cho thấy biến X13 có mối quan hệ tương quan ngược chiều với ROA ở mức ý nghĩa 10%. Tương tự, ta có phương trình hồi quy của 2 nhóm:
• Đối với các DN có sử dụng dịch vụ viễn thông X13 = 1, phương trình hồi qui cho nhóm này là:
Ln YROA = 0,620 - 0,077 LnX1 + 0,060 LnX3 + 0,116 X5+ 0,261 X12 - 0,112 + 0,119 X14 (m)
• Đối với các DN không có sử dụng dịch vụ tin học X13 = 0, phương trình hồi qui cho nhóm này là:
Ln YROA = 0,620 - 0,077 LnX1 + 0,060 LnX3 + 0,116 X5+ 0,261 X12 + 0,119 X14 (m’)
Điều này trái với kỳ vọng mô hình, nguyên nhân là do chất lượng dịch vụ viễn thông còn tương đối chưa cao và chi phí cho việc sử dụng còn khá cao do đó dịch vụ này chưa mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Dịch vụ tin học (X14): qua kết quả phân tích cho thấy biến X14 có mối quan hệ tương quan thuận chiều với ROA ở mức ý nghĩa 10%. Tương tự, ta có phương trình hồi quy của 2 nhóm:
• Đối với các DN có sử dụng dịch vụ tin học X14 = 1, phương trình hồi qui cho nhóm này là:
Ln YROA = 0,620 - 0,077 LnX1 + 0,060 LnX3 + 0,116 X5+ 0,261 X12 - 0,112 X13 + 0,119 (n)
• Đối với các DN không có sử dụng dịch vụ tin học X14 = 0, phương trình hồi qui cho nhóm này là:
• Ln YROA = 0,620 - 0,077 LnX1 + 0,060 LnX3 + 0,116 X5+ 0,261 X12 - 0,112 X13 (n’)
Điều này phù hợp với kỳ vọng của mô hình, DN có sử dụng dịch vụ tin học sẽ có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn DN không có tiệp cận đúng bằng với chênh lệch hệ số của cặp phương trình. Thực tế cho thấy ứng dụng của dịch vụ tin học vào công tác quản lý, điều hành và quảng bá thương hiệu, sản phẩm của Dn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của DN trong kinh doanh.
Kết luận về ảnh hưởng của DVHT đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
Tổng nguồn vốn và sử dụng dịch vụ pháp lý có ý nghĩa phân biệt cao nhất đến lợi nhuận của 2 nhóm DN; kế đến xây dựng thương hiệu, tổng số lao động, thời gian hoạt động, quy mô và cuối cùng là tham gia hiệp hôi ngành nghề.
Kết quả phân tích cho thấy có 10 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh là: tổng nguồn vốn; thời gian hoạt động của DN; hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ mặt bằng; xây dựng thương hiệu; nghiên cứu thị trường; dịch vụ pháp lý; dịch vụ huấn luyện đào tạo; dịch vụ viễn thông và dịch vụ tin học.