Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
1.2.4.2.1. Nhóm chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh tốn trong kỳ với các khoản phải thanh tốn trong kỳ, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong mỗi giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.
- Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
Hệ số này cho biết các khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn. Trong đó tài sản lưu động gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và hàng tồn kho. Còn nợ ngắn hạn bao gồm: vay ngắn hạn, các khoản phải trả nhà cung cấp, thuế phải nộp Nhà nước, các khoản phải trả khác. Đây là chỉ tiêu được các chủ nợ ngắn hạn quan tâm nhất trong cơng tác phân tích tài chính vì nó cho biết mức độ các khoản nợ của họ được trang trải bằng tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Hệ số càng cao thì khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, nếu hệ số cao q thì cũng là khơng tốt do:
Các khoản phải thu quá lớn bao gồm các khoản nợ nần dây dưa, lịng vịng khó địi, các khoản phải thu khơng có khả năng thu hồi. Hay nói cách khác, Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.
Các khoản phải trả khơng có khả năng thanh tốn. Vốn bằng tiền dự trữ nhiều làm giảm khả năng sinh lời. Hàng tồn kho bị ứ đọng khơng có khả năng tiêu thụ.
Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng một thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn. Thơng thường hệ số này xấp xỉ bằng 2 được đa số các chủ nợ chấp nhận.
- Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh =
Hàng tồn kho là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Do vậy, hệ số này cho biết khả năng hồn trả các khoản nợ ngắn hạn khơng phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ - hàng tồn kho. Thực tế cho thấy, hệ số này lớn hơn 1 là có thể chấp nhận được vì nó cho thấy nếu doanh nghiệp bán đi các tài sản tương đương tiền và thu hồi được các khoản phải thu thì có thể thanh tốn được các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán đi hàng dự trữ. Nếu hệ số này > 0,5 thì tình hình thanh tốn tương đối khả quan, cịn nếu < 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh tốn cơng nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hóa, sản phẩm để trả nợ vì khơng đủ tiền thanh tốn.
- Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời =
Nợ đến hạn ở đây bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (nợ phải trả) đến hạn trả tiền.
Đây là hệ số thể hiện chính xác nhất khả năng thanh tốn của doanh nghiệp vì nó loại bỏ tính khơng chắc chắn của các khoản phải thu cũng như khả năng chuyển thành tiền chậm của dự trữ. Nhìn vào hệ số này, người ta có thể biết được toàn bộ số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo trả ngay lập tức là bao nhiêu. Đối với doanh nghiệp khan hiếm tiền mặt thường có hệ số thấp. Đó là các
doanh nghiệp mà cơng tác quản lý dự trữ, tiêu thụ và các khoản phải thu chưa tốt dẫn đến tốc độ quay vòng vốn thấp. Tuy nhiên, nếu hệ số trên quá cao cũng là điều không tốt vì tiền dự trữ q nhiều sẽ khơng sinh lãi. Do vậy, các doanh nghiệp phải tìm kiếm một tỷ lệ dự trữ tiền mặt sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình để đồng tiền sinh lợi nhiều nhất và tình trạng thanh tốn an tồn nhất.