0
Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Trần thuật theo điểm nhìn đa chủ thể

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA JACK LONDON (Trang 39 -46 )

6. Đóng góp mới của luận án

2.2.2. Trần thuật theo điểm nhìn đa chủ thể

Để phá vỡ tính đơn điệu của lối kể chuyện theo một điểm nhìn, J. London đã làm mới lối kể chuyện này bằng cách tạo ra nhiều điểm nhìn của nhiều nhân vật. Bằng việc để cho nhiều nhân vật tham gia kể chuyện, điểm nhìn không còn bị đóng khung trong giới hạn phạm vi ý thức của một người kể chuyện xưng “tôi”, mà có sự dịch chuyển trên nhiều người kể chuyện. Hình thức trần thuật ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa chủ thể mặc dù chưa được J. London sử dụng nhiều (5/80 truyện, chiếm 6,25 %) nhưng cũng có thể chia làm hai dạng.

Dạng thứ nhất là trần thuật ở ngôi thứ nhất theo nhiều điểm nhìn phân tán. Theo lí thuyết của G. Genette (dẫn theo [84]), đây là hình thức trần thuật ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn của người kể chuyện thuộc dạng bất định. Trong một số truyện ngắn của J. London, câu chuyện không chỉ được kể bởi một nhân vật “tôi”, mà có nhiều vai ở ngôi thứ nhất kể những chuyện khác nhau từ những điểm nhìn khác nhau. Lối trần thuật này vừa mở rộng dung lượng hiện thực vừa tạo ra tính đa thanh cho tác phẩm.

Trong hệ thống truyện ngắn của J. London, điển hình nhất cho lối kể chuyện ở ngôi thứ nhất theo nhiều điểm nhìn phân tán là truyện ngắn Hướng theo những mặt trời giả tạo. Truyện ngắn này được kể bởi hai người kể với hai điểm nhìn độc lập, kể về hai chuyện khác nhau nhưng có liên quan với nhau. Người kể thứ nhất là một họa sĩ xưng “tôi”, người kể thứ hai là nhân vật Sitka Scheley – một người làm nghề đưa thư (khi kể cũng xưng “tôi”). Có thể tóm tắt chuyện do “tôi” thứ nhất kể như sau: sau một ngày đi bộ vất vả, “tôi” và Sitka Scheley gặp một túp lều bỏ hoang. Trên vách của túp lều có những tờ tranh do người chủ cũ cắt trên báo Bắc cực và

dán lên đó. Sitka Scheley đăm chiêu ngắm nghía những tờ tranh đó suốt nửa giờ đồng hồ nhưng không hiểu những bức tranh ấy có ý nghĩa gì. Bởi vì theo như anh ta nói, đó là những bức tranh không đầu không cuối.

Tiếp sau chuyện do “tôi” kể là một chuyện khác do Sitka Scheley kể với điểm nhìn riêng của nhân vật này. Sitka Scheley cũng xưng “tôi”, nhưng anh ta không còn nói về ý nghĩa của những bức họa dán trên vách lều, mà kể về chuyện anh ta đã một lần chứng kiến trong cuộc đời của mình, đó là “một cảnh tượng không có khởi đầu mà kết thúc ra sao cũng không rõ, một mảnh của cuộc đời, được luồng hào quang Bắc cực rọi sáng, còn khung cảnh là miền Alaxca” [58, 142]. Theo lời kể của Sitka Scheley, vào mùa thu năm 1897 khi anh ta trên đường chuyển hai ngàn lá thư đến thị trấn Dawson, thuyền của anh ta chạy rất nhanh nên ai cũng muốn thuê chở, nhưng vì nhiệm vụ nên anh luôn từ chối. Một buổi sáng, có một người phụ nữ da trắng xuất hiện và ngỏ ý xin anh cho đi cùng đến Dawson. Vì không muốn cho người phụ nữ này đi cùng nên anh bèn ra giá rất cao (1000$) với hy vọng cô ta từ chối. Nhưng không ngờ người phụ nữ lại nhận lời ngay, thế là anh phải chở chị ta đến Dawson. Khi đến Dawson xuất hiện thêm một người đàn ông tên là John Jones, Họ thuê Sitka Scheley làm công để tiếp tục cuộc hành trình. Ba người cứ đi mãi đi mãi chỉ để đuổi theo một gã đàn ông vô danh. Đến khi gặp và giết chết được người đàn ông mà họ truy đuổi thì cả người phụ nữ và gã đàn ông đi cùng cũng sức cùng lực kiệt và họ nằm dài như những xác chết, còn Sitka Scheley thì không hiểu vì sao hai người chủ của anh lại bất chấp mọi sự nguy hiểm đến tính mạng để đuổi theo và giết chết gã đàn ông kia. Kể đến đây Sitka Scheley nhìn lên những bức tranh dán trên vách lều và nói: “đó là một bức tranh không có mở đầu và cũng chẳng có kết thúc”. Bức tranh đó đã được Sitka Scheley đặt tên là “Hướng theo những mặt trời giả tạo”. Vậy là đã rõ, qua câu chuyện do Sitka Scheley kể J. London đã thể hiện một cái nhìn sâu sắc trước hiện thực xã hội. Nền văn minh trong xã hội Mỹ đương thời như một bức tranh không đầu không cuối, những vỏ bọc hào nhoáng bên ngoài chỉ là giả tạo. Hiện thực đời sống đang tồn tại ngổn ngang những điều phi lí, trái ngang, những cảnh tượng man rợ. Bởi vậy, đừng chạy theo những mặt trời giả tạo,

