6. Đóng góp mới của luận án
3.3.3. Phép tăng cấp và phép lặp chi tiết, sự kiện
Phép tăng cấp trong truyện ngắn của J. London thực chất là một hình thức sắp xếp theo trình tự tăng dần các chi tiết, sự kiện. Đọc truyện ngắn của ông chúng tôi thấy phép tăng cấp được sử dụng một cách khá đa dạng. Trong đó, tăng cấp số lượng nhân vật phụ nhằm mở rộng các mối quan hệ của nhân vật trung tâm, đó là một thủ pháp nghệ thuật để khám phá nhân vật một cách nhiều chiều, ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tăng cấp sự kiện nhằm đẩy tình huống truyện lên đến cao trào, đòi hỏi phải được giải quyết. Tăng cấp các chi tiết miêu tả ngoại cảnh, ngoại diện, hành động và tâm trạng nhân vật nhằm nới rộng chiều kích của sự kiện và nhân vật, mở rộng khả năng phản ánh hiện thực của tác phẩm, đồng thời góp phần tạo nên tính đa chủ đề của cốt truyện. Một điểm đáng chú ý là phép tăng cấp luôn được J. London sử dụng một cách liên hoàn. Tăng cấp số lượng nhân vật luôn gắn với tăng cấp sự kiện, các
mối quan hệ, hành động và tâm trạng nhân vật; tăng cấp sự kiện tương ứng với tăng cấp hệ thống chi tiết miêu tả sự kiện. Ví dụ: truyện ngắn Tình yêu cuộc sống [58, 59 – 92] kể về cuộc hành trình gian khổ của người đàn ông trong môi trường tự nhiên hết sức khắc nghiệt. Trong cuộc hành trình ấy thiên nhiên luôn gia tăng sức mạnh, kéo theo đó là sự phát triển tâm trạng và hành động của con người. Ban đầu là “một quang cảnh không thấy gì làm phấn khởi. Đâu đâu cũng là đường chân trời mềm mại. Các trái đồi đều thấp. Chẳng có cây to, cây nhỏ, cũng chẳng có cỏ. Chẳng có gì ngoài một sự tiêu điều mênh mông và ghê gớm”. Khung cảnh thiên nhiên đó đã “khiến cho cái sợ mau chóng nhóm lên trong mắt gã”. “Với một sự tuyệt vọng như điên, bất kể đau, gã hối hả lên dốc, tới tận đỉnh đồi, nơi bạn gã đã đi khuất. Nhưng tới đỉnh, gã trông thấy một thung lũng nóng, trống vắng sự sống”. Một lần nữa “gã lại đấu tranh với cái sợ”. Cho đến khi “mắt cá gã đã cứng ngắc, bước đi cà nhắc hơn, nhưng cái đau ấy hồ như chẳng thấm gì so với cái đau hành hạ dạ dày. Những cơn đói quặn thắt ruột thắt gan cứ nhay hủy cho đến khi gã không thể giữ cho đầu óc tập trung vào lộ trình gã phải theo”. Gã tới một thung lũng, trong khi gã đau đớn và đói khát thì thế giới tự nhiên lại ra sức đùa cợt gã. Những chú gà gô béo mầm vỗ cánh rào rào và cất lên những tiếng kêu “kéc kéc kéc” như để trêu ngươi một gã đàn ông đang trong cơn đói đến cùng cực. Bất lực trước đàn gà gô, gã lại “sục những vũng nước mò ếch nhái và lấy móng tay đào đất tìm giun”. Tiếp đó là cuộc săn bắt những con cá Tuê, nhưng rồi gã cũng thất bại. Thiên nhiên tiếp tục gia tăng sự đe doạ đối với con người. “không khí quanh gã dày đặc thêm và trắng dần”, tuyết trắng mỗi lúc một xuống nhiều, dập tắt lửa và làm hỏng cả chỗ rêu dự trữ làm chất đốt của gã. Thiên nhiên càng gia tăng sự tàn khốc thì “sự can đảm tuyệt vọng của gã bị một nỗi sợ dâng trào mãnh liệt đánh bật ra”. Thế nhưng, với bản tính mạnh mẽ, anh hùng, gã đàn ông vẫn tiếp tục cuộc hành trình. Cho đến khi gã gặp một con sói ốm. “Thế là bắt đầu một tấn bi kịch để tồn tại, khốc liệt chưa từng thấy. Một con người ốm phải bò lết và một con sói ốm tập tà tập tễnh, hai sinh vật kéo lê thân xác hấp hối qua cảnh hoang sơ, và bên nọ rình cướp sự sống của bên kia”. Gã đàn ông mặc dù sức cùng lực kiệt nhưng vẫn không chịu đầu hàng. Tình yêu cuộc sống là ngọn lửa thúc giục gã tiến lên, đấu tranh
đến cùng để bảo toàn sự sống. Cuối cùng, sức mạnh của ý chí nghị lực phi thường đã giúp gã chiến thắng trở về. Hàng loạt chi tiết sự kiện được tác giả sắp xếp theo trình tự tăng dần. Thiên nhiên không ngừng gia tăng sức mạnh và sự tàn hại, khiến cho tâm trạng con người luôn vận động, và hành động đấu tranh của con người vì thế cũng luôn gia tăng sự quyết liệt. Phép tăng cấp làm cho cốt truyện tăng dần kịch tính, hướng sự chú ý của người đọc vào cái đích cuối cùng mà nhà văn đã định sẵn ở cuối tác phẩm. Nơi đó ý chí nghị lực con người có thể chiến thắng mọi gian nguy, và bài hát ngợi ca tình yêu cuộc sống của con người sẽ vang lên giai điệu hùng tráng.
