Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp (Trang 55 - 164)

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu tiến cứu mô tả, theo dõi dọc, có can thiệp, tự chứng.

2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu

Để tính cỡ mẫu nghiên cứu chúng tôi sử dụng công thức tính cỡ mẫu áp dụng cho việc ước tính tỷ lệ trong quần thể.

2 2 ) 2 / 1 ( ) 1 (   p p Z n   Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu

: là mức ý nghĩa thống kê, chọn  = 0,05 (tương ứng với độ tin cậy 95%) Z(1-/2): tra giá trị từ bảng, tương ứng với các giá trị của  như trên được kết quả Z(1-/2) = 1,96.

p: là tỷ lệ xuất hiện tần suất VTC thể nặng dựa theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đắc Ca (2007) tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai là 66% [5].

: là độ chênh lệch tuyệt đối yêu cầu là ± 10% (0,10).

Áp dụng công thức trên thu được kết quả.

120 085 , 0 34 , 0 66 , 0 96 , 1 ) 1 ( 2 2 2 2 2 / 1         p p Z n

Trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn được 133 BN.

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu

2.2.3.1. Phương tiện xét nghiệm huyết học

- Máy xét nghiệm sinh hóa: Hitachi 704 (Nhật Bản); - Máy xét nghiệm huyết học: Cell-tac α (Nhật Bản).

2.2.3.2. Phương tiện điều trị trên lâm sàng

- Máy thở các loại: Puritan Bennet 7200, 760 (Mỹ), 840 (Mỹ), Nova System (Mỹ), ESPRIT (Mỹ);

- Máy theo dõi bệnh nhân: Monitor BSM – 230 IK, Lifescope B (Hãng Nihon koh den – Nhật Bản);

- Catheter các loại: Cavafix (Hãng Braun – Đức); - Máy sốc điện: Cardiolife (Nihon koh den – Nhật Bản); - Bơm tiêm điện: Terumo (Nhật Bản).

2.2.3.3. Lọc máu liên tục tĩnh mạch – tĩnh mạch

- Máy lọc máu: Diapact (Đức); Prisma Flex (Đức); bộ quả lọc máu liên tục Prisma AN69 (M100, Đức) chất liệu polymethyl methacrylate.

- Dịch thay thế: túi dịch pha sẵn loại 5.000 ml (Hãng Gambro – Đức); - Thuốc chống đông (Heparin);

2.2.3.4. Dụng cụ đo áp lực bàng quang

- Đồng hồ đo áp lực;

- Thước chia vạch cm H20;

- Sonde Foley dẫn lưu bàng quang; - Khóa ba chạc;

- Túi chứa nước tiểu; - Bơm tiêm 50ml;

- Túi dịch truyền Natri Clorua 0,9%.

2.2.3.5. Các phương tiện khác

- Giường, cân điện tử;

- Các loại thuốc, dịch cần thiết cho điều trị.

2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu

2.3.1. Thu thập số liệu chung cho nghiên cứu

2.3.1.1. Thu thập các triệu chứng lâm sàng

* Hỏi bệnh

- Tiền sử: nghiện rượu, sỏi mật, giun chui ống mật, đã bị VTC, tăng mỡ

máu, đái tháo đường.

- Diễn biến bệnh: thời gian khởi phát, mức độ thứ tự xuất hiện các triệu chứng. Các xét nghiệm đã được làm và chẩn đoán, điều trị tại các cơ sở y tế khác (nếu có).

* Khám lâm sàng

- Các dấu hiệu toàn thân: + Mạch, nhiệt độ, HA;

+ Tình trạng suy hô hấp, tình trạng sốc. - Các dấu hiệu cơ năng:

+ Đau bụng: vị trí, cường độ, thời gian xuất hiện, hướng lan của cơn đau, đau có liên quan đến bữa ăn hay không;

+ Buồn nôn, nôn;

+ Bí trung, đại tiện, đi ngoài phân lỏng, phân đen, máu; + Khó thở, đau ngực;

+ Rối loạn ý thức (hội chứng não – tụy). - Các dấu hiệu thực thể:

+ Tình trạng bụng;

+ Điểm sườn – lưng (phải, trái); + Gan, túi mật to;

+ Các chấm, mảng xuất huyết dưới da; + Tràn dịch màng phổi.

