PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU
1.1 sởlý Cơ luận
1.1.4.2 Phân loại nhãn hàng riêng
NHÃN HÀNG RIÊNG (PRIVATE LABEL) Nhãn hàng riêng giá thấp (Generic brands) Nhãn hàng riêng đại chúng (Copycat brands) Nhãn hàng riêng hàng đầu (Premium brands) Nhãn hàng riêng độc quyền (Excusive Brands)
Sơ đồ 1.5: Phân loại nhãn hàng riêng
(Nguồn: Retailing Management, Levy và Weitz, 2003)
- Nhãn hàng riêng giá thấp (generic brands): thường là những sản phẩm có giá cả hay chất lượng thấp và bao bìđóng gói đơn giản. Nhãn hàng này xuất hiện phục vụ phân khúc thịtrường khách hàng có thu nhập và khảnăng chi tiêu thấp và trung bình.
- Nhãn hàng riêngđại chúng (copycat brands): Là các nhãn hiệu mang tính chất bắt chước tương tựcác nhãn hiệu hàng đầu, các sản phẩm mang thương hiệu quốc gia. Bao bì,mẫu mã của nhãn hàng này cũng khá tương tựvới sản phẩm mang thương hiệu quốc gia và cũng khá hấp dẫn, thu hút người tiêu dùng nhưng có giá rẻhơn. Trong khi đó, chất lượng phải gần bằng hoặc tương đương với các sản phẩm bắt chước đó.
- Nhãn hàng riêng hàng đầu (premium brands): là nhãn hàng riêng có chất lượng cao hơn sản phẩm thương hiệu quốc gia, sản phẩm được làm cơng phu ,bao bìđóng gói sang trọng, lạmắt và là sản phẩm cao cấp trên thịtrường. Khách hàng được hướng đến trong phân khúc này có thu nhập và khảnăng chi trảcao.
- Nhãn hàng riêng độc quyền (exclusive brands): là các sản phẩm được phát triển bởi các nhà cung cấp quốc gia, kết hợp với việc bán độc quyền ở các cơ sở bán lẻ. Một dạng đơn giản nhất của dòng sản phẩm này là khi các nhà sản xuất định dạng những mẫu mã, tính năng khác nhau cho cùng một dòng sản phẩm nhưng được bày bán ở các cơ sở bán lẻ khác nhau. Dòng sản phẩm mang nhãn hiệu riêng độc quyền này giúp cho các nhà bán lẻ có được lợi nhuận cao hơn và nhiều động lực hơn trong việc khai thác hiệu qủa tiềm năng của mình.