Sử dụng bảng phân phối tần số: là bảng tóm tắt dữ liệu được xếp thành từng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu.
2.2.2.4 Kiểm định trị Independent - Samples T Test: là phương pháp để xác định xem hiệu quả hoạt động kinh doanh trung bình của các DN có sử dụng dịch vụ hỗ trợ và DN không sử dụng dịch vụ hỗ trợ có như nhau hay không.
* Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích các tỷ số tài chính, hàm phân tích phân biệt (Discriminant Analysis) và phân tích hồi quy tương quan (Regression Analysis) để thấy rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố Cần Thơ
2.2.2.5 Hàm phân tích phân biệt (Discriminant Analysis)
Phân tích phân biệt là một kỹ thuật phân tích sử dụng cho việc phân biệt giữa các nhóm bằng cách phân tích dữ liệu với một biến phụ thuộc được phân cấp và các biến độc lập bằng thang đo khoảng.
Mô hình phân tích phân biệt: D = b0 + b1 X1 + b2 X2 +…+bi Xi
Trong đó:
D: điểm phân biệt ( biến phụ thuộc) Xi: Các biến độc lập ( i = 1, 2,..,n)
bi: Các hệ số hay trọng số phân biệt ( i = 1, 2,..,n)
Trong mô hình phân tích, hệ số ( bi ) được ước lượng để phân biệt sự khác nhau giữa các nhóm dựa vào giá trị của hàm phân biệt. Điều này xuất hiện khi tỷ
số giữa tổng bình phương giữa các nhóm và tổng bình phương trong từng nhóm có điểm phân biệt lớn nhất.
Tiến trình phân tích phân biệt: xác định vấn đề, ước lượng các tham số của hàm phân biệt, xác định ý nghĩa của hàm phân biệt, giải thích kết quả, đánh giá hiệu quả phân tích.
2.2.2.6. Phân tích hồi quy tương quan (Regression Analysis)
Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu nào đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy và nhân tố ảnh hưởng xấu để khắc phục. Phương trình hồi quy có dạng:
Y = β0 + β1 X1 + β2 X2+…+βk Xk
Trong đó:
Y là biến phụ thuộc – Hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV ngành thủy sản.
Xi ( i = 1,2,…,k) là các biến độc lập chỉ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Các tham số β0, β1…, βk là các hệ số ước lượng được tính toán bằng phần mềm SPSS.
Kết quả in ra từ SPSS có các thông số sau:
Multiple R: Hệ số tương quan bội (Multiple Corrlation Corfficient) nói lên tính liên hệ chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi. R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ.
Hệ số xác định R2 (R-square): Tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích bởi các biến độc lập Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu. R2 càng lớn càng tốt.
Adjusted R2: Hệ số xác định đã điều chỉnh dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào 1 biến độc lập nữa không. Khi thêm vào 1 biến mà R2 tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.
độ tin cậy càng cao. Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α nào đó.
Coefficients: Hệ số.
t_Stat: Giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt (Xi); nếu t _Stat = 0 thì Xi không ảnh hưởng đến Y.
P_value: giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 bị bác bỏ.
* Mục tiêu 3: sử dụng phân tích SWOT và các kết quả phân tích của đề tài để đề xuất các giải pháp.
2.2.2.7. Phân tích SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một mô hình rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ hình thức kinh doanh nào. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của tiếng anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Trong đó Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của vấn đề phân tích, còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài.
SWOT là công cụ giúp chúng ta tìm hiểu đánh giá môi trường của vấn đề. Mô hình SWOT đưa ra 4 chiến lược cơ bản:
SO (Strengths – Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của vấn đề đang nghiên cứu để tận dụng các cơ hội thị trường.
WO (Weaks – Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các điểm yếu của vấn đề đang nghiên cứu để tận dụng các cơ hội thị trường.
ST (Strengths – Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của vấn đề đang nghiên cứu để tránh các nguy cơ của thị trường.