2.3.1.2. Thu thập các triệu chứng cận lâm sàng

- Các xét nghiệm thường quy:

+ Công thức máu (HC, BC, Hb, Hct, TC);

+ Ure, creatinin, billirubin, điện giải máu (K+

, Na+, Cl-), protein, albumin máu, triglycerid;

+ XN nước tiểu: protein, HC, BC, trụ niệu, điện giải niệu, đường niệu; - Các xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán và theo dõi VTC:

+ Amylase máu: xác định bằng phương pháp đo hoạt động enzym (so màu). Tính theo đơn vị quốc tế (U/L). Được làm ở các thời điểm: khi bệnh nhân vào viện, 24 – 36 giờ sau khi khởi phát cơn đau, trước và sau lọc máu

liên tục, ngày thứ 3, thứ 7 và khi hết các triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân chuẩn bị ra viện.

+ Lipase máu: xác định bằng phương pháp đo hoạt độ enzym. Được làm ở các thời điểm: khi bệnh nhân vào viện, 36 – 72 giờ sau khi xuất hiện cơn đau, trước, sau lọc máu liên tục và khi các triệu chứng lâm sàng đã hết.

- Theo dõi đường máu: đường máu TM, MM theo liều dùng và mức độ đáp ứng với insulin (có thể làm đường máu MM 3 giờ/lần). Canxi máu, định lượng hàng ngày hoặc sau khi bù canxi.

- Xét nghiệm đánh giá hội chứng suy đa tạng: khí máu, men gan, tỷ lệ prothrombin, bilirubin (toàn phần, gián tiếp, trực tiếp), ure, creatinin máu hàng ngày.

- Cấy máu, nước tiểu, dịch màng bụng, tổ chức tụy hoại tử (lấy khi phẫu thuật hoặc sinh thiết kim nhỏ dưới sự hướng dẫn của siêu âm).

- Các xét nghiệm về đông máu: + Số lượng tiểu cầu;

+ Tỷ lệ prothrombin; + Thời gian Howell; + Nghiệm pháp rượu; + Thời gian cephalin kaolin.

Các xét nghiệm đông máu được làm khi có biểu hiện rối loạn đông máu trên lâm sàng và làm 6giờ/lần (đông máu cơ bản) khi bệnh nhân có chỉ định lọc máu liên tục.

- Chẩn đoán hình ảnh:

+ Chụp bụng không chuẩn bị khi nhập viện để sơ bộ loại trừ thủng tạng rỗng, tắc ruột;

+ Chụp CT ổ bụng: khi bệnh nhân nhập viện và sau khi các triệu chứng lâm sàng đã ổn định.

+ Siêu âm ổ bụng: làm khi bệnh nhân nhập viện và có thể tiến hành hàng ngày tại giường bệnh;

+ Chụp MRI: chỉ định cho một số trường hợp siêu âm và chụp CT ổ bụng không xác định rõ tổn thương.

- Đánh giá các biến chứng: + Biến chứng hô hấp; + Biến chứng tuần hoàn; + Biến chứng thận – tiết niệu; + Hội chứng não – tụy;

+ Biến chứng tiêu hóa: loét, chảy máu cấp đường tiêu hóa, suy gan cấp; + Rối loạn đông máu;

+ Hội chứng suy đa tạng;

+ Các tổn thương trong ổ bụng do VTC.

2.3.2. Nghiên cứu mục tiêu 1

2.3.2.1. Đo ALOB khi bệnh nhân nhập viện theo kỹ thuật Cheatham

- Bước 1: chuẩn bị Bệnh nhân:

+ Giải thích cho BN để BN hợp tác khi làm thủ thuật;

+ Vệ sinh BN tại vùng hậu môn, sinh dục (như thủ thuật đặt sonde Foley bàng quang).

Thầy thuốc: rửa tay, mặc áo như làm thủ thuật vô khuẩn - Bước 2: Đặt sonde Foley dẫn lưu hết nước tiểu. - Bước 3: Kết nối hệ thống khóa ba chạc với nhau.