Bên cạnh phép tăng cấp chi tiết sự kiện, trong truyện ngắn của J. London, phép lặp được sử dụng với mật độ dày đặc và giữ vai trò quan trọng trong kết cấu cốt truyện, góp phần không nhỏ vào việc biểu đạt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Phép lặp là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn học nghệ thuật (nhất là ở thể loại thơ) nhằm mục đích mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích một số dẫn chứng để minh họa cho vai trò quan trọng của phép lặp trong cốt truyện của J. London.
Truyện ngắn Solomon quần đảo khủng khiếp [61, 165 - 187] tập trung kể về cuộc sống hoang sơ man rợ trên quần đảo Solomon. Chủ đề này được gói gọn lại qua một luận điểm mang tính khái quát: “cuộc sống bão táp và đầy nguy hiểm trên quần đảo Solomon”. Luận điểm này được lặp lại nhiều lần qua lời của các nhân vật cũng như lời người kể chuyện. Lần thứ nhất, khi Becti trò chuyện với thuyền trưởng Malu, anh ta tâm sự với vị thuyền trưởng về ý định muốn tìm hiểu “cuộc sống bão táp và đầy nguy hiểm trên quần đảo Solomon”. Lần thứ hai, thuyền trưởng Malu đề nghị thuyền trưởng Hanxen và viên quản lí đồn điền Hariven rằng cố gắng chỉ cho ngài Becti biết “cuộc sống bão táp và đầy nguy hiểm trên quần đảo Solomon”. Lần thứ ba, đó là lúc truyện kết thúc, người kể chuyện cho biết rằng thuyền trưởng Malu không thể phân xử được giữa Hanxen và Hariven ai là người giỏi hơn trong việc chỉ cho Becti thấy “cuộc sống bão táp và đầy nguy hiểm trên quần đảo Solomon”. Phép lặp trong trường hợp này đã giúp cho tác giả quy tụ các chi tiết sự kiện về một chủ đề xuyên suốt của truyện. Đồng thời phép lặp cũng có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu chủ đề của tác phẩm.
Trong truyện ngắn Nhóm lửa, hình ảnh ông già vùng sông Lưu Huỳnh được nhắc đi nhắc lại như một nỗi ám ảnh trong tâm trí của nhân vật người đàn ông. Sáu lần lời cảnh báo của ông già được nhắc qua hồi tưởng của người đàn ông đều có ý nghĩa đánh dấu những nấc thang phát triển tâm lý của nhân vật này. Lần thứ nhất: “Ông già từ vùng sông Lưu Huỳnh đã nói đúng là thỉnh thoảng ở vùng này lại có một đợt rét khủng khiếp” [61, 276], vậy mà lúc ấy anh đã cười nhạo ông ta. Lần thứ hai: “Ông già vùng sông Lưu Huỳnh đã nói đến điều đó từ mùa thu năm ngoái” [61, 279], và giờ anh mới thấy hết những lời khuyên đó. Lần thứ ba: “Anh lại nhớ đến lời khuyên của ông già vùng sông Lưu Huỳnh, rồi mỉm cười. Ông già đã đề ra một luật lệ rất nghiêm khắc là không ai được đi một mình trong vùng Klondike với cái rét năm mươi độ dưới không” [61, 280]. Lần thứ tư: “Có lẽ ông già vùng sông Lưu Huỳnh lần này lại nói đúng. Giá có một người bạn đồng hành thì bây giờ đâu đến nỗi nguy hiểm” [61, 281]. Lần thứ năm: “Ông già vùng sông Lưu Huỳnh nói có lý, anh nghĩ như vậy vào lúc sự tuyệt vọng đã được kiềm chế lại trỗi dậy” [61, 284]. Lần cuối cùng: “Ông nói đúng ông già ạ: ông nói đúng đấy. Anh lẩm bẩm như đang nói với ông già” [70, 290]. Vậy là bằng việc lặp đi lặp lại lời khuyên của ông già tác giả đã thể hiện được sự vận động tâm lý của nhân vật người đàn ông – nhân vật chính trong truyện. Xét về diễn tiến cốt truyện, cứ sau mỗi lần lời khuyên của ông già được nhắc lại là một bước phát triển mới của cốt truyện; nghĩa là phép lặp trong truyện ngắn này không chỉ giúp nhà văn thể hiện tâm lí nhân vật, mà còn có tác dụng thúc đẩy diễn tiến cốt truyện.
