Liên quan giữa ALOB với hoại tử tụy trên phim chụp cắt lớp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp (Trang 129 - 130)

Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.18 cho thấy tỷ lệ gặp bệnh nhân có hoại tử tụy chung trong nhóm nghiên cứu là 51,1%, tỷ lệ bệnh nhân hoại tử tụy ở nhóm không tăng ALOB là 14,3% - thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bệnh nhân hoại tử tụy ở nhóm tăng ALOB là 74,7%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,001.

Nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ tăng ALOB với tỷ lệ bệnh nhân bị hoại tử tụy, chúng tôi thấy: tỷ lệ hoại tử tụy tăng dần theo mức độ tăng ALOB: không tăng ALOB 14,3%, độ I: 53,3%; độ II: 62,5%; độ III: 100% và độ IV: 100% (biểu đồ 3.18). Như vậy trong nhóm ALOB bình thường vẫn gặp bệnh nhân bị hoại tử tụy nhưng tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các nhóm khác khi xem xét mối tương quan giữa mức độ tăng ALOB với mức độ hoại tử kết quả nghiên cứu ở bảng 3.23 cho thấy mức độ hoại tử tụy cũng liên quan với mức độ tăng ALOB khi tăng ALOB càng cao thì điểm hoại tử trung bình cũng tăng.

Nghiên cứu của De Waele (2005) cho thấy tỷ lệ hoại tử tụy trong nhóm bệnh nhân VTC nặng có tăng ALOB từ 95% trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm không tăng ALOB là 50%, tác giả cũng cho thấy có tới 24% số bệnh nhân có hoại tử nhiễm trùng ở nhóm tăng ALOB và không có bệnh nhân nào hoại tử nhiễm trùng ở nhóm bệnh nhân VTC không có tăng ALOB [53].

Nghiên cứu trong nước: Nguyễn Đắc Ca (2007) nghiên cứu trên 36 bệnh nhân tại khoa HSTC cũng cho kết quả mức độ hoại tử tụy liên quan đến mức tăng ALOB [5].

Bùi Văn Khích nghiên cứu trên 38 bệnh nhân VTC nặng có tăng ALOB thì có 51,9% có hoại tử tụy trong nhóm tác giả chưa đánh giá mức độ hoại tử tụy và tỷ lệ hoại tử nhiễm trùng [18].

Liên quan giữa hoại tử tụy, mức độ hoại tử và tăng ALOB trong VTC có thể giải thích: Tăng ALOB gây giảm tưới máu ruột và các tạng trong ổ

bụng. Sự tưới máu các tạng trong ổ bụng rất nhạy cảm với tăng ALOB. Nghiên cứu cho thấy tưới máu các tạng trong ổ bụng bao gồm cả tụy giảm khi

ALOB trên 14 cmH2O. Trong VTC, tỷ lệ tăng ALOB cao như các nghiên cứu

đã chỉ ra làm giảm tưới máu tụy rất nhiều, cuối cùng gây hoại tử tụy. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng tăng ALOB còn làm tăng dịch chuyển vi khuẩn, tăng nguy cơ nhiễm trùng và suy tạng [79],[114],[126].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp (Trang 129 - 130)