+ Chạc ba thứ nhất nối một cổng với sonde Foley, một cổng nối với túi đựng 1.000ml dung dịch muối đẳng trương;

+ Chạc ba thứ 2 nối với chạc ba thứ nhất và một bơm tiêm 60ml; + Chạc ba thứ 3 nối với chạc ba thứ 2 và hệ thống đo áp lực, và túi chứa nước tiểu.

- Bước 4: mở khóa thứ 1, 2, 3 để dẫn lưu hết nước tiểu ra túi.

- Bước 5: đóng đường dẫn túi nước tiểu ở khóa thứ 3, mở đường tới cổng áp lực.

- Bước 6: khóa đường tới sonde bàng quang ở khóa thứ nhất và mở đường tới túi dịch.

- Bước 7: hút 50ml dịch vào bơm tiêm tại chạc ba thứ 2. - Bước 8: khóa đường tới túi dịch.

- Bước 9: mở đường tới sonde bàng quang. - Bước 10: bơm 50ml dịch vào bàng quang.

- Bước 11: sau 1 phút, theo dõi áp lực tại đồng hồ đo áp lực. - Bước 12: ghi nhận thông số áp lực của lần đo.

Hình 2.1. Kỹ thuật đo ALOB theo Cheatham [45]

- Đánh giá mức độ tăng ALOB: phân độ theo Hội khoang bụng thế giới 2006 [90].

Bảng 2.1. Phân độ tăng ALOB

Phân độ 0 I II III IV

Mức ALOB

cmH2O < 16 16 – 20 21 – 27 28 – 34 > 34

mmHg < 12 12 - 15 16 - 20 21 - 25 > 25

2.3.2.2. Phân loại VTC theo tiêu chuẩn Atlanta 1992 sửa đổi 2007 (APCWG)

* Giai đoạn sớm (tuần đầu) dựa theo lâm sàng hơn là tổn thương hình thái học.

- VTC nặng được định nghĩa khi bệnh nhân có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) và/hoặc phát triển thành suy tạng.

- Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống được xác định khi có trên 2 tiêu chuẩn trong các tiêu chuẩn sau tồn tại, kéo dài >48 giờ:

+ Mạch >90 lần/phút;

+ Nhiệt độ (trực tràng) <36oC hoặc >38oC;

+ Bạch cầu máu <4.000 hoặc 12.000/mm3

; + Nhịp thở >20 lần/phút hoặc PCO2 <32 mmHg

+ Ngoài ra, nếu bệnh nhân VTC trên cơ địa: suy thận, bệnh lý tim mạch, suy giảm miễn dịch đều được coi là VTC nặng.

* Giai đoạn sau 1 tuần

Sau 1 tuần, VTC nặng được định nghĩa khi có suy ít nhất 1 tạng và kéo dài trên 48 giờ (tiêu chuẩn chẩn đoán suy tạng dựa vào thang điểm Marshall chung cho quần thể bệnh nhân viêm tụy và thực hiện ở tất cả các đơn vị, như lâm sàng, điều trị. Với bệnh nhân nằm ở HSTC cần sử dụng thang điểm SOFA để đánh giá vào theo dõi suy tạng.

Suy tạng được định nghĩa khi điểm SOFA cho tạng đó ≥ 2 điểm. Suy đa tạng được định nghĩa khi có ≥ 2 tạng suy kéo dài ≥ 48 giờ.

2.3.2.3. Đánh giá mức độ nặng nhẹ theo các thang điểm tiên lượng của VTC * Đánh giá dựa vào bảng yếu tố tiên lượng của Ranson (bảng 1.1)

Đánh giá: < 6 yếu tố viêm tụy cấp nhẹ ≥ 6 yếu tố viêm tụy cấp nặng

* Đánh giá mức độ VTC dựa vào bảng yếu tố tiên lượng của Imrie (bảng 1.2)

Đánh giá sau khi vào viên 48 giờ: 0 – 2 yếu tố viêm tụy cấp nhẹ

≥ 3 yếu tố viêm tụy cấp nặng

* Đánh giá mức độ VTC theo thang điểm APACHEII (bảng 1.3)

Đánh giá: ≥ 8 điểm viêm tụy cấp nặng

<8 điểm viêm tụy cấp nhẹ

* Đánh giá mức độ VTC dựa vào thang điểm Balthazar (CTSI) (bảng 1.5)

