Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 56 - 200)

nghiệp.

Nhìn chung, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV năm 2010 đều hoạt động kinh doanh có lãi tuy nhiên con số này tương đối thấp chưa đạt hiệu quả tương xứng với tiềm năng của ngành trên địa bàn.

- Doanh thu: ta thấy doanh thu của doanh nghiệp nhỏ gấp 8,3 lần so với doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh thu của doanh nghiệp vừa gấp 6,9 lần doanh nghiệp nhỏ.

Bảng 17: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂM 2010

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu DN siêu nhỏ DN Nhỏ DN vừa

Tổng tài sản bình quân 1 DN 1.793,07 1.999,39 51.840,29 Vốn chủ sở hữu bình quân 1 DN 1.122,46 2.410,17 21.212,21 Doanh thu bình quân 1 DN 1.861,42 15.465,38 106.857,4 Giá vốn hàng bán bình quân 1 DN 1.658,46 14.164,06 94.256,88

Chi phí bình quân 1 DN 132,58 770,12 4.601,66

Lợi nhuận trước thuế bình quân 1 DN 70,38 531,20 7.998,86 Lợi nhuận sau thuế bình quân 1 DN 53,19 362,43 5.325,52

ROA 0,03 0,18 0,103

ROE 0,047 0,5 0,25

ROS 0,029 0,023 0,05

Nguồn: Cục thống kê Cần Thơ

- Giá vốn hàng bán và chi phí: tỷ trọng của giá vốn hàng bán và chi phí ở doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 92,1% doanh thu; ở doanh nghiệp nhỏ là 96,57%, ở doanh nghiệp vừa là 92,75%. Cho thấy, doanh nghiệp siêu nhỏ có tỷ trọng chi phí và giá vốn hàng bán thấp hơn các doanh nghiệp khác.

- Lợi nhuận: lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ gấp 6,81 lần doanh nghiệp siêu nhỏ, lợi nhuận của doanh nghiệp vừa gấp 14,7 lần doanh nghiệp nhỏ. So sánh tương quan giữa doanh thu và lợi nhuận ta thấy, rõ ràng nhóm doanh nghiệp vừa có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nhất, mặc dù doanh thu gấp 6,9 lần doanh nghiệp nhỏ nhưng lợi nhuận gấp đến 14,7 lần.

- Chỉ số ROA ở DN nhỏ là cao nhất so với DN siêu nhỏ và vừa, với 1 đồng tài sản bỏ ra DN thu được 0,18 đồng lợi nhuận, điều này cho thấy hiệu quả quản lý của các DN nhỏ cao hơn so với các DN siêu nhỏ và vừa. Trong khi đó, chỉ số ROA của DN siêu nhỏ và DN vừa lần lượt là 0,03 và 0,103.

- Về chỉ ROE ở DN nhỏ cũng khá cao lên tới 50%, của 1 đồng vốn bỏ ra DN đã thu về 0,5 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ DN nhỏ đã sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình. Ở DN vừa thì chỉ số này chỉ bằng 50% so với DN nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn của DN chưa cao. Đối với tỷ suất sinh lợi (ROS) thì ở DN

vừa có tỷ suất sinh lợi cao hơn, với 1 đồng doanh thu có được DN thu về được 0,05 đồng lợi nhuận, tuy nhiên con số này cũng chưa cao so với tỷ số sinh lợi của ngành.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP Ở TP CẦN THƠ

4.2.1 Thị trường tiêu thụ của DN

Thị trường tiêu thụ chủ yếu của các DNNVV ở Tp Cần Thơ tập trung chủ yếu là thị trường trong nước. Đến 95,6% DN chỉ tiêu thụ sản phẩm trong nước, chỉ có khoảng 4,4% DN có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó chỉ có 25% DN xuất khẩu trực tiếp. Lợi thế của việc xuất khẩu trực tiếp là sẽ làm giảm một phần chi phí, sẽ làm tăng lợi nhuận cho các DN nhưng nó cũng đòi hỏi các DN cần phải có kiến thức rộng về xuất khẩu cũng nhưng đặc điểm tiêu dùng của người dân các nước.

