Kết cấu theo thời gian tuyến tính và kiểu cốt truyện tuyến tính

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Jack London (Trang 70 - 153)

6. Đóng góp mới của luận án

3.2.1. Kết cấu theo thời gian tuyến tính và kiểu cốt truyện tuyến tính

Xét theo trật tự thời gian xuất hiện các biến cố sự kiện, cốt truyện tuyến tính (Linear plot) là kiểu cốt truyện phản ánh một cách trung thành nhất sự vận động của hiện thực khách quan, chuyện gì xảy ra trước thì kể trước, chuyện gì xảy ra sau thì kể sau, mạch tự sự được triển khai liên tục; quan hệ nhân quả được duy trì, kịch tính được chú trọng. Những truyện được kết cấu theo hình thức này thường tuân thủ theo nguyên tắc năm bước diễn tiến: mở đầu (khai đoạn), thắt nút, phát triển, đỉnh điểm (cao trào), và kết thúc. Trong đó, phần mở đầu thường là sự giới thiệu khái quát về bối cảnh không gian thời gian, các nguyên nhân làm nảy sinh xung đột, và tình hình ban đầu của nhân vật. Phần mở đầu cũng đồng thời đưa đến cho người đọc sự chỉ dẫn về người kể, ngôi kể, về mối quan hệ giữa người kể với nhân vật và những chuyện được kể… Phần thắt nút thường đặt ra những tình huống, những mâu thuẫn, những thử thách cho các nhân vật, đòi hỏi nhân vật phải chọn lựa cách ứng xử và hành động để thoát khỏi tình trạng đó. Phần phát triển là phần quan trọng và dài nhất trong cốt truyện, bao gồm nhiều cảnh ngộ, chi tiết, sự kiện, và biến cố khác nhau được sắp xếp theo trình tự tuyến tính, sự kiện sau là hệ quả của sự kiện trước. Tính cách, phẩm chất, tâm hồn của nhân vật được tập trung thể hiện ở phần này. Đỉnh điểm là lúc các tình huống, mâu thuẫn, thử thách,… đạt đến cao trào, đòi hỏi phải được giải quyết. Ðỉnh điểm thường là một khoảnh khắc, một thời điểm ngắn nhưng có tác dụng quyết định đối với nhân vật trung tâm. Phần kết thực hiện nhiệm vụ giải quyết mâu thuẫn, xung đột của tác phẩm. Đây cũng là phần thể hiện rõ nhất tư tưởng và quan niệm nghệ thuật của tác giả.

Kết cấu cốt truyện theo thời gian tuyến tính là hình thức kết cấu cổ xưa nhất trong lịch sử văn học thế giới. J. London sử dụng hình thức kết cấu này trong rất nhiều truyện ngắn (46/80 truyện, chiếm 60 %), nhưng không vì thế mà truyện của ông kém phần hấp dẫn. Dấu ấn riêng của J. London thể hiện ở ý nghĩa thẩm mĩ được gửi gắm qua trật tự tuyến tính của sự kiện. Việc sắp xếp sự kiện theo trật tự tuyến tính không phải là phương diện hình

thức thuần túy, mà là một trong những phương diện có chức năng tạo nghĩa cho tác phẩm. Chẳng hạn như các truyện ngắn Một Giáng sinh ở Klondike, Tình yêu cuộc sống, Người Mehico, Trắng và vàng, Hành động táo bạo của Charlay, Vua của người Hy Lạp…

