Tạo dựng và tổ chức tình huống truyện đa dạng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Jack London (Trang 80 - 86)

6. Đóng góp mới của luận án

3.3.2. Tạo dựng và tổ chức tình huống truyện đa dạng

Tình huống truyện là một yếu tố hết sức quan trọng trong mọi tác phẩm tự sự. Trong truyện ngắn, tình huống thường là bối cảnh mang tính nghịch lí, mâu thuẫn,… mà tác giả tạo ra để triển khai cốt truyện, để nhân vật suy nghĩ, hành động và bộc lộ tính cách của mình. Tình huống truyện vì thế cũng là một trong những phương diện thể hiện tài năng sáng tạo của tác giả. Từ vai trò quan trọng đó mà việc tìm hiểu các dạng thức tình huống truyện trong tác phẩm văn học trở nên cần thiết trong quá trình tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một nhà văn. Đối với J. London, tình huống truyện là một trong những phương diện nghệ thuật cơ bản giúp nhà văn triển khai cốt truyện, thể hiện thành công thế giới nhân vật và góp phần biểu lộ tư tưởng nghệ thuật của mình. Khảo sát truyện ngắn của ông chúng ta sẽ thấy tình huống truyện xuất hiện dưới nhiều dạng thức; mỗi dạng tình huống lại được nhà văn khai thác một cách triệt để ở nhiều cấp độ khác nhau (có tình huống xung đột, tình huống ngẫu nhiên, tình huống thử thách,…). Nhiều khi trong cùng một truyện lại có sự đan xen, lồng ghép nhiều tình huống truyện, tình huống này gọi tình huống kia xuất hiện, và mỗi tình huống mang lại một hiệu quả nghệ thuật riêng, góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm. Cách giải quyết tình huống của J. London cũng biến thiên đa dạng và không bao giờ có sự lặp lại.

J. London là nhà văn có biệt tài trong việc xây dựng và xử lí các dạng tình huống xung đột. Các tình huống xung đột trong truyện của ông được thể hiện một

cách phong phú ở nhiều dạng thức khác nhau, bao gồm xung đột giữa con người với thế giới tự nhiên, giữa con người với xã hội, và giữa con người với con người.

Tình huống xung đột giữa con người với thế giới tự nhiên thường được J. London tạo dựng bằng cách đặt con người vào môi trường thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Trong môi trường ấy, con người thường xuất hiện trong tư thế đơn độc. Trong tình huống xung đột gữa con người với thế giới tự nhiên, con người trong truyện của J. London bao giờ cũng là con người hành động, vượt lên tất cả sự đe dọa của thế giới tự nhiên để bảo toàn sự sống của mình và vươn tới những mục đích tốt đẹp. Thế giới tự nhiên mênh mông hoang vắng, khốc liệt, đầy bất trắc khiến cho tính cách của nhân vật bộc lộ rõ nét hơn trong cuộc tồn sinh dữ dội và quyết liệt. Với những truyện ngắn được xây dựng trên nền tảng xung đột giữa con người với thế giới tự nhiên, diễn tiến cốt truyện luôn đồng hành với quá trình bộc lộ phẩm chất, tính cách và tâm hồn của nhân vật chính. Tiêu biểu cho loại tình huống này là truyện ngắn Sự im lặng màu trắng. Trong truyện ngắn này, “thiên nhiên có nhiều cái để nhắc nhở con người về cái chết (…) nhưng mạnh mẽ và khủng khiếp hơn cả là sự im lặng màu trắng trong cái lạnh lùng, hiu quạnh của nó” [145, 283 - 284]. Đối lập với thiên nhiên lạnh lùng, vô cảm thì “con người là cái phần nhỏ duy nhất của sự sống còn sót lại đang chuyển động giữa một sa mạc chết trắng buốt” [145, 284]. Một bên là thiên nhiên bao la, vô cảm, với sức mạnh hủy diệt, một bên là con người bé nhỏ với sức mạnh hữu hạn. Cuối cùng Mason – nhân vật chính của truyện đành phải gác lại giấc mộng về cuộc sống giàu sang và từ biệt người vợ yêu quý của mình để nằm lại trong tuyết trắng. Cái chết của Mason là một lời cảnh tỉnh đối với con người trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên.

Qua tình huống xung đột giữa con người với thế giới tự nhiên J. London đã thể hiện tư tưởng mang tính triết lí của mình: thế giới tự nhiên bao la và bí hiểm khôn lường, sức mạnh của con người ta hữu hạn. Muốn chiến thắng trong cuộc chinh phục tự nhiên thì con người phải đoàn kết xích lại gần nhau để có thêm sức mạnh. Tình huống xung đột giữa con người với thế giới tự nhiên hoang dã còn có thể được xem như là ẩn dụ về mối xung đột giữa con người với môi trường xã hội.