những ảo ảnh hào nhoáng bên ngoài của nền văn minh, nếu không cuộc đời ta cũng sẽ vô nghĩa như những bức tranh không đầu không cuối trên vách lều kia mà thôi. Nếu “tôi” kể cuộc trò chuyện về ý nghĩa của những bức họa không đầu không cuối dán trên vách, thì Sitka Scheley lại kể về một cảnh tượng vô nghĩa trong đời sống thực tế. Hai người kể theo hai điểm nhìn độc lập, kể về hai chuyện khác nhau; mỗi câu chuyện mang một ý nghĩa tư tưởng. Hai câu chuyện ấy hợp lại còn cho thấy một lớp nghĩa khác: tác phẩm nghệ thuật chỉ là ảo ảnh của hiện thực đời sống. Những bức họa dù có nguồn gốc từ hiện thực đời sống nhưng nó không xù xì, thô ráp và nghiệt ngã như hiện thực bên ngoài. Bởi vậy, đừng nhìn theo vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài mà hãy nhìn vào thực tế. Theo sự phân tích này thì việc tăng thêm người kể, điểm nhìn không chỉ có ý nghĩa làm mới kỹ thuật trần thuật, mà sự làm mới ấy còn có nhiều tác dụng trong việc chuyển tải tư tưởng nghệ thuật, làm cho tác phẩm trở nên đa nghĩa hơn.

Truyện ngắn A! A! A! cũng được kể bởi hai người kể chuyện. Truyện ngắn này có độ dài mười bảy trang sách (theo bản dịch của Mạnh Chương [61, 188 - 204 ]). Trong đó, sáu trang đầu chủ yếu là lời kể của người kể chuyện xưng “tôi” – một nhân vật phụ trong truyện. Câu chuyện do “tôi” kể có tính chất giới thiệu về gã người da trắng bợm rượu tên là McAllister, một tiểu thương có thân hình bé nhỏ, yếu ớt nhưng lại có uy lực tối cao trong việc cai trị sáu nghìn thổ dân sống trên đảo Oolong. Đối với thổ dân trên vùng đảo này, “hắn bảo đến là phải đến, hắn bảo đi là phải đi. Họ không bao giờ thắc mắc về ý chí hay phán xét của hắn. Hắn là người khó tính, hay gây gổ (…) và hắn liên tục can thiệp vào công việc riêng tư của họ” [61, 189]. Tất cả thổ dân trên vùng đảo bị khuất phục trước mọi mệnh lệnh của hắn. Chứng kiến thực tế ấy, “tôi” “phân vân mãi, không hiểu nổi tại sao sáu nghìn thổ dân lại chịu đựng nổi tên cường bạo nhỏ bé gầy mòn ấy” [61, 190].

Để lí giải cho điều băn khoăn của “tôi”, J. London đã cho người kể chuyện thứ hai xuất hiện trong mười một trang cuối. Người kể chuyện thứ hai là nhân vật Oti - một ông già từng là chiến binh của bộ tộc Kanac trong các cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lược của người da trắng. Nhân vật Oti có lúc xưng “tôi”, có lúc xưng “chúng tôi” để kể về một chuyện khác. Đó là chuyện hàng chục năm về trước khi bộ tộc

Kanac nổi dậy chiến đấu và giết chết rất nhiều người da trắng để bảo vệ lãnh thổ của mình. Sau đó người da trắng lũ lượt kéo đến, mang theo súng đạn, bệnh dịch, họ giết chết vô số thổ dân trên vùng đảo san hô này. Cuối cùng, súng đạn và sự tàn nhẫn của người da trắng đã khiến cho bộ tộc của Oti phải quy hàng. Từ đó, người da trắng đã cử một tênquỷ thần ở lại để cai trị và bóc lột thổ dân trên vùng đảo. Tên quỷ thần đó là McAllister. Giết chết hắn không có gì khó, nhưng giết hắn rồi người da trắng lại kéo đến tàn sát cả bộ

tộc.