Truyện ngắn Một Giáng sinh ở Klondike gồm năm sự kiện được kể theo điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện ở ngôi thứ ba. Trật tự các sự kiện không theo logic quan hệ nhân quả mà theo thời gian tuyến tính. Xét trên bề mặt, các sự kiện được kể trong truyện ngắn này chỉ mang nội dung tái hiện lại hiện thực thiếu thốn trong ngày Giáng sinh ở Klondike mà thôi. Nhưng nếu chú ý đến cách sắp xếp sự kiện trong truyện thì chúng ta sẽ thấy được chiều sâu tư tưởng và tư duy tiến bộ của J. London. Lần theo mạch truyện ta thấy ban đầu truyện chỉ có hai người đàn ông, đến cuối truyện có tất cả sáu người. Đầu truyện, thức ăn cho bữa tối Giáng sinh đã cạn kiệt, đến cuối truyện các nhân vật đã góp nhau để có một bữa ăn thịnh soạn. Đầu truyện là nỗi nhớ nhà và sự thiếu hụt tình cảm thì đến cuối truyện những bức thư nơi quê nhà đã đến với những người tha phương tìm vàng. Đầu truyện, khi không có gì để ăn trong bữa tối, Clarence hỏi George: “Âm B là bắt đầu của từ gì?”. George đáp ngay: “Tất nhiên là chữ Bad !” – nghĩa là Tồi tệ (xấu, dở). Đến cuối truyện George hỏi Clarence: “Âm B là bắt đầu của từ gì?” Clarence trả lời: “Theo em, nó là từ Bully với âm B to tướng !”. Thán từ Bully có thể dịch là Hoan . Như vậy, đầu truyện tất cả vật chất và tình cảm đều thiếu thốn nhưng đến cuối truyện thì mọi thứ đều đầy đủ, trọn vẹn. Cách sắp xếp các sự kiện theo trật tự tuyến tính trong truyện ngắn này đã thể hiện tư duy nghệ thuật hết sức mới mẻ, tích cực của J. London. Với tư duy nghệ thuật luôn hướng về sự sống, ánh sáng, niềm vui, luôn tin tưởng ở tương lai phía trước, J. London muốn gửi đến người đọc một thông điệp về lối sống. Trong hoàn cảnh bi đát nhất con người ta phải lạc quan hướng về những điều tốt đẹp, phải đoàn kết để thoát khỏi cô đơn, phải chung sức để có thêm sức mạnh. Nếu tồn tại đơn lẻ ta chẳng có gì hết, nhưng đoàn kết lại ta sẽ có tất cả mọi thứ ta muốn.

Những dẫn chứng trên đây cho chúng ta thấy rằng ngay trong kiểu cốt truyện tuyến tính vốn đã rất quen thuộc trong văn xuôi truyền thống thì J. London vẫn thể hiện được dấu ấn riêng của mình; cụ thể là trong truyện của ông trật tự sự kiện trở thành một trong những phương tiện có chức năng truyền tải thông điệp thẩm mĩ. Bởi vậy, dù rất

nhiều truyện ngắn của ông có cốt truyện tuyến tính nhưng vẫn không tạo ra cảm giác nhàm chán nơi người đọc. Ngược lại, kiểu cốt truyện này lại dễ đọc, dễ tiếp thu nên được đông đảo người đọc quan tâm đón nhận.

3.2.2. Kết cấu đảo lộn trật tự thời gian sự kiện và kiểu cốt truyện gấp khúc

Ngược lại với kiểu cốt truyện tuyến tính là kiểu cốt truyện gấp khúc (Zigzag plot). Kiểu cốt truyện này là sản phẩm của tư duy nghệ thuật hiện đại, xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Tiêu biểu như nhà văn Pháp Marcel Proust (1871 - 1922) với tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất, nhà văn Mỹ nổi tiếng William Cuthbert Faulkner (1897 - 1962) với tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ, hay như đại diện của văn học hiện thực Việt Nam là Nam Cao với kiệt tác Chí Phèo. Với kiểu cốt truyện gấp khúc thì trật tự chuyện kể bị đảo ngược. Sự việc xảy ra trước có thể được kể sau, sự việc xảy ra sau có thể nhảy cóc lên trước, quan hệ nhân – quả không còn được duy trì. Những tác phẩm có kết cấu đảo lộn thời gian sự kiện thường được mở đầu bằng một tính huống hoặc một bối cảnh xung đột để từ đó mà xoáy sâu vào phản ánh một số hình tượng nhất định, thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật muốn nhấn mạnh, khắc sâu một điểm nào đó trong tính cách, phẩm chất và số phận nhân vật. Ở hình thức kết cấu này trật tự sự kiện không theo tuần tự từ quá khứ đến hiện tại, mà thường bắt đầu từ hiện tại rồi ngược về quá khứ. Đến phần cuối truyện lại trở về với thời điểm hiện tại. Những sự kiện ở thời hiện tại thường mang tính bi kịch, còn những sự kiện trong quá khứ của nhân vật thường là tốt đẹp. Qua khảo sát truyện ngắn của J. London chúng tôi thấy kết cấu đảo lộn trật tự thời gian sự kiện được ông sử dụng khá nhiều (22/80 truyện, chiếm 26,25 %) và có thể quy về hai dạng cơ bản.

Dạng thứ nhất, đảo lộn trật tự thời gian sự kiện bằng việc sử dụng những đoạn hồi tưởng của nhân vật. Người kể chuyện không trực tiếp thông báo cho người đọc về quá khứ của nhân vật, mà thường để cho nhân vật đứng ở thời gian hiện tại mà hồi tưởng về quá khứ của mình. Tiêu biểu cho dạng kết cấu này là các truyện ngắn

Odyssey của phương Bắc, A! A! A!, Hội những người già,…

Truyện ngắn Odyssey của phương Bắc được mở đầu bằng các sự kiện ở thời hiện tại. Từ phần giữa trở đi thì các sự kiện trong quá khứ mới được kể lại qua sự hồi tưởng của nhân vật Naass – người được mệnh danh là chàng Ulysses. Trước hết,