Đánh giá: ≥ 7 điểm viêm tụy cấp nặng

<7 điểm viêm tụy cấp nhẹ

2.3.2.4. Đánh giá suy tạng dựa theo thang điểm SOFA

Bảng 2.2. Bảng đánh giá suy tạng (SOFA)

Điểm

Cơ quan 0 1 2 3 4

Hô hấp

Pa02/Fi02

>400 ≤400 ≤300 ≤200 với hô hấp hỗ trợ ≤100 với hô hấp hỗ trợ

Đông máu Tiểu cầu (x103/ml) >150 ≤150 ≤100 ≤50 ≤20 Gan Bilirubin (µmol/l) <20 20-32 33-101 102-204 >204 Tim mạch Tụt HA Không tụt HA HA TB <70 mmHg Dopamin hoặc Dobutamin<5 µg/kg/1’ Dopamin >5 hoặc Adreanalin≤ 0,1 Noadrenalin ≤0,1µg/kg/1’ Dopamin >15, Adrenalin hoặc Noadrenalin >0,1µg/kg/1’ Thần kinh Điểm Glasgow 15 13-14 10-12 6-9 <6 Thận Creatinin (µmol/l) hoặc lưu lượng nước tiểu

<110 110-170 171-299 300-440 hoặc < 500ml/ngày

>440 hoặc < 200 ml/ngày

Đánh giá suy đa tạng (MOFS) theo thang điểm SOFA cho từng tạng bao gồm phổi, tuần hoàn, thận, thần kinh, gan, máu, số lượng tạng suy với tiêu chuẩn suy tạng là điểm SOFA ≥ 2 hoặc tăng ≥ 1 điểm so với lúc với khoa Hồi sức tích cực.

+ Diễn biến lâm sàng của suy tạng trong thời gian điều trị thu thập số liệu 1 ngày một lần.

+ Số lượng tạng bị suy (theo tiêu chuẩn nêu trên).

+ MOFS được chẩn đoán khi có ≥ 2 tạng suy kéo dài trên 24 giờ.

2.3.2.5. Theo dõi diễn biến ALOB hàng ngày (8 giờ đo 1 lần)

2.3.3. Nghiên cứu mục tiêu 2

2.3.3.1. Điều trị bệnh nhân VTC

* Hồi sức tuần hoàn

- Bù đủ dịch cho BN: BN nặng cần 250 – 300ml dịch/giờ/24 giờ đầu (trung bình 4 – 8 lít).

- BN nặng cần đặt ống thông TMTT.

- Bù dịch: dịch muối đẳng trương, dịch keo, Albumin, plasma tươi. Khi BN nặng, giảm Albumin đảm bảo áp lực TMTT từ 8 – 12mmHg.

- Đánh giá tuần hoàn dựa trên các dấu hiệu tưới máu đủ: da ấm, hết vân tím, lượng nước tiểu đảm bảo ≥0,5ml/kg/giờ (áp lực TMTT không chính xác khi ALOB tăng cao).

+ Thuốc trợ tim, vận mạch sử dụng khi áp lực TMTT đạt 8 – 12mmHg mà HA tâm thu <90mmHg (HA TB <65mmHg).

* Hồi sức hô hấp

- Cung cấp oxy đủ bão hòa, oxy phải đạt >95%. - Biện pháp:

+ Thở oxy kính, oxy mask, thở máy không xâm nhập, xâm nhập tổn thương phổi, ALI, ARDS thở máy theo phác đồ dưới đây:

- Chọc tháo và dẫn lưu dịch màng phổi, dịch ổ bụng và các biện pháp làm giảm ALOB khác là rất cần thiết để điều trị suy hô hấp nên được làm ngay.

+ Chọc tháo dần lưu dịch màng phổi, dịch ổ bụng và các biện pháp làm giảm ALOB để làm giảm suy hô hấp.

* Hồi sức thận

- Bù đủ dịch, đảm bảo tưới máu thận (đã trình bày trong phần “Hồi sức tuần hoàn”).

- LMLT (trình bày dưới đây).