Bảng 18: TÌNH HÌNH MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NĂM 2010 VÀ DỰ KIẾN NĂM 2011 - 2012

Mở rộng thị trường Thực hiện năm 2010 Dự kiến thực hiện 2011-2012

Có Không Có Không Chưa nghĩ đến

Trong nước 48,9 51,1 55,4 31,5 13,0

Nước ngoài 3,3 96,7 2,2 71,9 25,8

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011

Về vấn đề mở rộng thị trường, năm 2010 có 48,9% DN đã thực hiện mở rộng thị trường trong nước và có tới 55,4 % DN có dự định sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước trong năm tới. Còn vấn đề mở rộng thị trường nước ngoài, năm 2010 chỉ có 3,3% DN có hoạt động mở rộng thị trường sang nước ngoài. Và xu hướng mở rộng thị ra nước ngoài trong năm 2011 – 2012 giảm dần chỉ có 2,2% DN có dự định mở rộng còn tới 97,8% DN không có ý định và chưa nghĩ đến. Do thị trường trong nước có thể nói là một thị trường tương đối ổn định và cũng không đòi hỏi cao nên sẽ giúp các DN hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Thị trường ngoài nước thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có ưu thế về vốn, trình độ lao động, năng lực quản lý, marketing, khả năng xúc tiến và mở rộng thị trường. Vì thị trường nước ngoài khó tính hơn, họ đặt ra tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm rất ngặt nghèo cũng như những rào cản thuế quan và phi thuế quan… Vì thế mà sau khi thử mở rộng thị trường, các DN đều nhận thấy khó thể đáp ứng tốt được nhu cầu của họ khi mà các DN còn chưa hiểu rõ về đặc tính tiêu dùng của người dân ở các nước. Bên cạnh, do chưa tạo được sự tín nhiệm trên thị trường cũng như thương hiệu chưa được nhiều người biết đến nhất là thị trường nước ngoài. Do đó, các DN nên tìm hiểu, nghiên cứu thông tin về thị trường nước ngoài, tận dụng những ưu thế về thuế quan khi nước ta là thành viên của WTO để mở rộng xuất khẩu ra nước ngoài. Nhà nước cần hỗ trợ thêm thông tin về những quy định, hàng rào phi thuế quan của nước ngoài cho các DN để có thể dễ dàng xâm nhập thị trường nước ngoài hơn.

4.1.2 Nguồn nhân lực

4.1.2.1 Số lượng lao động

Số lao động trung bình trong các DNNVV khảo sát khoảng 36,14 người, thấp nhất là 3 người và cao nhất là 300 người. Trong đó, số lao động gián tiếp

(lao động hành chính) trung bình có khoảng 6,38 người; số lao động trực tiếp (lao động sản xuất kinh doanh) trung bình 30,26 người, thấp nhất là 2 người và cao nhất là 243 người. Ở những doanh nghiệp có ít lao động tham gia sản xuất hoặc công việc hành chính là do quy mô của doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp không cần quá nhiều lao động. Việc sử dụng ít lao động sẽ làm giảm chi phí nhân công nhưng có thể gây khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh, vì một người có thể phải đảm nhận nhiều công việc ở nhiều vị trí khác nhau, không đi sâu vào chuyên môn dễ dẫn đến hiệu quả công việc sẽ không cao. Nhưng nếu doanh nghiệp thừa lao động thì thứ nhất sẽ làm tăng chi phí nhân công, lợi nhuận giảm, thứ hai sẽ làm cho năng suất lao động không đạt được kết quả cao nhất.

Bảng 19: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA DNNVV NGÀNH CÔNG NGHIỆP

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch

chuẩn

LĐ gián tiếp 1,00 65,00 6,38 11,49

LĐ trực tiếp 2,00 243,00 30,26 51,17

LĐ nữ 0,00 200,00 7,54 22,53

Tổng LĐ 3,00 300,00 36,14 58,23

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp năm 2011

4.1.2.2 Chất lượng nguồn lao động

Nguồn nhân lực trong DN không chỉ thể hiện ở số lượng mà quan trọng là chất lượng của nguồn nhân lực, một DN có lực lượng lao động có tay nghề cao và trình độ chuyên môn cao sẽ mang lại năng suất lao động cao và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Trình độ của người quản lý DN

ánh chính xác kinh nghiệm làm việc thực tế hay phán đoán thị trường của họ nhưng phần nào nó cũng có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các DN. Một DN có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao thường đi đôi với một nhà lãnh đạo được đào tạo sâu rộng kiến thức chuyên môn. Mà điều này lại được thể hiện qua trình độ học vấn của họ.

