Tăng ALOB trong VTC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp (Trang 41 - 42)

Tăng ALOB rất thường gặp trong VTC nặng tăng biến chứng suy đa tạng và kéo dài thời gian nằm viện. Khi có sự tăng thể tích của bất kỳ thành phần nào trong ổ bụng sẽ gây ra tăng ALOB. VTC nặng có hoại tử, phù, dịch quanh tụy và ổ bụng kết hợp với tình trạng liệt ruột cơ năng làm cho ALOB tăng cao. Viêm tụy và sau phúc mạc là những nguyên nhân sớm nhất của tăng ALOB. Hồi sức dịch, tình trạng phù nội tạng và ổ bụng là những yếu tố thêm vào làm tăng thể tích ổ bụng trong những ngày đầu của bệnh, cùng với sự tắc ruột và dịch quanh tụy làm tăng thêm mức ALOB. Tăng ALOB có thể được coi như yếu tố dự đoán sớm của tình trạng bệnh nặng. ALOB tăng lên làm giảm ALTMB, giảm tưới máu tụy và hoại tử dần tụy càng làm nặng thêm tình trạng bệnh [5],[11], [109],[129],[135],[138].

Trong VTC tăng ALOB chiếm tỷ lệ cao. Theo De Waele là 78% [53], Paivi Keskinen là 84% [79]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Đắc Ca tỷ lệ tăng ALOB trong VTC là 69% [5] thấp hơn hai tác giả trên, điều này có thể do trong nghiên cứu của tác giả đo ALOB cho tất cả bệnh nhân vào viện, còn trong nghiên cứu của hai tác giả trên chỉ đo ALOB cho những bệnh nhân có nguy cơ tăng ALOB trên lâm sàng hoặc có dịch ổ bụng trên hình ảnh CT.

Mức độ tăng ALOB trong nghiên cứu của Nguyễn Đắc Ca: độ I có 9 bệnh nhân (25%); độ II 7 bệnh nhân (19,44%); độ III 8 bệnh nhân (22,22%); độ IV 1 bệnh nhân (2,79%) [5].

Nghiên cứu của Paivi Keskinen cho thấy ALOB có mối liên quan chặt

chẽ với điểm APACHE II, điểm SOFA, creatinin và thời gian nằm viện [101]. Theo De Waele điểm Ranson và APACHEII đều cao hơn ở nhóm tăng ALOB, thời gian nằm viện cũng kéo dài hơn [53].

Trong nghiên cứu của Nguyễn Đắc Ca cho thấy nhóm có tăng ALOB điểm Ranson (4,52 ± 1,26), APACHEII (13,2 ± 5,75), CT(8,08 ± 1,95),

Amylase (1878 ± 1375) đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không tăng ALOB tương ứng là: 3,36 ± 1,28; 5,63 ± 3,77; 5,9 ± 2,11; 760 ± 619. Tuy nhiên điểm Ranson, APACHE II đều thấp hơn trong nghiên cứu của De Waele và cs [5], [53].

Theo De Waele [56], tỷ lệ suy tạng ở những bệnh nhân VTC có tăng ALOB là rất cao: suy hô hấp chiếm 95%, suy tim chiếm 91% và suy thận chiếm 86%; so với nhóm không có tăng ALOB tương ứng là 33%, 17%, 17%.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đắc Ca: Nhóm tăng ALOB thì tỷ lệ rối loạn chức năng hô hấp (44%), suy tuần hoàn (48%), rối loạn chức năng thận (52%) đều cao hơn nhóm không tăng ALOB tương ứng là: 9,1%; 0%; 27% [5].

Theo Paivi Keskinen, ALOB tăng dần làm cho tỷ lệ tử vong cũng tăng dần lên từ 10% (ALOB 7 - 14mmHg); 22,2% (19 - 24 mmHg) đến 50% (ALOB ≥ 25mmHg) [101].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đắc Ca có 4 bệnh nhân tử vong đều tăng ALOB, với mức ALOB trung bình là ALOB: 26,75 ± 5,68; tương ứng với tử vong 22,2% theo nghiên cứu của Paivi Keskinen [5],[101].

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Định cho kết quả ALOB có tương quan với nồng độ một số cytokine trong máu, và trong dịch ổ bụng, đồng thời cũng tương quan với mức độ nặng của VTC theo các thang điểm độ nặng [11].

Một số nghiên cứu khác còn cho thấy ALOB có thể là yếu tố dự báo và tiên lượng độc lập trong VTC [27], [48], [75], [109].

1.8. ĐIỀU TRỊ VTC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)