- Lọc máu ngắt quãng chỉ định khi: chỉ có suy thận đơn thuần (hết chỉ định LMLT).

* Hồi sức chống đau

- Giảm đau thông thường bằng Paracetamol (không dùng paracetamol cho bệnh nhân suy gan).

- Nhóm Opiate (không dùng Morphin).

* Kháng sinh

- Sử dụng khi có bằng chứng nhiễm trùng:

+ Sử dụng phác đồ Cephalosporin III + Quinolone và/hoặc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn kỵ khí (metronidazone).

+ Carbapenem. - Theo kháng sinh đồ.

* Nuôi dưỡng

- VTC nặng: nuôi dưỡng tĩnh mạch 24 – 48 giờ đầu.

- Ăn đường miệng sớm qua miệng, ống thông dạ dày: cho ăn tăng dần, nhỏ giọt 100 – 120ml mỗi 4 giờ trong vòng 24 – 48 giờ đầu, sau tăng dần dựa vào đánh giá khả năng dung nạp: BN không nôn, không đau bụng tăng lên,

không chướng bụng tăng lên, có trung tiện, đại diện, đặc biệt ALOB không tăng lên. Trước khi cho ăn bữa sau phải hút dịch dạ dày, kiểm tra nếu thức ăn cũ còn lưu số lượng lớn thì tạm dừng cho ăn (theo phác đồ ăn qua ống thông). - Đảm bảo đủ dinh calo 25 – 30Kcal/kg/24 giờ (kết hợp nuôi dưỡng tĩnh mạch nếu ăn đường miệng nhằm đảm bảo năng lượng).

* Các biện pháp khác

- Thuốc giảm tiết dịch tiêu hóa, ức chế men tụy: Stilamin, Sandostatin. - Thuốc chống đông dự phòng tắc mạch đối với BN nặng, nằm lâu, thở máy.

* Lọc máu liên tục

- Chỉ định: Bệnh nhân VTC nặng đến sớm trong vòng 48h đầu hoặc VTC nặng có suy tạng.

- Chống chỉ định:

+ Tình trạng sốc nặng chưa đưa huyết áp trung bình lên được; + Bệnh nhân và gia đình không hợp tác.

- Thời gian lọc máu lọc máu:

+ Thời gian lọc máu cho 1 quả lọc: từ 18 – 24 giờ, nếu đạt thời gian

điều trị trên mà quả lọc vẫn chưa tắc, vẫn tiến hành thay quả lọc

+ Nếu quả lọc bị tắc ngay khi thời gian điều trị cho 1 quả lọc chưa đạt,

phải tiến hành thay quả ngay.

+ Tiêu chuẩn ngừng lọc máu: cải thiện tình trạng suy tạng: thoát sốc;

giảm tình trạng suy thận: có nước tiểu >50ml/h và creatinin<150; P/F>250; ALOB < 21 cmH2O.

* Dẫn lưu ổ bụng

- Chỉ định: khi có dịch tự do hoặc khu trú trên siêu âm hoặc CT ổ bụng mà vị trí có thể tiến hành dẫn lưu qua da (ổ dịch tiếp xúc trực tiếp với thành bụng, có thể đưa kim vào ổ dịch).

- Chống chỉ định: + Rối loạn đông máu + Bệnh nhân từ chối

- Địa điểm: tại khoa HSTC hoặc khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai.

- Tiến hành:

+ Bệnh nhân được chọc thăm dò và đặt dẫn lưu dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc CT.

+ Dẫn lưu là catheter 1 nòng kích thước 12F – 16F.

+ Dịch ổ bụng được dẫn lưu liên tục đồng thời được đánh giá về màu sắc, số lượng, xét nghiệm tế bào, định lượng protein, phản ứng Rivalta, nhuộm soi và nuôi cấy vi khuẩn.

+ Vị trí, số lượng dẫn lưu tùy thuộc vị trí, số lượng ổ dịch

+ Bệnh nhân được kiểm tra siêu âm ổ bụng tại giường hàng ngày. + Bệnh nhân được rút DLOB khi lượng dịch qua dẫn lưu < 20m/24 giờ và trên siêu âm thấy không còn dịch.

* Điều trị nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp (Trang 55 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)