Nghĩa của việc nghiên cứu lòng trung thành của nhân viên

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Hồng Nhung - K50 QTNL (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀVẤN ĐỀNGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sởlý luận

1.1.2.5. nghĩa của việc nghiên cứu lòng trung thành của nhân viên

Trong nền kinh tếtri thức ngày càng phát triển hiện nay, lực lượng lao động là một trong những yếu tốcạnh tranh quan trọng giúp cho các tổchức thành công. Các cơ quan, tổchức đều nhận thức được rằng sửdụng người tài mới có thểtăng cường hiệu quảvà thếmạnh cạnh tranh của tổchức. Việc mất đi những nhân viên tài năng sẽ khiến các tổchức tốn nhiều chi phí hơn đểtìm kiếm người làm thay thế. Chưa kể đến mỗi một nhân viên ra đi sẽmang theo các kiến thức, kỹnăng thậm chí là các bí quyết của tổchức.

Theo nghiên cứu của Somaya và Williamson (2008) cho thấy chi phí tuyển dụng thay thếcó thểlên đến 100 – 150% so với chi phí lương cho nhân viên làm việc hiệu suất cao với các kỹnăng chuyên biệt. Nghiên cứu của Schiemann (2009) chỉra rằng các doanh nghiệpđạt điểm cao vềquản lý nguồn nhân lực có nhiều hơn gấp 2 lần cơ hội để đứng trong nhóm 3 tổchức đạt hiệu quảhoạt động tài chính dẫn đầu ngành so với các đối thủquản lý nguồn nhân lực kém. Một doanh nghiệp nhỏ đạt lợi nhuận trung bình 10% nếu quản lý tốt nhân lực của mình có thể đạt được lợi nhuận gấp đơi và các doanh nghiệp nằm trong nhóm 25% những doanh nghiệp quản trịnguồn nhân lực tốt nhất sẽgiảm thiểu được chi phí đáng kểso với các doanh nghiệp hoạt động tốt mà quản trịnhân lực kém. Ngoài ra, nghiên cứu của Schiemann còn cho rằng nếu áp dụng các phương pháp quản lý nguồn nhân lực khơng hợp lý sẽdẫn đến việc lãng phí thời gian.

Do đó, việc nghiên cứu các chiến lược quản lý, giữchân người tài cho tổ chứcđangđược nhiều quốc gia trên thếgiới quan tâm.Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần phải nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên. Nó sẽlà cơng cụgiúp cho các nhà quản lý hiểu hơn vềcác nhu cầu, mong muốn của người lao độngđểtừ đó có những điều chỉnh trong việc đềra các chính sách quản lý nhân sựcũng như tạo điều kiện và động viên nhân viên cho phù hợp. Khi những nhu cầu của nhân viên được đápứng họsẽcảm thấy thỏa mãn và sẵn sàng gắn bó lâu dài với tổchức, tích cực và phát huy tối đa năng lực trong cơng việc góp phần đem lại kết quảhoạt động tốt cho tổchức.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Hồng Nhung - K50 QTNL (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w