Trong các truyện ngắn Miếng bít tết và Người Mehico, trận đấu quyền anh giữa ThomKing với Sandel và giữa Rivera với Dany được tường thuật lại một cách hết sức chi tiết, qua nhiều hiệp đấu đầy căng thẳng và kịch tính. Nếu như các trận đấu quyền anh này chỉ được kể tóm tắt thì dung lượng câu chữ của truyện sẽ ngắn gọn, và ý nghĩa của truyện cũng sẽ bị giới hạn. J. London đã cố tình miêu tả lặp lại rất tỉ mỉ các hiệp đấu để thực hiện ý đồ làm tăng kịch tính cho tác phẩm. Cách miêu tả lặp lại sự kiện như thế sẽ góp phần khắc họa rõ phẩm chất anh hùng của nhân vật chính.
Sự phân tích trên đây cho thấy lặp là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng khá phổ biến và đa dạng trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện của J. London. Phép lặp vừa
tham gia thúc đẩy diễn tiến cốt truyện, tăng cường độ rộng và chiều sâu của các sự kiện, nhân vật, kết nối các sự kiện một cách tự nhiên, nhấn mạnh và khắc sâu, tạo ấn tượng mạnh về hiện tượng được miêu tả. Phép lặp đồng thời cũng là một trong những yếu tố hình thức có chức năng tạo nghĩa cho tác phẩm.
3.3.4. Kỹ thuật trì hoãn sự kiện và kết thúc truyện bất ngờ
Kỹ thuật trì hoãn sự kiện trước hết được J. London thể hiện qua việc miêu tả đan xen vào mạch sự kiện. Cứ sau mỗi sự kiện thì người đọc lại phải hồi hộp chờ đợi sự kiện tiếp theo. J. London đã kéo dài sự hồi hộp chờ đợi của người đọc bằng cách dừng lại để miêu tả một cách chi tiết các sự vật hiện tượng và nhân vật. Chẳng hạn, câu chuyện về cái chết của lão tù trưởng Ligoun trong truyện ngắn Cái chết của Ligoun
[145, 722 - 730] được nhân vật Palitum (một tay nghiện rượu) mở đầu như sau: “Bây giờ nghe kể về cái chết của Ligoun”. Thế nhưng sau lời giới thiệu ấy câu chuyện về cái chết của Ligoun vẫn chưa được bắt đầu, thay vào đó là liên tiếp những lời miêu tả rất dài dòng. Trong khi đó nhân vật “tôi” – người nghe Palitum kể đang nóng lòng “chờ đợi gã chép thuê không nguyên bản này nói về những điều liên quan đến Ligoun”. Đến lúc “tôi” phải đề nghị: “Bây giờ hãy nói đến Ligoun”. Sau lời đề nghị ấy, Palitum tiếp tục trở lại với câu chuyện cũng bằng một lời giới thiệu: “Tôi sẽ nói những điều tốt đẹp về Ligoun và những ngày cuối cùng của ông ta”. Nhưng sau đó Palitum lại huyên thuyên đủ điều mà chưa đi vào câu chuyện chính, khiến cho “tôi” (người đang chờ nghe Palitum kể) một lần nữa phải nản lòng và đề nghị: “Tôi muốn nghe về Ligoun. Đêm đang dần ngắn lại, và ngày mai chúng tôi còn có một chuyến hành trình ác liệt”. Sau lời thúc giục đó Palitum mới trở lại với câu chuyện mà anh ta đã giới thiệu. Câu chuyện về cái chết của Ligoun từ đó được Palitum kể một cách chắp nối theo sự hồi tưởng của một người say rượu.