Với trình độ của chủ DN, chiếm tỷ lệ cao nhất là Đại học – cao đẳng với 61 DN chiếm 54,5%. Kế đến là THPT trở xuống có 33 DN chiếm 29,5%, điều này sẽ gây ra khó khăn cho họ trong việc quản lý sổ sách công ty. Mặc dù họ có thể thuê mướn người bên ngoài nhưng nếu không hiểu rõ tình hình công ty của mình thì sẽ rất rủi ro cho DN của họ vì không gì đáng tin hơn là bản thân họ. Còn lại là trình độ trung học chuyên nghiệp với 16 DN và ở trình độ trên Đại học có 2 DN.

Bảng 20: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO CAO NHẤT

Đơn vị tính: người, %

Chỉ tiêu Số mẫu Phần trăm

THPT trở xuống 33 29,5

Trung học chuyên nghiệp 16 14,3

Đại học – Cao đẳng 61 54,5

Trên Đại học 2 1,7

Tổng 112 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011

Trình độ người lao động

Qua điều tra thực tế, ta thấy số lao động gián tiếp có trình độ cao đẳng trở lên trong các DN là chưa cao lắm, chỉ khoảng 4,48 người. Số lao động trực tiếp đã qua đào tạo nghề trung bình là 18,85 người. Như vậy, số lao động gián tiếp có trình độ cao đẳng trở lên chiếm khoảng 62,4% trong tổng số lao động gián tiếp tại các DN, còn số lao động trực tiếp đã qua đào tạo nghề chiếm khoảng 49,9% trên tổng số lao động trực tiếp. Tuy những số liệu này không thấp nhưng

cũng chưa phải là cao. Chất lượng lao động thấp ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN.

Thu nhập bình quân/năm của người lao động là 27,92 triệu đồng; tức 2,327 triệu/tháng, đây là mức thu nhập tương đối thấp. Có những lao động có thu nhập bình quân 12 triệu/năm, tức 1 triệu/tháng. Đây là mức thu nhập rất thấp so với mặt bằng giá cả bây giờ. Nguyên nhân có thể do chất lượng lao động còn thấp, các doanh nghiệp tận dụng lợi thế lao động với chi phí thấp để tối đa hóa lợi nhuận.

Bảng 21: TRÌNH ĐỘ VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Lao động gián tiếp có trình độ

cao đẳng trở lên (người) 0,00 60,00 4,48 9,487

Lao động trực tiếp đã qua đào

tạo nghề (người) 0,00 235 18,85 38,16

Thu nhập bình quân/năm

(triệu/người/năm) 12,00 63,00 27,92 9,11

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011

Với mức lương không hấp dẫn, không thỏa đáng với sức lao động mà người lao động đã bỏ ra thì các doanh nghiệp khiến người lao động làm việc không nhiệt tình, năng suất không cao và có thể họ sẽ tìm đến những doanh nghiệp khác có mức thu nhập tốt hơn, đó là điều bất lợi cho các doanh nghiệp. Về phía các DN, một phần do các DN mới thành lập và với quy mô nhỏ nên chưa thể thuê những lao động có trình độ cao do phải trả lương cao hoặc do mới thành lập họ chưa có điều kiện phát triển tay nghề cho người lao động. Và do những lao động giỏi thường có xu hướng tìm việc ở những công ty lớn, hoạt động lâu năm trên thị trường, vì ở đó lương cao và chế độ chính sách cho người lao động tốt hơn. Vì thế, các DN nên cải thiện những hạn chế trên bằng cách tạo niềm tin và có chế

4.1.2.3 Tình hình đào tạo nguồn nhân lực

Về tình hình đào tạo tay nghề và trình độ cho người lao động thì trong năm 2010, chỉ mới có 32,6% DN thực hiện. Dự kiến năm 2011-2012, chỉ có 35,9% DN thực hiện đào tạo nguồn nhân lực, tăng 3,3% so với năm 2010. Tuy nhiên, vẫn còn 64,1% DN chưa nghĩ đến và không thực hiện việc đào tạo này. Có thể, đây là các DN đã có số lượng người lao động có trình độ cao. Nhưng không nên vì thế mà các DN ngừng không nâng cao trình độ của người lao động thêm nữa. Trên thực tế, thị trường thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Do đó, mà nhân viên của các công ty cần có một kiến thức chuyên môn vừa rộng, vừa sâu để nhận định, nếu không sẽ trở nên lạc hậu, dễ vụt mất cơ hội nhất là trong tình hình các DN trên địa bàn TPCT ngày càng phát triển nhanh về số lượng như hiện nay. Việc đào tạo, trong ngắn hạn tuy có gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp nhưng trong dài hạn, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh ngày càng tăng cao như hiện nay. Hơn nữa, việc đào tạo cần diễn ra thường xuyên để nhân viên trong công ty bắt kịp với xu hướng thị trường. Vì thế, các DN nên có chính sách đào tạo thêm trình độ cũng như chuyên môn cho người lao động nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các DN.