WT (Weaks – Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của vấn đề đang nghiên cứu để tránh các nguy cơ của thị trường.
Mô tả sơ đồ một ma trận SWOT gồm có 9 ô, trong đó 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng (S,W,O,T); 4 ô chứa chiến lược (SO, ST, WO, WT) và một ô
trống.
Bảng 3 : Phân tích SWOT ĐIỂM MẠNH (S)
Liệt kê những điểm mạnh 1.
2. 3.
ĐIỂM YẾU (W)
Liệt kê những điểm yếu 1.
2. 3.
CƠ HỘI (O)
Liệt kê các cơ hội 1. 2. 3. Các chiến lược SO Sử dụng những điểm mạnh tận dụng các cơ hội Các chiến lược ST Sử dụng những điểm mạnh để tránh các đe dọa ĐE DỌA (T)
Liệt kê các mối đe dọa. 1.
2. 3.
Các chiến lược WO
Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội
Các chiến lược WT
Tối thiểu hóa các điểm yếu và tránh các mối đe dọa
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý: 3.1.1.1 Vị trí địa lý:
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 1.401 km2, bên bờ tây sông Hậu, cách biển Đông 75 km, cách thủ đô Hà Nội 1.877 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía bắc (theo đường bộ). Phía bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Hình 1: Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ 3.1.1.2. Đơn vị hành chính
Tính thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP, Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện.
Tổng số thị trấn, xã, phường là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã.
• Quận Ninh Kiều 13 phường
• Quận Bình Thủy 8 phường
• Quận Cái Răng 7 phường
• Quận Thốt Nốt 9 phường
• Huyện Phong Điền 1 thị trấn và 6 xã
• Huyện Cờ Đỏ 1 thị trấn và 9 xã
• Huyện Thới Lai 1 thị trấn và 12 xã
• Huyện Vĩnh Thạnh 2 thị trấn và 9 xã
3.1.1.3 Khí hậu:
Thành phố Cần Thơ trong vùng thuộc ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu Cần Thơ điều hoà dễ chịu, ít bão. Quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình là 27ºC.
3.1.1.4. Đặc điểm địa hình:
Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông, có địa hình rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng. Ðịa hình thành phố Cần Thơ thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây, có dạng lòng chảo. Vùng ven sông khá thuận lợi cho việc lợi dụng thuỷ triều tưới tiêu tự chảy, vùng xa sông tưới tiêu và cải tạo đất khó khăn hơn. Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Thốt Nốt, rạch Ô Môn.... Trong đó: Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km, sông Cái Lớn dài 20 km, sông Cần Thơ dài 16 km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặc, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thuỷ lợi và cải tạo đất.
3.1.1.5. Tài nguyên đất
Cần Thơ có nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, nhất là khu vực phù sa ngọt được bồi đắp thường xuyên, thích hợp cho canh tác lúa, cây hoa màu, cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả đặc sản nhiệt đới, tạo điều kiện thuận lợi để Cần Thơ phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện.
Theo niên giám thống kê năm 2010, Thành phố Cần Thơ có 140.894,92 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 115.432,10 ha, chiếm
81,93%; diện tích đất phi nông nghiệp là 25.265,41 ha, chiếm 17,93% và diện tích đất chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây là 197,4 ha, chiếm 0,14%.
3.1.1.6 Tài nguyên khoáng sản
Là vùng đồng bằng trẻ, tài nguyên khoáng sản của Cần Thơ không nhiều, tài nguyên khoáng sản của thành phố không đáng kể, giá trị kinh tế thấp, chủ yếu là:
- Ðất sét: theo liên đoàn địa chất 8 đã khoan thăm dò trên địa bàn thành phố có 3 điểm đất sét chất lượng tốt cho gạch, ngói, trữ lượng khoảng 16,8 triệu tấn, phổ biến gặp tầng màu xám vàng bề dày 1-2m, phân bổ tại các huyện Thốt Nốt, Ô Môn.