Bởi vậy sáu nghìn thổ dân của vùng đảo Oolong phải chấp nhận sự cai trị của người da trắng, mà đứng đầu là tên ác quỷ McAllister. Câu chuyện do Oti kể chiếm 11/17 trang, lại là phần cốt yếu của truyện. Điều đó cho thấy Oti giữ vai trò là người kể chính. Như vậy, truyện có hai người kể, mỗi người kể theo một điểm nhìn riêng biệt và kể về những chuyện khác nhau. Tuy nhiên hai chuyện của hai người kể có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau; chuyện do “tôi” kể đặt ra vấn đề, chuyện do Oti kể giải quyết vấn đề. Điều đáng nói hơn là ở trường hợp này, việc tăng thêm người kể với điểm nhìn riêng không đơn thuần là yếu tố kỹ thuật, mà còn đưa lại hiệu quả thẩm mĩ nhất định. Nếu để một mình “tôi” kể thì câu chuyện được kể sẽ bớt đi tính khách quan, chân thực; sức mạnh phê phán hiện thực “man rợ hóa” văn minh của người da trắng vì thế sẽ không cao. Ngược lại, để Oti kể lại chuyện mà anh ta là người trong cuộc thì khoảng cách giữa người kể với chuyện được kể không còn gì xa lạ, độ tin cậy của chuyện được kể sẽ cao hơn.

Truyện ngắn Người sinh ban đêm được kể ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn của ba người kể chuyện, nhưng câu chuyện của mỗi người lại khác nhau. Người kể thứ nhất xưng là “chúng tôi”, anh ta chỉ xuất hiện trong khoảng hơn một trang đầu để giới thiệu bối cảnh và nhân vật, sau đó thi thoảng có xuất hiện trong những lời dẫn rất ngắn đan xen giữa lời kể của hai nhân vật khác. Đến cuối truyện anh ta chỉ lộ diện trong khoảng năm dòng. Dấu hiệu cho thấy sự có mặt của người kể này chỉ là ở cách xưng hô “chúng tôi”, anh ta không tham gia hành động truyện, không có quan hệ gì với tất cả các nhân vật khác trong truyện. Sự xuất hiện của anh ta không khác gì người kể hàm ẩn ở ngôi thứ ba. Người kể thứ hai là Trefethan. Nhân vật này xưng “tôi” và kể lại câu chuyện xảy ra trong cuộc đời anh ta năm 1898, cách thời điểm

anh ta kể mười hai năm về trước. Theo lời kể của Trefethan, một lần anh ta rơi vào một xứ sở hoàn toàn xa lạ. Ở đó anh ta gặp một người đàn bà xinh đẹp tên là Lucy. Nàng là thủ lĩnh của một bộ lạc da đỏ, người cai quản cả một vùng rộng hàng mấy nghìn dặm vuông. Nàng cảm mến Trefethan, kể cho anh ta nghe mọi chuyện về cuộc đời của nàng, và ngỏ ý mời Trefethan ở lại làm chồng nàng. Nhưng Trefethan không đủ tự tin nên nói dối là đã có vợ. Sau đó hai người chia tay nhau. Mười hai năm sau khi xảy ra cuộc chia tay đó Trefethan không biết tin gì về Lucy nữa. Lâng lâng trong men rượu, Trefethan nhớ lại và thấy tiếc nuối tuổi thanh xuân của mình. Người kể chuyện thứ ba là nàng Lucy. Nàng cũng xưng “tôi” và kể cho Trefethan nghe những diễn biến trong cuộc đời bất hạnh của nàng. Lời kể của Lucy được đặt trong ngoặc kép, với tư cách là những đoạn trích dẫn mà nhân vật Trefethan sử dụng khi kể chuyện. Như vậy, truyện có ba người kể, đều kể ở ngôi thứ nhất. Nhưng chỉ có người kể - nhân vật Trefethan giữ vai trò người kể chính. Người kể thứ nhất xưng “chúng tôi” nhưng không hề thấy bóng dáng ra sao. Xưng “chúng tôi” có vẻ như anh ta đứng rất gần, nhưng nhiệm vụ của người kể này trong truyện thì chẳng khác gì người kể hàm ẩn ở ngôi thứ ba. Người kể - nhân vật Lucy dù là chủ thể của rất nhiều đoạn kể khá dài, nhưng lời kể của nhân vật này lại được sử dụng như những lời trích dẫn của nhân vật Trefethan khi người này kể chuyện. Bởi vậy lời kể của nhân vật Lucy cũng không có tư cách độc lập. Vậy là, bằng việc tạo ra nhiều người kể với nhiều điểm nhìn khác nhau, J. London vừa tránh được tính đơn điệu của lối kể một điểm nhìn, vừa khách quan hóa những chuyện được kể, vừa làm cho những chuyện được kể trở nên sinh động hơn; khoảng cách giữa người kể với chuyện được kể được xóa bỏ.