Tình huống xung đột giữa con người với xã hội cũng được sử dụng khá phổ biến trong truyện ngắn của J. London. Loại tình huống này thường diễn ra giữa một bên là những người lao động thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội, với bên kia là giai cấp thống trị trong xã hội tư bản. Những người lao động bị áp bức, bóc lột, bị đối xử bất công, bị mất quyền tự do. Trong tình cảnh xung đột đó những người lao động chân chính đã phát huy cao độ ý chí nghị lực để vươn lên; họ nỗ lực đấu tranh chống lại giai cấp thống trị để giải phóng bản thân và tầng lớp của mình khỏi cảnh bất công ngang trái. Ví dụ trong truyện Người Mehico, nhân vật Rivera xuất thân từ lớp người dưới đáy xã hội, anh bị đối xử hết sức tàn nhẫn trong những lò luyện quyền anh, phải nai lưng chịu những trận đòn ác tử để đổi lấy những đồng xu rẻ mạt; nhưng Rivera một lòng trung thành với cách mạng, không quản mọi gian khổ để làm việc, hy sinh vì cách mạng. Anh ta căm ghét và ghê tởm những trường đấu quyền anh, nhưng vì kiếm tiền phục vụ mục tiêu của cách mạng mà Rivera đã tự nguyện tìm đến trường đấu để đo ván với một võ sĩ hạng nặng, chấp nhận quyết tử vì mục tiêu cao cả. Cuối cùng, với sức mạnh của ý chí nghị lực và lòng tin tưởng vào cách mạng, Rivera đã chiến thắng.

Khi giải quyết xung đột giữa con người với xã hội J. London đã thể hiện một lối tư duy hết sức biện chứng. Là một nhà văn mang tư tưởng vô sản, ông luôn khát khao và đề cao sự chiến thắng của những người thuộc tầng lớp dưới, những người đấu tranh vì chính nghĩa. Tuy vậy, hiện thực không phải lúc nào cũng diễn ra như nhà văn mong muốn. Rất nhiều con người chân chính trong truyện của ông khi bị đặt vào tình huống xung đột với xã hội đã có kết cục thất bại. Đó là “luật sống” trong xã hội tư bản ở thời đại nhà văn. Với những người chiến thắng, họ được khắc họa như những người hùng. Đó là cách mà J. London thể hiện niềm tin vào sức mạnh ý chí nghị lực của con người, và bộc lộ khát vọng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc thoát khỏi cuộc sống tù túng hiện tại. Ngược lại, với những số phận bi kịch, J. London đã thể hiện thái độ bất bình của mình đới với chế độ tư bản đương thời ở nước Mỹ; đồng thời nhà văn dường như muốn nhắn nhủ với người đọc một thông điệp: mọi khát vọng chân chính đều cao đẹp và đáng trân trọng; nhưng chỉ có sức mạnh của những cá nhân thì không đủ để thay đổi “luật dùi cui và răng nanh”

(tên một chương trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã) của xã hội tư bản và biến những khát vọng ấy thành hiện thực được. Muốn thay đổi cuộc sống thì phải có sức mạnh của cả cộng đồng. Vậy là, dù kết thúc xung đột bằng nhiều số phận bi kịch, nhưng những số phận bi kịch ấy lại là động năng thúc đẩy sự trỗi dậy của ý thức con người, là mầm mống cho một xã hội tốt đẹp hơn trong tương lai.

Xung đột giữa con người với con người là loại tình huống thường được nhà văn sáng tạo để chỉ những quan hệ mang tính chất đời tư giữa con người với con người, thường là diễn tả qua các mối quan hệ xung đột tay ba. Điển hình là các truyện ngắn