- Cát xây dựng: Lòng sông Hậu có trữ lượng cát nền lớn ở vàm Bò Ót (Thốt Nốt), vàm Trà Nóc, Cái Sâu (Cần Thơ), sản lượng khai thác hàng năm 700.000-800.000m2.
- Than bùn: Theo chương trình 60.02 phát hiện than bùn nằm ở độ sâu 0,5-1m tính từ mặt đất, có ở khu vực phía bắc của thành phố gồm: Lung Sen (Thốt Nốt), Cờ Ðỏ, nông trường sông Hậu với trữ lượng nhỏ, giá trị khai thác thấp.
3.1.1.7 Tài nguyên sinh vật:
Thảm thực vật của Cần Thơ tập trung trên vùng đất phù sa ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo, trâm bầu, cò ke, sung vả, dừa nước, rau má, rau dền lửa, rau sam và các loại bèo, lục bình, rong đuôi chồn, bình bát,... Trên vùng đất phèn chủ yếu có các loài tràm, chà là nước, mây nước, bòng bong, bồn bồn, bình bát, điên điển, lúa ma, sen, bông súng,... Về động vật, trên cạn có các loài như: gà nước, le le, trích nước, giẻ giun, trăn, rắn, rùa,... Dưới nước có các loại cá như cá lóc, cá rô, cá sặc rằn, cá trê, cá bống, cá linh, cá ba sa, cá chép, cá đuống, cá mè, cá lăng, tôm càng xanh, tép bạc, tép cỏ, tép đất,...
3.1.1.8 Tài nguyên du lịch: toàn thành phố hiện có 21 di tích lịch sử - vănhoá, trong đó có 10 di tích cấp quốc gia, 11 di tích cấp thành phố. Cùng với cảnh hoá, trong đó có 10 di tích cấp quốc gia, 11 di tích cấp thành phố. Cùng với cảnh quan đặc trưng sông nước Nam bộ, hệ thống vườn cây ăn trái nhiệt đới đa dạng
phong phú của thành phố Cần Thơ là bộ phận cấu thành của những tuyến du lịch sinh thái, là địa điểm du khách ghé qua trong những tuyến du lịch dọc theo sông Mê Kông.
3.1.2 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Cần Thơ 3.1.2.1 Cơ sở hạ tầng
• Đường thủy và cảng biển: TP Cần Thơ có các cụm cảng được xác định là trung tâm của vùng ĐBSCL bao gồm: cảng Cần Thơ, cảng Trà Nóc và đặc biệt cảng Cái Cui - cảng biển lớn nhất của vùng, công suất thiết kế tiếp nhận tàu 10- 20 ngàn tấn, với sản lượng hàng hóa thông qua cảng dự kiến 4-5 triệu tấn/năm. Đặc biệt, với dự án kênh đào Quan Chánh Bố đang được triển khai thực hiện và nếu dự án này hoàn thành sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của người dân ĐBSCL phát triển. Tàu thuyền có trọng tải lớn sẽ ra vào thuận lợi vào Cảng Cần Thơ. Các doanh nghiệp, đơn vị sẽ không phải mất thời gian, chi phí vận chuyển hàng hóa từ ĐBSCL đến TP.HCM hoặc Vũng Tàu để “quá cảnh” trước khi xuất khẩu. Giá trị hàng hóa, sản phẩm sẽ tăng lên.
• Hàng không: Sân bay Trà Nóc đang hoạt động để nối các tuyến bay trong nước và hiện nay đang mở thêm các tuyến bay quốc tế, trước mắt là các tuyến Đông Nam Á.
