Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp (Trang 69 - 70)

- Test t-Student được dùng để so sánh sự khác biệt về trung bình của các biến có phân phối chuẩn; và test số hạng Mann-Whitney U được dùng để so sánh sự khác biệt các biến số có phân phối không bình thường, so sánh hai tỷ lệ sử dụng test 2, tự chứng trước sau sử dụng test Pair - Sample T-test, Wilcoxon ghép cặp.

- Đường cong nhận dạng (ROC Curve) và vùng diện tích dưới đường cong nhận dạng (AUC) tương ứng được tính để đánh giá khả năng của các phương pháp trong việc phân biệt VTC nặng với VTC nhẹ. Mức cut-off tối ưu được chọn là mức để đạt được diện tích dưới đường cong lớn nhất.

- Xác định mức độ chính xác của test dựa vào diện tích dưới đường cong S (AUC):

+ S (AUC) = 0,8 – 0,9: tốt + S (AUC) = 0,6 – 0,7: tạm được + S (AUC) = 0,5 – 0,6: không có giá trị

- Các tỷ lệ có giá trị chẩn đoán được tính như sau:

+ Độ nhạy: tỷ lệ % các bệnh nhân VTC nặng mà có dương tính với test. + Độ đặc hiệu: tỷ lệ % các bệnh nhân VTC nhẹ mà âm tính với test.

+ Giá trị dự báo dương tính: tỷ lệ % bệnh nhân dương tính với test mà là VTC nặng.

+ Giá trị dự báo âm tính: tỷ lệ % bệnh nhân âm tính với test mà là VTC nhẹ. + Tỷ lệ chính xác: là tỷ lệ các bệnh nhân VTC được phân loại đúng bởi test. - Giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

- Tương quan giữa một biến độc lập và một biến phụ thuộc được xác định dựa vào hệ số tương quan r:

+ /r/ < 0,3: Không có tương quan. + /r/ = 0,3 – 0,5: Tương quan vừa. + /r/ = 0,5 – 0,7: Tương quan chặt chẽ. + /r/ > 0,7: Tương quan rất chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp (Trang 69 - 70)