Con trai của chó Sói, Odysses của phương Bắc, Sóng lớn Kanaka, Một trạm nghỉ, Đoạn kết của câu chuyện cổ tích, Đặc quyền linh mục,…trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến truyện ngắn Sóng lớn Kanaka. Truyện ngắn này kể về câu chuyện tình yêu lãng mạn, kịch tính và giàu tính triết lí vào bậc nhất trong kho tàng truyện ngắn của J. London. Kịch tính trước hết được thể hiện qua việc xây dựng và giải quyết tình huống xung đột giữa bộ ba nhân vật Lee Barton, Ida Barton và Sonny Grandison. Vợ chồng Ida Barton và Lee Barton là đôi trai tài gái sắc, họ đã có mười hai năm chung sống hoàn toàn hạnh phúc. Tình yêu, sự chung thủy, và vẻ đẹp thân thể kỳ diệu của đôi vợ chồng này khiến cho không ít người phải thán phục hay ghen tỵ. Xung đột xảy ra trong tâm lí người chồng khi có sự xuất hiện của người thứ ba – nhân vật Sonny Grandison, một người đàn ông giàu có, thành đạt, mạnh mẽ, và hết sức nổi tiếng. Kể từ khi Sonny xuất hiện trên vùng biển Kanaka, anh và Ida quấn quýt bên nhau như hình với bóng, trong tất cả các cuộc vui chơi, tiệc tùng, vũ hội,… hễ đâu có Ida là ở đó có Sonny. Sự gần gũi, thân mật giữa Ida và Sonny đã gây nên bi kịch thiên kinh động địa trong tâm trạng của Lee Barton. Anh hoảng hốt thầm tự hỏi mình: “Đây là chuyện tình lãng mạn đầu tiên của vợ anh chăng?” [58, 33]. Câu hỏi ấy cứ xoáy sâu vào tâm trí anh, khiến anh phải day dứt, đau khổ. Trong bộ nhớ của anh luôn xuất hiện cuốn nhật ký về những cử chỉ hành động giữa Ida với Sonny. Nỗi day dứt, đau khổ ấy lên đến đỉnh điểm khi anh tình cờ nhìn thấy vợ mình và Sonny vụng trộm hôn nhau trong bóng tối. Sáng hôm sau, khi hai vợ chồng đang bơi trên biển, Lee Barton đã quyết định trừng phạt vợ bằng cách giả vờ bị chuột rút. Anh

liên tục dìm Ida xuống nước suốt hai tiếng đồng hồ, mặc cho Ida ra sức vật lộn cứu chồng. Đến khi anh nhận thấy sự trừng phạt đã đủ, anh cảm thấy hạnh phúc vì nhận ra tình yêu mãnh liệt mà Ida đã dành cho anh. Và sau đó, Ida đã tự kể lại cho chồng nghe về tình cảm thật sự giữa nàng và Sonny, cũng như nụ hôn vụng trộm mà anh đã vô tình chứng kiến. Khi mối hoài nghi trong Lee Barton được giải tỏa, và chuyện cần nói trong Ida cũng đã được nàng nói ra thì xung đột cũng được giải quyết, Ida và Lee Barton vui sướng, tự hào và rất đỗi hạnh phúc khi nhận ra tình yêu chân chính, mãnh liệt mà họ đã dành cho nhau. Qua việc giải quyết tình huống xung đột này, nhà văn đã ngợi ca vẻ đẹp kỳ diệu của con người và đề xuất triết lí sâu sắc về tình yêu.

Cùng với tình huống xung đột, rất nhiều truyện ngắn của J. London có sự xuất hiện của tình huống thử thách và tình huống ngẫu nhiên. Hai kiểu tình huống này thường là hệ quả của tình huống xung đột; cũng có khi là biến cố đầu tiên có ý nghĩa thắt nút, và có khi lại xuất hiện sau và giữ vai trò thêm “gia vị” cho câu chuyện được kể thêm kịch tính.

Truyện ngắn Đoạn kết câu chuyện cổ tích là một trong những ví dụ tiêu biểu, có sự xuất hiện đan xen giữa tình huống xung đột với tình huống thử thách và tình huống ngẫu nhiên. Xung đột giữa bác sĩ Linday với vợ cũ của anh ta là Madge và người chồng hiện tại của Madge là Rex Strang. Madge rời bỏ bác sĩ Linday để đi theo Rex Strang. Sau đó, Rex Strang bị cáo vồ khó có thể qua khỏi cái chết. Người nhà của anh ta mời bác sĩ Linday đến cứu giúp. Sau ba ngày đêm vượt qua băng tuyết giá lạnh, Linday đến nơi và gặp ngay một tình huống hết sức bất ngờ: nạn nhân không phải ai khác mà chính là kẻ tình địch đang nằm bất động; ngồi bên cạnh anh ta là Madge - người vợ cũ của mình. Người đọc đang đợi cách xử trí của các nhân vật trước tình huống oái oăm này thì J. London lại làm cho câu chuyện thêm kịch tính khi tiếp tục cho xuất hiện tình huống thử thách. Một bên là Rex Strang phải chết, một bên là Madge chấp nhận trở về với bác sĩ Linday để Rex Strang được cứu sống. Trong tình huống đó Madge phải lựa chọn một trong hai con đường: hoặc theo chồng cũ để chồng mới được cứu sống, hoặc không theo chồng cũ mà chấp nhận để chồng mới chết. Cuối cùng Madge đã chọn con đường hy sinh vì người chồng hiện tại bằng cách phải chấp nhận trở về với chồng cũ. Vậy là với tình huống này, tình

yêu và sự chung thuỷ của Madge đã được khẳng định qua thử thách. Bác sĩ Linday vì thế đã cảm động và trả Madge về với người chồng hiện tại của cô ta.