Naass tự giới thiệu về nguồn gốc lai lịch của mình. Tiếp đó Naass kể về sự kiện anh ta cưới nàng Unga làm vợ. Ngay sau lễ cưới là sự kiện một gã da trắng tóc vàng tên là Axel Gunderson xuất hiện và cướp Unga khỏi vòng tay của Naass. Tiếp theo lần lượt là các sự kiện: Naass lang thang khắp mọi nơi để tìm kiếm Unga, Naass lạc vào trại của Malemute Kid và vay của anh ta năm mươi lượng vàng để tiếp tục hành trình tìm kiếm Unga, Naass gặp Unga và gã tình địch người da trắng trong cảnh hai người này không còn nhận ra anh ta nữa. Tiếp nữa là sự kiện Naass trả thù kẻ tình địch đã cướp mất vợ của mình bằng cách bắt anh ta phải chịu vô vàn gian khổ mà Naass từng trải qua trong suốt cuộc hành trình. Cuối cùng là sự kiện Axel Gunderson chết, nàng Unga cự tuyệt Naass và ở lại bên xác chết của Axel Gunderson.

Lần theo tiến trình sự kiện chúng ta sẽ thấy truyện mở đầu bằng các sự kiện ở thời hiện tại, từ giữa cho đến kết thúc truyện lại là các sự kiện thuộc về quá khứ qua sự hồi tưởng của nhân vật chính. Việc đảo lộn trật tự thời gian sự kiện như vậy đã tạo cho người đọc cảm giác hồi hộp, lôi cuốn người đọc xâm nhập vào thế giới của truyện để biết được vì sao Naass lại rơi vào hoàn cảnh như hiện tại. Nếu trật tự sự kiện được sắp xếp theo thời gian tuyến tính thì sau mỗi sự kiện người đọc sẽ không khó để đoán trước sự kiện tiếp theo. Như thế truyện sẽ thiếu sự hấp dẫn đối với người đọc.

Truyện ngắn Hội những người già cũng là một minh chứng cho hình thức kết cấu đảo lộn trật tự thời gian sự kiện. Có thể tóm tắt chuyện được kể trong truyện này như sau: cuộc sống của bộ lạc Cá Trắng đang bình yên thì người da trắng lũ lượt kéo đến. Họ ngang nhiên gieo rắc trên lãnh thổ của bộ lạc Cá Trắng vô khối tai họa: đất đai bị xâm lấn, của cải bị vơ vét, bệnh dịch tràn lan, con người suy yếu và thưa thớt dần. Trước hoàn cảnh đó, lão già Imbel đã cùng với những người già khác đã nổi dậy giết chết rất nhiều người da trắng để bảo vệ bộ lạc của mình. Sau đó Imbel đã tìm đến cảnh sát để tự thú tội giết người. Cuối cùng lão đã bị đưa ra xét xử tại quần đảo Kazar. Chuyện là như vậy, nhưng trật tự các sự kiện trong cốt truyện lại được nhà văn sắp xếp hoàn toàn theo chiều ngược lại. Lần theo tiến trình sự kiện trong cốt truyện ta thấy, mở đầu là sự kiện tòa án Kazar xét xử lão già Imbel. Nhưng Imbel bị xét xử vì tội gì? Trong lúc người đọc đang băn khoăn không hiểu lão Imbel đã mắc

phải tội danh gì để dẫn đến cảnh phải đưa ra xét xử tại tòa án thì sự kiện thứ hai xuất hiện. Đó là sự kiện lão Imbel đến gặp đại úy Alechxandre để thú tội giết người. Sau đó lần lượt là các sự kiện kể về sự bành trướng của người da trắng và biết bao tai họa mà họ đã gây ra cho bộ lạc Cá Trắng. Những sự kiện đó đã trả lời cho người đọc câu hỏi vì sao lão Imbel và những người già khác đã phạm tội giết người. Kết cấu đảo lộn trật tự thời gian sự kiện trong truyện ngắn này là một hình thức nghệ thuật để “cài bẫy” người đọc, khiến cho người đọc phải đọc từ đầu đến cuối mới có thể nắm bắt được cốt truyện. Đồng thời, việc đưa hiện tại lên trước, đẩy quá khứ về sau trong truyện ngắn này cũng là một cách để J. London thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Ông muốn nhấn mạnh, khắc sâu bi kịch hiện tại của những người dân da màu trong cuộc đấu tranh bảo vệ cuộc sống tự do.