Hình thức trần thuật đa chủ thể ở ngôi thứ nhất còn được J. London sử dụng ở một dạng khác, đó là trần thuật ở ngôi thứ nhất theo nhiều điểm nhìn tập trung. Truyện cũng được kể bởi nhiều nhân vật xưng “tôi” nhưng không giống với dạng mà chúng tôi vừa trình bày trên đây. Trường hợp này có nhiều vai ở ngôi thứ nhất gắn với nhiều điểm nhìn khác nhau, cùng kể về một sự việc. Theo lí thuyết của G. Genette (dẫn theo [73]), đây là hình thức trần thuật theo điểm nhìn của người kể dạng đa thức. Việc phân tán điểm nhìn ra nhiều chủ thể, để cho nhiều chủ thể cùng

kể một chuyện chính là “mánh khóe” nghệ thuật mà nhà văn sử dụng để nhìn sự việc hiện tượng một cách đa chiều hơn.

Một trong những ví dụ tiêu biểu nhất cho dạng trần thuật này là truyện ngắn

Gã da trắng không tránh khỏi. Truyện ngắn này được kể bởi ba người kể cùng xưng “tôi” và cùng kể về một chuyện. Trong đó, “tôi một” là nhân vật phụ giữ vai trò dẫn dắt, tổ chức câu chuyện. “Tôi hai” là nhân vật Roberts, và “tôi ba” là nhân vật Woodward. “Tôi hai” và “Tôi ba” luân phiên thay nhau kể về Saxtorph – gã đàn ông da trắng, người mà họ cho là ngu ngốc chưa từng thấy. Theo lời kể của hai nhân vật này, Saxtorph sau khi bắn chết hai người thì lên tàu của Woodward xin làm việc. Anh ta được nhận làm với mức lương ba bảng Anh (pound) một tháng. Khi việc tuyển mộ lao động đã xong, trên tàu có hơn năm mươi lao động người da đen. Những người này đã gây gỗ và giết chết nhiều thủy thủ của tàu. Lúc ấy Saxtorph đã dùng súng bắn chết tất cả bọn họ. Sau đó sáu năm anh ta trở thành người đứng ở hàng ngũ cao của hai đội tàu Victoria và Sanfrancisco. Đến năm thứ bảy thì chiếc tàu của anh ta bị tàu tuần dương của Nga bắt ở biển Bering. Từ đó viên đại úy không bao giờ nghe nói đến anh ta nữa. Câu chuyện kết thúc ở đó. Như vậy, truyện có ba người kể, ngoài một người kể thực hiện vai trò dẫn dắt, kết nối, thì hai người còn lại giữ vai trò kể chính. Mỗi người kể theo một điểm nhìn khác nhau, nhưng họ cùng kể về một chuyện. Với việc tạo ra nhiều người kể với nhiều điểm nhìn khác nhau tác giả vừa khách quan hóa câu chuyện, vừa tránh được hạn chế của lối kể một điểm nhìn. Một sự việc được nhìn bởi ba người kể, ba điểm nhìn riêng biệt. Đó là cách mở ra nhiều ô cửa để nhìn sự việc một cách đa chiều.

Truyện ngắn Căn bệnh của người thủ lĩnh cuối cùng [145, 704 - 712] cũng được kể bởi ba người kể chuyện xưng “tôi”, theo ba điểm nhìn độc lập nhưng cùng kể về một chuyện. Trong đó, “Tôi thứ nhất” là người được nghe hai người kia kể và

thuật lại

chuyện mà anh

ta

được nghe. “Tôi thứ hai” là thủ lĩnh Lone – nhân vật chính trong câu chuyện được kể. “Tôi thứ ba” là nhân vật Mutsak – người trước đây là bạn chiến đấu và nay là bạn đồng hành của thủ lĩnh Lone. “Tôi thứ nhất” chỉ gợi dẫn, thi thoảng có dẫn dắt kết nối lời kể của các nhân vật khác. “Tôi thứ hai” và “Tôi thứ ba” thay phiên

nhau kể về một chuyện như sau: Lone là con trai duy nhất còn sống của Otter – thủ lĩnh của bộ tộc Kasktaka. Vị thủ lĩnh này đã già nên rất muốn Lone kết hôn, và ông đã chọn Kasaan – một cô gái trẻ trung, xinh đẹp và giỏi giang để làm vợ cho Lone. Nhưng Lone không hề thích thú việc này. Otter nghe theo lời xúi giục của pháp sư Skolka để tổ chức đám tang trước cho Lone, xem như Lone đã chết. Sau đó Otter cử Lone cùng một trăm binh lính tiến đánh bộ tộc Mukumuks. Trong cuộc chiến này Otter đã nghe theo lời bịp bợm của vị pháp sư để bố trí cho các thanh niên trai tráng rút lui với ý định

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA JACK LONDON (Trang 39 -46 )

×