Trong một số truyện ngắn khác cũng có lúc tình huống ngẫu nhiên xuất hiện một cách độc lập, giữ vai trò quyết định trong việc thúc đẩy diễn tiến cốt truyện, và góp phần không nhỏ vào việc khắc họa tính cách, số phận nhân vật. Chẳng hạn như ở truyện Sự im lặng màu trắng, cây thông khổng lồ mang trên mình gánh nặng năm tháng và tuyết trắng bỗng nhiên đổ xuống, cướp đi tính mạng của Mason.

Xét về mặt kết cấu, rất nhiều tình huống truyện trong truyện ngắn của J. London xuất hiện ngay từ phần thắt nút. Khi cốt truyện phát triển đến cao trào thì tình huống ấy được bi kịch hóa. Nói cách khác, nhà văn đã cố tình bi kịch hóa tình huống để đẩy nhanh tiến độ phát triển của cốt truyện, đưa cốt truyện đến phần cao trào, tạo nên kịch tính cho câu chuyện được kể, và góp phần đưa đến những cái kết đầy bất ngờ, thú vị.

Trong truyện Người sinh ban đêm, sau khi giới thiệu các nhân vật, tác giả bắt đầu đi vào phần chính của truyện bằng câu chuyện của nhân vật chính – nàng Lucy. Nàng vốn là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp và có tâm hồn lãng mạn, nhưng lại bị trói buộc trong không gian tù túng của gia đình. Nàng nói:

Tôi không biết gì đến cảnh đẹp của thế giới bên ngoài. Tôi không có thời gian. Tôi biết rằng cái thế giới tươi đẹp đó ở ngay bên cạnh, xung quanh ngôi nhà của chúng tôi, nhưng tôi còn phải nướng bánh, dọn dẹp, giặt giũ và làm tất cả mọi thứ việc. Đôi lúc tôi muốn điên người lên vì thèm khát được thoát khỏi cảnh tù túng” [59, 522]. Tình huống đó là khởi đầu cho mọi bi kịch trong cuộc đời Lucy. Mười lăm tuổi nàng kết hôn với một gã đàn ông ở thị trấn Juneau, mặc dù nàng không hề yêu hắn. Nàng lấy hắn chỉ vì mong muốn được thoát khỏi cảnh tù túng ngột ngạt nơi gia đình nàng. Nhưng rồi nàng cũng nhận ra rằng gã đàn ông kia lấy nàng cũng chỉ vì muốn có một người đầy tớ không công. Đúng là “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, về nhà chồng nàng tiếp tục bị đày đọa bằng đủ thứ việc cực hình trong bốn năm liền. Nhưng rồi khát vọng tự do và tâm hồn lãng mạn đã thôi thúc nàng trốn khỏi nhà chồng để phiêu bạt tìm cuộc sống mới. Khi đã trở thành thủ lĩnh của những người đàn bà giữa chốn hoang vu, của cải vật chất đầy đủ nhưng nàng vẫn mãi mãi thiếu đi một phần cơ bản của cuộc sống con người, đó là tình yêu và hạnh phúc. Đối với một người phụ nữ có

tâm hồn lãng mạn như nàng thì đó lại là một bi kịch. Vậy là, ở truyện ngắn này, tác giả đã để bi kịch mở đầu cho những bi kịch, qua đó phê phán sự tàn nhẫn của xã hội và nêu cao khát vọng chân chính của con người.

Trong truyện Sự ranh ma của lão Porportuk, cao trào của truyện là tình huống vị tù trưởng Klakee Nah rơi vào cảnh khuynh gia bại sản, không còn cách nào để có thể trả được món nợ khổng lồ cho lão Porportuk. Trong tình huống đó, ElSoo – con gái của Klakee Nah buộc phải đưa mình ra bán đấu giá để lấy tiền trả nợ cho bố. Sau tình huống này tác giả đã miêu tả rất tỉ mỉ về cuộc mua bán và cuối cùng là một cái kết hết sức bất ngờ: El Soo được tự do về với người yêu của mình, còn Porportuk phải chấp

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Jack London (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w