Cũng với ý đồ nghệ thuật đó, trật tự sự kiện trong truyện ngắn A! A! A! không theo logic quan hệ nhân quả mà ngược lại, các sự kiện được kể theo trình tự từ kết quả ngược về nguyên nhân. Phần đầu của truyện kể về cuộc sống mất tự do của thổ dân trên vùng đảo Ulong, dưới sự cai trị của người da trắng mà đứng đầu là tên ác quỷ McAllister. Phần cuối của truyện được kể qua hồi tưởng của nhân vật Oti – một thổ dân trên vùng đảo Ulong. Câu chuyện do Oti kể gồm nhiều sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Những sự kiện ấy xoay quanh việc lí giải nguyên nhân dẫn đến sự quy phục người da trắng và chấp nhận sống mất tự do của thổ dân trên vùng đảo san hô này.

Dạng thứ hai, đảo lộn trật tự thời gian sự kiện bằng cách để người kể chuyện với tư cách là người biết tuốt mọi chuyện trực tiếp kể lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, không dùng đến những trường đoạn hồi tưởng của các nhân vật. Tiêu biểu cho dạng kết cấu này là các truyện ngắn Miếng bít tết, Kẻ bỏ đạo, Sự im lặng màu trắng…

Truyện ngắn Miếng bít tết mở đầu bằng sự kiện võ sĩ ThomKing chuẩn bị bước vào trận đấu trong tình thế bị cái đói đè nặng và chứng kiến cảnh vợ con phải nhịn đói chờ mong anh chiến thắng trở về. Ngay sau đó là sự kiện ThomKing hạ gục võ sĩ Ulumulu đã xảy ra hai mươi năm về trước. Tiếp đến, người kể chuyện đưa người đọc trở lại hiện tại bằng sự kiện ThomKing nặng nề lê cái bụng đói đến trường đấu để chuẩn bị đo ván với một võ sĩ trẻ hạng nặng. Sau đó là sự xuất hiện các sự kiện

thuộc về “những ngày xưa huy hoàng” của ThomKing. Cứ như thế, những sự kiện ở hiện tại và quá khứ của ThomKing lần lượt đan xen nhau mà xuất hiện dưới hình thức sóng đôi. Việc sắp xếp đan xen các sự kiện quá khứ với hiện tại như vậy đã góp phần thể hiện ý đồ nghệ thuật của J. London. Nhà văn dường như muốn xoáy sâu vào nỗi dày vò của ThomKing, và tập trung phản ánh quy luật mạnh được yếu thua đang hiện hữu trong xã hội Mỹ thời bấy giờ.

Theo lời người kể chuyện, truyện ngắn Kẻ bỏ đạo cũng khởi đầu bằng những sự kiện thuộc về cuộc sống hiện tại đầy bi kịch của cậu bé John. Tiếp đó là sự kiện John ra đời giữa tiếng máy gầm rú và không khí đầy bụi bặm của một nhà máy dệt ở thời điểm hai mươi năm về trước. Tiếp nữa là các sự kiện kể về cuộc sống lao động của John trong các nhà máy và quan hệ bất hòa giữa John với cậu em trai ở nhà. Cuối cùng là sự kiện John từ bỏ công việc và gia đình để tìm đến một nơi xa xôi với niềm khát khao được nghỉ ngơi. Việc đảo lộn trật tự sự kiện trong truyện ngắn này cũng không nằm ngoài ý đồ tái hiện lại hành trình số phận bi kịch của nhân vật John (nhân vật chính trong truyện), nhấn mạnh sự bất công, phi lí mà John phải gánh chịu, qua đó lên án gay gắt chế độ người bóc lột người một cách dã man đang diễn ra trong xã hội tư bản Mỹ.

Một số ví dụ trên đây cho thấy kết cấu đảo lộn trật tự thời gian sự kiện là một hình thức nghệ thuật nổi bật trong thi pháp truyện ngắn của J. London. Hình thức kết cấu này biểu hiện khá đa dạng và góp phần không nhỏ vào việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Kết cấu đảo lộn thời gian sự kiện có tác dụng hiện tại hóa những chuyện được kể, nhấn mạnh và khắc sâu bi kịch đời sống hiện tại của nhân vật. Hình thức kết cấu này một phần cũng thể hiện được nhịp độ mau lẹ của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, việc đảo lộn trật tự thời gian sự kiện ít nhiều cũng gợi nên sự khó hiểu cho những người đã quen với cách đọc truyện truyền thống.

3.2.3. Kết cấu lồng ghép truyện trong truyện và kiểu cốt truyện khung Đây là kiểu cốt truyện có sự đan lồng một hoặc một số truyện thành phần trong Đây là kiểu cốt truyện có sự đan lồng một hoặc một số truyện thành phần trong một truyện lớn bao trùm, được gọi là truyện khung. Hình thức kết cấu này tạo nên

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Jack London (Trang 70 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w