Bảng 22: ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CỦA CÁC DN NĂM 2010 VÀ DỰ KIẾN 2011 -2012

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Thực hiện năm 2010 Dự kiến thực hiện 2011-2012

Có Không Có Không Chưa nghĩ đến

Đào tạo, phát triển

nguồn nhân lực 32,6 67,4 35,9 44,6 19,6

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011

Qua khảo sát điều tra từ 2007 đến nay có 38,71% DN đã tham gia các chương trình huấn luyện đào tạo nhân lực do Nhà nước hỗ trợ tổ chức và do ngoài Nhà nước tổ chức. Số DN tham gia các khóa đào tạo do Nhà nước tổ chức nhìn chung cao hơn số DN tham gia ở các tổ chức ngoài Nhà nước cung cấp và mức độ tham gia đào tạo của DN ở cả 2 đều tương đối thấp cao nhất chỉ có

13,23% DN tham gia. Tuy nhiên, nếu xét về số người tham gia đào tạo thì khóa đào tạo do các tổ chức ngoài Nhà nước có lượt người tham gia nhiều hơn do Nhà nước tổ chức, mặc dù chi phí cho việc huấn luyện đào tạo ở khu vực bên ngoài thì cao hơn rất nhiều lần so với Nhà nước. Điều này cho thấy, chất lượng đào tạo ở khu vực Nhà nước chưa tốt, chưa tạo được niềm tin ở các DN. Và lý do các DN không tham gia khóa đào tạo do Nhà nước tổ chức chủ yếu là họ không biết thông tin về khóa học (83,33% DN), được thông báo về khóa học tuy nhiên nội dung không phù hợp và thời gia không phù hợp (9,52%) và lý do cuối cùng là các DN nghĩ rằng chương trình đào tạo không thiết thực.

Bảng 23: TÌNH HÌNH THAM GIA CÁC KHÓA HUẤN LUYỆN ĐÀO TẠO CỦA DN TỪ NĂM 2007 TRỞ LẠI ĐÂY

Khóa đào tạo

Do Nhà nước tổ chức Do tổ chức ngoài Nhà nước tổ chức DN tham gia (%) Số người tham gia (Người) DN tham gia (%) Số người tham gia (Người) Khởi sự DN 2,15 17 0,00 0

Nâng cao kỹ năng quản trị DN

cho các bộ quản lý/chủ DN 17,20 112 5,38 224

Kỹ năng nghề cho người lao động 9,68 130 9,68 651

Khác 9,68 22 0,00 0

Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2011

Tóm lại, các DN hiện nay đa phần đều có nhu cầu huấn luyện và đào tạo nguồn nhân lực cho DN, đây là điều rất đáng quan tâm vì con người là trung tâm, có nguồn nhân lực tốt thì hiệu quả kinh doanh mới tốt và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, chi phí để đào tạo nhân lực không phải thấp và với tình hình chung của các DN hiện nay là thiếu vốn thì việc đào tạo nhân lực càng trở nên khó thực hiện. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Nhà nước chưa được quán triệt sâu rộng ở các DN và chất lượng đào tạo chưa tốt, tính thiết thực chưa cao. Do đó, các cơ quan Nhà nước cần nắm bắt nhu cầu đào tạo của DN và cử cán bộ, chuyên gia hướng

dẫn khóa đào tạo và tuyên truyền thông tin đào tạo rộng rãi, có như thế thì khóa đạo tạo mới có ý nghĩa và không phải lãng phí ngân sách của Nhà nước.

4.2.3 Vốn và cơ cấu nguồn vốn 4.2.3.1 Tổng nguồn vốn

Qua kết quả điều tra cho thấy, tổng nguồn vốn của các DN trên địa bàn là tương đối thấp, trung bình chỉ 9.268,65 triệu đồng. Nguồn vốn cao nhất là 98.200

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 56 - 200)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w