Dự báo mức độ nặng VTC bằng các thang điểm độ nặng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp (Trang 111 - 114)

(APACHEII; Ranson, Imrie, Balthazar)

4.1.3.1. Thang điểm Ranson

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy các bệnh nhân VTC nhẹ chiếm 40,6%, bệnh nhân VTC nặng chiếm 59,4%. Điểm Ranson trung bình của các bệnh nhân là 4,02±2,57.

Bảng điểm Ranson có 11 yếu tố: 5 yếu tố được đánh giá lúc nhập viện và 6 yếu tố còn lại tính trong vòng 48 giờ đầu nhập viện. Bệnh nhân càng có nhiều yếu tố thì nguy cơ tử vong càng cao. Nhóm nhẹ và viêm chỉ có 1 - 2 yếu tố, nhóm nặng có từ 3 - 11 yếu tố. Theo các nghiên cứu bệnh nhân có 1 - 2 yếu tố tỷ lệ tử vong là 1%; bệnh nhân có 3 - 4 yếu tố tử vong lên đến 15%, bệnh nhân có  6 yếu tố tỷ lệ tử vong có thể 40% [43]. Tuy nhiên việc đánh giá VTC theo tiên lượng của bảng điểm này cũng có những hạn chế, do không đặc hiệu riêng cho VTC, chỉ đánh giá trong 48 giờ mà không theo dõi được trong những giờ sau [14],[43],[76],[113].

4.1.3.2. Thang điểm Imrie

Theo thang điểm Imrie, những bệnh nhân VTC có  3 yếu tố trong thang điểm sẽ được xếp vào nhóm VTC nặng. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy theo thang điểm này thì tỷ lệ VTC nặng và nhẹ chiếm tỷ lệ tương đương 50,4% và 49,6%. Nghiên cứu tại khoa tiêu hóa, VTC nhẹ 71,1%, còn nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hiếu 66% VTC nhẹ, 34% VTC nặng. Kết quả này không giống nghiên cứu của Vũ Công Thắng do các yếu tố trong thang điểm không đặc hiệu cho VTC và không theo dõi một cách liên tục cả quá

trình mà chỉ thời điểm 48 giờ đầu. Vì vậy cả thang điểm Ranson và Imrie đều có những hạn chế như nhau [17].

Đã có nhiều nghiên cứu về tính chính xác của thang điểm Imrie và thang điểm Ranson trong tiên lượng VTC. Độ nhạy của chúng dao động từ 40 - 48% và độ đặc hiệu từ 43 - 99% [17],[43].

Mặc dù vậy, đến nay thang điểm tiên lượng của Ranson và Imrie vẫn được áp dụng một cách rộng rãi trong lâm sàng cũng như trong các nghiên cứu [76].

4.1.3.3. Dự báo mức độ VTC bằng thang điểm APACHEII

Dự báo nhóm bệnh nhân nghiên cứu theo thang điểm APACHEII chúng tôi thấy có 51,9% bệnh nhân VTC nhẹ; 48,1% bệnh nhân VTC nặng (bảng 3.5). Tỷ lệ này gần tương đương với phân loại theo thang điểm Imrie.

Theo các nghiên cứu so sánh với thang điểm Ranson và Imrie, bảng điểm APACHEII cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu tương tự, giá trị dự báo âm tính bệnh nặng trên 90% với số điểm ≤ 7. Giống như thang điểm Ranson và Imrie, APACHEII cho giá trị dự báo dương tính không cao (khoảng 50% với điểm > 7) tuy nhiên thang điểm APACHEII với nhiều ưu điểm hơn như tính toán ngay trong vòng 24 giờ đầu nhập viện, có thể dùng theo dõi diễn biến cả quá trình của bệnh nhân như vậy hữu ích trong tiên lượng sớm cũng như theo dõi sát diễn biến lâm sàng. Tuy nhiên, hạn chế của nó là không thể đưa ra ngưỡng điểm rõ ràng giữa 2 thể VTC hoại tử và phù nề, không thể phân bệnh giữa hoại tử vô khuẩn và nhiễm trùng [43].

Kết quả nghiên cứu của Bùi Văn Khích (2004) cho thấy điểm

APACHEII ở nhóm tử vong là 20  6,4; ở nhóm sống là 11  5,3 trong số

bệnh nhân VTC nặng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,01, tương tự nghiên cứu của Nguyễn Đắc Ca [5],[18].

4.1.3.4. Dự báo mức độ VTC bằng chụp cắt lớp vi tính sử dụng thang điểm Balthazar (CTSI)

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 cho thấy phân độ theo tiêu chuẩn chụp cắt lớp vi tính sử dụng thang điểm Balthazar (CISI) lấy điểm cut-off là 7

(những bệnh nhân có điểm Balthazar 7 là VTC nặng) thì tỷ lệ VTC nặng là

37,6%; VTC nhẹ là 62,4% tức là tỷ lệ VTC nhẹ theo phân loại hình thái gần gấp đôi bệnh nhân VTC nặng, kết quả này không phù hợp với phân loại theo các thang điểm APACHEII, Ranson và Imrie.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Vũ Công Thắng ở 90 bệnh nhân VTC của khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai cho thấy nếu phân loại nặng nhẹ theo thang điểm Imrie thì tỷ lệ bệnh nhân VTC nhẹ là 71,2%; VTC nặng là 28,8%. Trong khi đó phân loại theo Balthazar lấy điểm Cut-off là 7 thì tỷ lệ VTC nhẹ là 88,9% trong khi đó VTC nặng chỉ chiếm 11,1% [20].

Khi nghiên cứu giá trị của bảng điểm đến thông số lâm sàng, cận lâm sàng (APACHEII, Ranson và Imrie) và chụp CT trong tiên lượng VTC các tác giả đều cho thấy chụp CT để phát hiện các tổn thương khu trú về biến chứng tại chỗ, tình trạng hoại tử tụy và không đủ khả năng để dự báo suy tạng. Trong khi đó các thang điểm dựa theo thông số lâm sàng đặc biệt là APACHEII không đủ độ tin cậy trong chẩn đoán VTC hoại tử nhưng lại tốt hơn trong dự báo suy tạng [134].

Tuy nhiên hầu hết các tác giả đều khẳng định chụp CT rất tốt cho việc đánh giá tổn thương tụy và mô quanh tụy trong VTC. Khi sử dụng thuốc cản quang thì việc chẩn đoán VTC có độ nhạy và giá trị dự báo dương tính là 100%, phát hiện hoại tử tụy trong vòng 4 - 10 ngày từ khi có triệu chứng đầu tiên [15],[17],[30],[32],[69],[93].

+ Xác định được nguyên nhân VTC.

+ Đánh giá mức độ nặng của tổn thương để tiên lượng.

+ Chẩn đoán được các biến chứng của VTC và hướng dẫn hút dịch bằng kim nhỏ, cấy dịch để xác định nhiễm trùng.

Nghiên cứu của Nguyễn Duy Huề siêu âm được sử dụng như một phương pháp phát hiện và chẩn đoán ban đầu của VTC, CT được tiến hành sau đó để tiên lượng bệnh. Cả siêu âm và CT đều dễ bỏ sót VTC chảy máu, hoại tử nhu mô nhỏ rải rác [16].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)