Ở một dạng khác, J. London sử dụng đan xen các yếu tố hồi cố, miêu tả, những lời bộc bạch thái độ của người kể chuyện để thoát khỏi việc phải kể ngay sự kiện tiếp theo. Chẳng hạn, trong truyện Người sinh ban đêm, nhân vật Trifden đã kể lại câu chuyện về nàng Lucy qua sự hồi tưởng như sau: “Bấy giờ là năm một ngàn tám trăm chín mươi tám. Năm đó tôi ba mươi lăm tuổi, - Trifden mở đầu” [58, 216]. Đến
đây người đọc tưởng như sẽ được biết ngay những thông tin về nàng Lucy; nhưng Trifden bất ngờ trở lại miêu tả sự già nua và cuộc sống của anh ta ở thời điểm hiện tại, lúc anh ta đã bốn mươi bảy tuổi. Sau đó, Trifden trở lại: “Chuyện đó xảy ra sau khi tôi đến định cư ở Honsted” [58, 218], sau đó anh ta kể rất tỷ mỉ về những nơi anh ta đã đi qua trước khi gặp nàng Lucy. Tiếp đến Trigden trở lại với nội dung chính: “Bây giờ tôi xin kể về người con gái” [58, 219]. Nhưng rồi anh ta lại tiếp tục buộc người đọc phải chờ đợi bằng việc dừng lại để miêu tả quang cảnh thiên nhiên trên đường đến xứ sở của nàng Lucy. Phần tiếp theo của truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa Trifden và Lucy, về những gì mà Lucy đã kể cho Trifden biết xung quanh cuộc đời nàng; nhưng chuyện vẫn không được kể một cách liền mạch. Người đọc luôn phải phấp phỏng chờ đợi vì trong khi kể thì Trifden liên tục dừng lại để miêu tả về vẻ đẹp của Lucy, hoặc đưa ra những nhận xét về nàng. Thêm nữa, trong khi kể chuyện về Lucy, thi thoảng Trifden dừng lại để trò chuyện với những người bạn của mình trong cuộc rượu.
Trong một số truyện ngắn khác, J. London đã trì hoãn sự kiện bằng cách chuyển đổi linh hoạt người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật. Tiêu biểu như truyện ngắn Trong những cánh rừng miền Bắc. Có thể tóm tắt nội dung của truyện ngắn này như sau: một người da trắng tên là Fairfax trong một chuyến khám phá những khu rừng miền Bắc đã bị lạc vào địa phận của một bộ tộc da đỏ. Những người thổ dân đã cứu sống Fairfax và anh ta đã ở lại bộ tộc của họ suốt năm năm, lấy con gái của thủ lĩnh bộ tộc làm vợ. Bỗng nhiên, một người da trắng khác là Van Brunt dẫn theo đoàn người thám hiểm tiến đến vùng đất của bộ tộc. Sau khi gặp và nhận ra Fairfax, Van Brunt đã thuyết phục Fairfax từ bỏ tất cả để trở về quê hương. Vì muốn giữ Fairfax lại với con gái của mình, vị tù trưởng đã ra lệnh cho cả bộ tộc giao chiến với đoàn người thám hiểm. Cuộc chiến đấu diễn ra gay gắt. Cuối cùng đoàn người da trắng cùng với Van Brunt đã thất bại, và Fairfax không thể rời bỏ những khu rừng miền Bắc. Câu chuyện trên đây được kể với dung lượng khá dài. Ngoài việc miêu tả rất tỉ mỉ về không gian, thời gian, ngoại hình nhân vật, và cuộc sống của thổ dân trong những khu rừng heo hút, mạch sự kiện luôn bị gián đoạn bởi những câu chuyện do các nhân vật trong truyện kể lại. Ban đầu người kể ở ngôi thứ ba kể về
cuộc gặp gỡ giữa Fairfax với Van Brunt và đoàn thám hiểm. Tiếp đó, mạch sự kiện tạm dừng để Fairfax kể về sự việc năm năm trước anh ta bị lạc, được thổ dân cứu và ở lại cùng họ, lấy con gái của thủ lĩnh làm vợ. Sau khi Fairfax kể xong, người kể hàm ẩn mới trở lại câu chuyện hiện tại bằng sự kiện Van Brunt thuyết phục Fairfax trở về. Đến đây, khi người đọc đang nóng lòng muốn biết Fairfax có từ bỏ tất cả để trở về quê hương theo tiếng gọi của người da trắng hay không, thì tác giả lại trì hoãn trí tò mò của người đọc bằng cách để vị tù trưởng Tantlatch kể về tài năng và vai trò của Fairfax kể từ khi anh ta lạc đến xứ sở của bộ tộc. Pháp sư Chugungatte kể về sự kiện Thom (con gái vị tù trưởng và là vợ của fairfax) trước đây đã hứa hôn với một chàng thổ dân tên là Keen. Còn anh chàng Keen thì kể về cuộc sống của mình kể từ khi mất Thom vào tay Fairfax. Sau những chuyện ấy thì người kể hàm ẩn đưa người đọc trở lại với hiện tại bằng việc kể lại cuộc giao tranh giữa đoàn người da trắng với thổ dân của bộ tộc. Cuối cùng là sự kiện đám người da trắng bị đẩy lùi, Fairfax bị Keen chĩa mũi tên vào khi đang trong vòng tay của Thom. Việc chuyển đổi người kể