Để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV ở Tp Cần Thơ năm 2010 ta sẽ đi phân tích tình hình biến động doanh thu và lợi nhuận của DN năm 2010 so với năm 2009.
Bảng 34: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP NĂM 2010
Chỉ tiêu ĐVT Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn 1. Doanh thu Triệu đồng 75,00 894.545,00 29.400,00 106.567,14
+ Tăng so với 2009 % 3,00 270,00 28,13 43,33
+ Giảm so với 2009 % 5,00 50 23,02 17,27
2. Lợi nhuận Triệu đồng -22,00 58.742,00 1.877,70 7.147,48
+ Tăng so với 2009 % 2,00 685,00 54,36 154,15
+ Giảm so với 2009 % 2,00 82,00 25,19 25,43
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011
- Doanh thu
Doanh thu cao nhất của DN năm 2010 là 894 tỷ, thấp nhất là 75 triệu và trung bình 29,4 tỷ đồng với độ lệch chuẩn khá lớn 106.567. Điều này cho thấy năm 2010 các DNNVV ở Tp Cần Thơ hoạt động chưa đều nhau có sự chênh lệch khá lớn về doanh thu giữa các DN. Trong đó:
+ Có 70,13% DN có mức doanh thu tăng so với năm 2009, tăng với mức trung bình là 28,13%, trong đó có DN tăng cao nhất là 270%, thấp nhất là 3%.
+ Khoảng 14,29% DN có mức doanh thu giảm so với năm 2009, với mức giảm trung bình là 23,02%. Có những DN có mức giảm gần bằng ½ so với năm trước.
+ Và còn lại tới 15,58% DN có mức doanh thu không thay đổi đáng kể so với năm 2009.
Biểu đồ 10: Tình hình doanh thu của năm 2010 so với năm 2009
Nguồn: số liệu điều tra năm 2011
Như vậy, mức giảm doanh thu của các DN không nhiều so với mức gia tăng của doanh thu. Vì thế mà nhìn chung doanh thu của doanh nghiệp là tăng so với năm 2008. Tuy nhiên số lượng DN có mức doanh thu không thay đổi cũng tương đối lớn, điều này cho thấy DN hiệu quả hoạt động chưa tốt, cần đẩy mạnh mạng lưới phân phối, chiến lược tiêu thụ hơn nữa.
- Lợi nhuận
Lợi nhuận của các DNNVV năm 2010 đạt trung bình là 1,87 tỷ đồng và lợi nhuận của các DN có sự chêch lệch rất lớn. Có DN với mức lợi nhuận đạt tới 58,74 tỷ, đồng thời cũng có DN lỗ tới 22 tỷ đồng. Nguyên nhân có thể là do các DN khảo sát có quy mô và ngành sản xuất kinh doanh khác nhau nên có sự chêch lệch lớn về lợi nhuận. Trong đó:
+ Khoảng 65,71% DN hoạt động có lợi nhuận tăng so với năm 2009 với mức tăng trung bình là 54,36%. Tuy nhiên, con số này không đều nhau giữa các doanh nghiệp, có DN hoạt động rất hiệu quả với mức tăng tới 685% so với năm trước và cũng có DN chỉ tăng khoảng 2% so với năm trước.
+ Khoảng 24,29% DN đã có sự giảm lợi nhuận so với năm 2009 với mức giảm trung bình 25,19%, cao nhất là 47% và thấp nhất là 2%.
Biểu đồ 11: Tình hình lợi nhuận của các DNNVV năm 2010
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)
+ Và còn lại tới 10% DN có mức lợi nhuận không thay đổi so với năm 2009. Số lượng DN này khá lớn, điều này cho thấy năm 2010 đa phần các DN hoạt động chưa cao, chưa phát triển nhiều.
Như vậy, năm 2010 đa phần các DNNVV trên địa bàn Tp Cần Thơ hoạt động có hiệu quả hơn so với năm 2009. Tuy nhiên, số lượng DN có lợi nhuận không thay đổi và thấp hơn năm trước cũng còn khá lớn, các DN cần phải có những chiến lược kinh doanh, cắt giảm chi phí và marketing hơn nữa đế tăng doanh thu và lợi nhuận.
4.1.8.2. Hiệu quả về mặt tài chính của DN
Khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ của các DNNVV thấp nhất là -0,013 lần và trung bình là 0,145. Mức sinh lợi này chưa cao, cao nhất chỉ có 1,9 lần và cũng chỉ có khoảng 7 DN có mức sinh lời từ 0,5 lần trở lên chiếm 6,3%, tương đương với 1 đồng doanh thu thì công ty thu lại được 0,5 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ các DN chưa quản lý tốt về các khoản chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Nếu so sánh với mặt bằng DNNVV chung của cả nước, ROS bình quân của các DNNVV ở TP Cần Thơ là 4,5% [2,tr.45] thì ROS của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn TPCT cao hơn nhiều lần.