• Đường bộ: Cầu Cần Thơ là cầu lớn nhất Việt Nam, được thông xe vào cuối tháng 04 năm 2010, nối liền trục giao thông bộ quan trọng của tuyến quốc lộ 1A từ TP Cần Thơ đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt rút ngắn thời gian đi lại từ 30-60 phút thời gian chờ đợi qua phà. Đường cao tốc TP HCM đi TP Cần Thơ: Giai đoạn 1: (TP HCM - Trung Lương) là công trình đường cao tốc được xây dựng nối TP HCM với Tiền Giang và các tỉnh ĐBSCL. Toàn tuyến dài 61,9 km. Tuyến đường cao tốc này được thiết kế 8 làn xe, đang được khai thác vận hành, Giai đoạn 2: (Trung Lương – TP. Cần Thơ): có tổng chiều dài khoảng 80km, qui mô sáu làn xe và tốc độ 120 km/giờ.
• Về điện, nước: TP Cần Thơ hiện có nhà máy nhiệt điện Trà Nóc có công suất 200MW và đang xây thêm trung tâm điện lực Ô Môn có công suất
2.800MW, hiện nay đã có 01 tổ máy công suất 600MW đã hòa vào lưới điện quốc gia phục vụ (ĐBSCL) và cả nước. Hiện nay, Cần Thơ co 10 nhà máy sản xuất và phân phối nước sạch cho toàn địa bàn với công suất hơn 90.000 m3/ngày đêm
• Về Giáo dục - Đào tạo: TP Cần Thơ có hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề. Hằng năm đào tạo trên 26.000 cán bộ khoa học kỹ thuật và lao động chuyên nghiệp phục vụ cho TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL.
3.1.2.2 Dân số
Theo niên giám thống kê năm 2010, Thành phố Cần Thơ có dân số trung bình 1.199.817 người với mật độ dân số là 856 người/km2, trong đó: tỷ lệ nữ chiếm 50,34%, tỷ lệ dân số sống khu vực thành thị là 65,93%.
Bảng 4 : DIỆN TÍCH, DÂN SỐ TRUNG BÌNH VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ NĂM 2010 PHÂN THEO QUẬN, HUYỆN
Diện tích (Km2 ) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/Km2) Tổng số 1.401 1.199.817 856
Quận Ninh Kiều 29,00 246.743 8.508
Quận Ô Môn 127,00 131.465 1.035
Quận Bình Thủy 71,00 113.289 1.596
Quận Cái Răng 69,00 87.423 1.267
Quận Nốt Thốt 118,00 160.558 1.361
Huyện Vĩnh Thạnh 297,00 113.470 382
Huyện Cờ Đỏ 310,00 124.818 403
Huyện Phong Điền 124,00 100.166 808
Huyện Thới Lai 256,00 121.885 476
Nguồn : Cục thống kê Thành phố Cần Thơ, năm 2010
Quận Ninh Kiều – Trung tâm của Thành phố Cần Thơ - có mật độ dân số trung bình khá cao là 8.508 người/ km2. Huyện Vĩnh Thạnh có mật độ dân số thấp nhất là 382 người/km2 do huyện chiếm diện tích lớn 297 km2.
Theo niên giám thống kê năm 2010, Cần Thơ có các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn thành phố chiếm tỷ trọng như sau: dân tộc Kinh chiếm 96,94%, dân tộc Hoa chiếm 1,2%, dân tộc Khmer chiếm 1,82% và dân tộc khác chiếm tỷ lệ khá nhỏ 0,04%.
Tổng lao động xã hội năm 2010 là 808.156 người. Trong đó lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 588.340 người, chiếm 72,8%; lao động dự trữ là 219.816 người, chiếm 27,2%
3.1.2.3 Tình hình kinh tế
Cơ cấu ngành trong GDP của thành phố đã chuyển dịch đáng kể trong những năm qua và ngày càng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18,7% GDP năm 2005 đến năm 2010 giảm xuống còn 10,61% GDP. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng chậm từ 41,46% GDP năm 2005 tăng lên 45,23% GDP năm 2010. Khu vực dịch vụ tăng từ 39,84% lên 44,16% năm 2010.
Bảng 5 : CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TP CẦN THƠ NĂM 2008 - 2010