Phương pháp phân tích tỷ số

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại công ty cổ phần cơ điện lạnh (Trang 43)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

1.2.6.2. Phương pháp phân tích tỷ số

Phân tích tỷ số là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ số của các đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi của các tỷ số chính là sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ số yêu cầu phải xác định được ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu.

Phương pháp này ngày càng được áp dụng phổ biến bởi vì nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn, đó là cơ sở để hình thành những tỷ số tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ thông tin cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số.

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được phân chia thành các nhóm tỷ số đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:

- Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: phản ánh khả năng hoàn trả các khoản nợ của doanh nghiệp.

- Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.

- Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động: đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.

- Nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi: phản ánh hiệu quả hoạt động tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.

Mỗi nhóm tỷ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau. Trong quá trình phân tích, tùy theo mục đích phân tích mà nhà phân tích chú trọng vào các nhóm tỷ số, các tỷ số khác nhau.

Phương pháp phân tích tỷ số giúp cho doanh nghiệp đánh giá được sự biến động và xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như: việc phân tích đòi hỏi phải có một hệ thống chỉ tiêu chuẩn để làm cơ sở tham chiếu, quy mô dữ liệu cho phân tích lớn. Hạn chế lớn nhất của phương pháp này đó là mỗi tỷ số chỉ là một chỉ tiêu độc lập, phản ánh một khía cạnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm mà không chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của các hiện tượng tài chính. Do đó, nếu đứng độc lập thì các tỷ số tài chính không có ý nghĩa cho việc phân tích. Để

khắc phục hạn chế này của phương pháp phân tích tỷ số, người ta sử dụng phương pháp phân tích Dupont.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại công ty cổ phần cơ điện lạnh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w