Về khả năng sinh lợi của tài sản (ROA) cao nhất là 1,579 lần, thấp nhất -0,022 và trung bình là 0,189 với độ lệch chuẩn là 0,292. Số DN có mức sinh lợi trên tài sản nhỏ và bẳng 0 chỉ có 7 DN chiếm tỷ lệ khá nhỏ, có tới 76,53% DN có mức sinh lợi dưới mức trung bình và trên 0. Như vậy, tỷ suất sinh lời trên tổng nguồn vốn giữa các DN là không đều nhau, có DN hoạt động rất có hiệu quả, lợi nhuận cao nhưng cũng có DN hoạt động mang lại hiệu quả rất thấp và cũng cho
thấy khả năng của các cấp quản lý ở DN chưa thật sự tốt. Tuy nhiên, nếu so sánh ROA của DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp là 18,9% so với DNNVV là 10,5% [2,tr.45] thì rõ ràng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV ngành công nghiệp quản lý tài sản tốt hơn.
Bảng 35: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Lợi nhuận/ Doanh thu (ROS) -0,013 1,900 0,145 0,177
Lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA) -0,022 1,579 0,189 0,292
Lợi nhuận/Vốn CSH (ROE) -0,951 1,875 0,287 0,417
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, cục thống kê năm 2011
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Ta thấy tỷ suất sinh lời bình quân trên vốn chủ sở hữu của các DN là 0,287lần, nghĩa là nếu đầu tư 1 đồng vốn thì trung bình tạo ra cho DN 0,287 đồng lợi nhuận. Tỷ suất ROE cao nhất là 1,875 (tức 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 1,975 đồng lợi nhuận), ROE thấp nhất là -0,951 lần (tức là 1 đồng vốn bỏ ra sẽ làm cho DN bị lỗ 0,951đồng). Như vậy, tỷ suất sinh lời trên tổng nguồn vốn giữa các DN là không đều nhau, có DN hoạt động rất có hiệu quả, lợi nhuận cao nhưng cũng có DN hoạt động mang lại hiệu quả rất thấp. Nếu so với tỷ suất ROE trung bình của DNNVV ở Tp Cần Thơ là 22,25% [2,tr.45] thì các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở Cần Thơ có cao hơn nhưng không nhiều.
Các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng và các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhìn chung nên điều chỉnh để tỷ trọng vốn chủ sở hữu và nợ vay đến mức tốt nhất, thường là nên để vốn chủ sở hữu bằng với các khoản nợ vay để làm tăng lợi nhuận, khuếch đại ROE vì sử dụng vốn chủ sở hữu quá nhiều sẽ không tiết kiệm được thuế do chi phí lãi vay là chi phí trước thuế nên sẽ tiết kiệm được tiền thuế, từ đó lợi nhuận sẽ cao hơn. Và để nâng cao hiệu quả đầu tư (ROE), thì cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) và để làm được điều này cần tăng ROS tức là phải tăng doanh thu với tốc
độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí; đồng thời phải tăng vòng quay tổng tài sản bằng cách sử dụng tài sản một cách hiệu quả và tối ưu.
4.1.8.3 Kết quả kinh doanh và hiệu quả tài chính của DNNVV phân theo ngành công nghiệp.
• Kết quả hoạt động kinh doanh
Về doanh thu, năm 2010 ngành CN chế biến có DN cao nhất trong tất cả các ngành với doanh thu trung bình là 53,2 tỷ đồng, tiếp đến là ngành xây dựng với 51,1 tỷ đồng. Ngành CN sản xuất máy móc, thiết bị và các sản phẩm bằng kim loại có doanh thu trung bình thấp nhất với 7,999 tỷ đồng.
Bảng 36: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DNNVV PHÂN THEO NGÀNH CN
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Ngành CN Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Doanh thu Chế biến 80 598.538 53.200 130.154,18 Sản xuất 100 110.000 7.999 23.237,25 Xây dựng 250 894.545 51.100 166.268,31 CN khác 75 87.036 8.218,3 17.651,28 Lợi nhuận Chế biến 8 58.742 4.598,50 13.309,80 Sản xuất 0 20.000 1.434,37 4.328,54 Xây dựng 10 30.000 1.754,14 5.643,94 CN khác -22 3.000 411,43 703,53
Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2011
Lợi nhuận trung bình của các ngành tương đối thấp, ngành CN chế biến cao nhất cũng chỉ có gần 4,6 tỷ đồng. Trong khi đó ở ngành xây dựng có doanh thu khá cao tuy nhiên lợi nhuận trung bình chỉ có 1,75 tỷ đồng, chi phí của ngành này khá cao chiếm hơn 96% trên tổng doanh thu trung bình. Thấp nhất là các
ngành CN khác có DN có mực lợi nhuận -22 triệu và mức trung bình chỉ có 411,43 triệu đồng.
