Thu thập số liệu chung cho nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp (Trang 57 - 60)

2.3.1.1. Thu thập các triệu chứng lâm sàng

* Hỏi bệnh

- Tiền sử: nghiện rượu, sỏi mật, giun chui ống mật, đã bị VTC, tăng mỡ

máu, đái tháo đường.

- Diễn biến bệnh: thời gian khởi phát, mức độ thứ tự xuất hiện các triệu chứng. Các xét nghiệm đã được làm và chẩn đoán, điều trị tại các cơ sở y tế khác (nếu có).

* Khám lâm sàng

- Các dấu hiệu toàn thân: + Mạch, nhiệt độ, HA;

+ Tình trạng suy hô hấp, tình trạng sốc. - Các dấu hiệu cơ năng:

+ Đau bụng: vị trí, cường độ, thời gian xuất hiện, hướng lan của cơn đau, đau có liên quan đến bữa ăn hay không;

+ Buồn nôn, nôn;

+ Bí trung, đại tiện, đi ngoài phân lỏng, phân đen, máu; + Khó thở, đau ngực;

+ Rối loạn ý thức (hội chứng não – tụy). - Các dấu hiệu thực thể:

+ Tình trạng bụng;

+ Điểm sườn – lưng (phải, trái); + Gan, túi mật to;

+ Các chấm, mảng xuất huyết dưới da; + Tràn dịch màng phổi.

2.3.1.2. Thu thập các triệu chứng cận lâm sàng

- Các xét nghiệm thường quy:

+ Công thức máu (HC, BC, Hb, Hct, TC);

+ Ure, creatinin, billirubin, điện giải máu (K+

, Na+, Cl-), protein, albumin máu, triglycerid;

+ XN nước tiểu: protein, HC, BC, trụ niệu, điện giải niệu, đường niệu; - Các xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán và theo dõi VTC:

+ Amylase máu: xác định bằng phương pháp đo hoạt động enzym (so màu). Tính theo đơn vị quốc tế (U/L). Được làm ở các thời điểm: khi bệnh nhân vào viện, 24 – 36 giờ sau khi khởi phát cơn đau, trước và sau lọc máu

liên tục, ngày thứ 3, thứ 7 và khi hết các triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân chuẩn bị ra viện.

+ Lipase máu: xác định bằng phương pháp đo hoạt độ enzym. Được làm ở các thời điểm: khi bệnh nhân vào viện, 36 – 72 giờ sau khi xuất hiện cơn đau, trước, sau lọc máu liên tục và khi các triệu chứng lâm sàng đã hết.

- Theo dõi đường máu: đường máu TM, MM theo liều dùng và mức độ đáp ứng với insulin (có thể làm đường máu MM 3 giờ/lần). Canxi máu, định lượng hàng ngày hoặc sau khi bù canxi.

- Xét nghiệm đánh giá hội chứng suy đa tạng: khí máu, men gan, tỷ lệ prothrombin, bilirubin (toàn phần, gián tiếp, trực tiếp), ure, creatinin máu hàng ngày.

- Cấy máu, nước tiểu, dịch màng bụng, tổ chức tụy hoại tử (lấy khi phẫu thuật hoặc sinh thiết kim nhỏ dưới sự hướng dẫn của siêu âm).

- Các xét nghiệm về đông máu: + Số lượng tiểu cầu;

+ Tỷ lệ prothrombin; + Thời gian Howell; + Nghiệm pháp rượu; + Thời gian cephalin kaolin.

Các xét nghiệm đông máu được làm khi có biểu hiện rối loạn đông máu trên lâm sàng và làm 6giờ/lần (đông máu cơ bản) khi bệnh nhân có chỉ định lọc máu liên tục.

- Chẩn đoán hình ảnh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chụp bụng không chuẩn bị khi nhập viện để sơ bộ loại trừ thủng tạng rỗng, tắc ruột;

+ Chụp CT ổ bụng: khi bệnh nhân nhập viện và sau khi các triệu chứng lâm sàng đã ổn định.

+ Siêu âm ổ bụng: làm khi bệnh nhân nhập viện và có thể tiến hành hàng ngày tại giường bệnh;

+ Chụp MRI: chỉ định cho một số trường hợp siêu âm và chụp CT ổ bụng không xác định rõ tổn thương.

- Đánh giá các biến chứng: + Biến chứng hô hấp; + Biến chứng tuần hoàn; + Biến chứng thận – tiết niệu; + Hội chứng não – tụy;

+ Biến chứng tiêu hóa: loét, chảy máu cấp đường tiêu hóa, suy gan cấp; + Rối loạn đông máu;

+ Hội chứng suy đa tạng;

+ Các tổn thương trong ổ bụng do VTC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp (Trang 57 - 60)