• Hiệu quả tài chính
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của các DN ngành CN xây dựng cao hơn các ngành khác với mức trung bình là 0,21. Ở các ngành CN khác có sự chêch lệch cao giữa DN có tỷ số ROA thấp nhất và cao nhất. Tỷ số ROA của ngành CN chế biến là thấp nhất trong các ngành và bằng với tỷ số ROA trung bình của các DNNVV trên địa bàn TP Cần Thơ.
Bảng 37: HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DNNVV PHÂN THEO NGÀNH CN
Chỉ tiêu Ngành CN Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
ROA Chế biến 0,007 0,300 0,105 0,095 Sản xuất 0,000 1,500 0,195 0,351 Xây dựng 0,003 1,500 0,210 0,319 CN khác -0,022 1,579 0,191 0,278 ROE Chế biến 0,010 1,818 0,237 0,395 Sản xuất 0,000 1,500 0,275 0,408 Xây dựng 0,000 1,361 0,354 0,429 CN khác -0,951 1,875 0,294 0,386 ROS Chế biến 0,001 0,900 0,148 0,202 Sản xuất 0,000 0,750 0,123 0,190 Xây dựng 0,0002 0,810 0,161 0.218 CN khác -0,013 1,900 0,160 0,138
Nguồn: số liệu khảo sát năm 2011
Về tỷ suất sinh lợi của ngành CN xây dựng trung bình cao nhất, tuy nhiên về tỷ số ROE cao nhất chỉ đứng 2 sau các ngành CN khác. Cho thấy hiệu quả sử
dụng vốn ở các DN ngành xây dựng và các ngành CN khác tốt hơn ngành khác. Nếu so với mặt bằng chung của các DNNVV Tp Cần Thơ thì trung bình tỷ số ROE của tất cả các ngành CN đều cao hơn.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng doanh thu trung bình của ngành xây dựng là cao nhất, vì Tp Cần Thơ hiện đang trên đà phát triển mạnh, thu hút nhiều sự đầu tư của các nhà đầu tư và các công ty lớn, do đó về nhu cầu xây dựng ở đây rất lớn. Và ở ngành CN khác tỷ số này có sự chệch lệch khá lớn giữa DN có tỷ số cao nhất và thấp nhất. Nhưng nhìn chung thì tỷ số ROS ở các ngành đều cao hơn mức trung bình của các DNNVV nói chung trên địa bàn Tp Cần Thơ.
Kết luận về thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở Tp Cần Thơ
Về thị trường tiêu thụ của các DN hiện nay chủ yếu là thị trường trong nước, thị trường nước ngoài chiếm tỷ trọng rất ít. Trong thời gian tới, hầu như các DN cũng không có ý định mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài mà chỉ chú trọng thị trường trong nước.
Số lượng lao động và chất lượng lao động ở các DN đều ở mức trung bình. Đa phần các DN đều có nhu cầu về huấn luyện đào tạo nhân lực tuy nhiên số lượng DN thực hiện còn tương đối thấp do chi phí đào tạo cao. Sự hỗ trợ của Nhà nước chưa được thông tin rộng rải ở các DN và chất lượng đào tạo còn thấp.
Nhìn chung, tổng nguồn vốn của các DN chỉ ở mức vừa phải, chưa cao lắm. Có thể do các DN chưa mở rộng quy mô nên chưa cần tăng nguồn vốn nhưng một số DN muốn gia tăng nguồn vốn lại không có khả năng. Nguồn vốn của các DN bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu thì còn được tài trợ từ các nguồn khác như vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vay cá nhân và tín dụng thương mại từ nhà cung cấp và khách hàng. Trong đó, nguồn tài trợ lớn nhất là vốn của chủ sở hữu DN. Tuy nhiên, các khoản vay từ ngân hàng và cá nhân cũng ở mức cao. Điều này chỉ giúp các DN chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn nếu việc kinh doanh có hiệu quả, ngược lại sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho các DN. Chính sách hỗ trợ tài chính của Nhà nước chưa có hiệu quả cao do thông tin
không được tuyên truyền rộng rải, đa phân các DN đều không biết thông tin về dịch vụ hỗ trợ này hoặc chỉ nghe nói nhưng không biết nội dụng cụ thể.
Tình hình đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN thời gian quan còn tương đối thấp. Việc mở rộng mặt bằng sản xuất, xây dựng nhà xưởng và ứng dụng công nghệ hiện đại cũng chưa nhiều do DN phần lớn là mới thành lập, thị trường cũng chưa được mở rộng. Ngoài ra, việc hỗ trợ mặt bằng sản xuất cũng như công nghệ của Nhà nước hiện nay cũng chưa đạt hiệu quả cao.
Về tiếp cận DVHT, phần lớn DN trong nghiên cứu ít có nhu cầu sử dụng các loại DVHT và tỷ lệ DN đã sử dụng cũng không cao. Chất lượng của DVHT hiện nau trên địa bàn được các DN đánh giá chỉ ở mức chấp nhận được chưa cao. Và kết quả nghiên cứu cho thấy dịch vụ tư vấn, dịch vụ huấn luyện đào tạo và dịch vụ viễn thông có ảnh hưởng đến lợi nhuận trung bình của các DN.
Các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp năm vừa qua nhìn chung hoạt động kinh doanh có hiệu quả, doanh thu, lợi nhuận đều tăng so với năm 2009. Tỷ suất sinh lợi của DN đều cao hơn so với mặt bằng chung của các DNNVV ở Tp Cần Thơ.
4.2 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA DVHT ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG
NGHIỆP Ở TP CẦN THƠ
4.2.1 Phân tích sự khác biệt giữa hai nhóm doanh nghiệp : nhóm DN cólợi nhuận cao và nhóm DN có lợi nhuận thấp lợi nhuận cao và nhóm DN có lợi nhuận thấp
4.2.1.1. Giả thuyết và mô hình tổng quát
* Giả thuyết
H0: Không có sự khác biệt trong trung bình của tất cả hàm phân biệt trong các nhóm (Sự phân biệt không có ý nghĩa).
H1: Trung bình của tất cả các hàm phân biệt trong tất cả các nhóm thì khác nhau (Sự phân biệt có ý nghĩa).
D = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6 + b7X7 + b8X8 + b9X9+ b10X10 + b11X11 + b12X12 + b13X13+ b14X14 + b15X15
D: Điểm phân biệt (biến phụ thuộc).
bi: các hệ số hay trọng số phân biệt (i = 1,n) Xi: các biến độc lập (i = 1,n)
* Biến phụ thuộc (Y): Lợi nhuận của các doanh nghiệp, được chia làm 2 nhóm: (1) Doanh nghiệp có lợi nhuận cao
(2) Doanh nghiệp có lợi nhuận thấp
* Các biến độc lập (Xi ): được đưa vào phân tích trong mô hình như sau:
Tổng nguồn vốn (X1) (Triệu đồng)
Tổng số lao động (X2) (Người)
Quy mô doanh nghiệp (X3)
Thời gian hoạt động của DN (X4) (Năm)
Mua sắm máy móc thiết bị hiện đại (X5)
Hỗ trợ tín dụng (X6)
Hỗ trợ mặt bằng (X7)
Xây dựng thương hiệu (X8)
Dịch vụ tư vấn (X9)
Dịch vụ phân phối (X10)
Nghiên cứu thị trường (X11)
Huấn luyện đào tạo (X12)
Dịch vụ pháp lý (X13) Dịch vụ viễn thông (X14) Dịch vụ tin học (X15)
Chú ý: Ta xem xét yếu tố lợi nhuận cao hay thấp chỉ xét trong tổng mẫu điều tra với mức lợi nhuận cao hơn lợi nhuận trung bình của tổng thể (1.877,7 triệu đồng/doanh nghiệp/năm), và ngược lại là lợi nhuận thấp.
4.2.1.2. Kết quả nghiên cứu
Dựa vào hệ số tương quan Canonical Correlation (R = 0,85) ta có hệ số xác định (R2) bằng 72,3% có nghĩa là có 72,3% các biến độc lập ảnh hưởng đến sự khác biệt của 2 nhóm lợi nhuận trong mô hình, còn 27,7% được giải thích bởi các nhân tố khác không nghiên cứu trong mô hình.
Bảng 38: KẾT QUẢ MÔ HÌNH HÀM PHÂN BIỆT
Nhân tố Wilks' Lambda F Sig.
Tổng nguồn vốn (X1)*
0,431 89,906 0,000
Tổng số lao động (X2)*