Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại công ty cổ phần cơ điện lạnh (Trang 30 - 31)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

1.2.4.2.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn

Nhóm chỉ tiêu này dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu của Doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với các doanh nghiệp, phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Nếu chủ sở hữu chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn thì rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh là do chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm được quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, các khoản vay cũng tạo ra những khoản tiết kiệm nhờ thuế do chi phí đi vay là chi phí trước thuế.

- Hệ số nợ trên tổng tài sản Hệ số nợ trên tổng tài sản =

Hệ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thơng thường, các chủ nợ thích hệ số này vừa phải vì hệ số này càng thấp thì khoản nợ càng được bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, chủ sở hữu doanh nghiệp lại muốn hệ số này cao vì họ muốn nắm quyền điều hành và kiểm sốt, muốn lợi nhuận gia tăng nhanh. Hệ số này quá cao Doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn.

- Hệ số đo lường khả năng thanh toán lãi vay Hệ số đo lường khả năng thanh toán lãi vay =

Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Khi xem xét tình hình tài chính của một doanh nghiệp, khả năng thanh tốn về lãi vay có liên quan đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp đó. Nếu một doanh

nghiệp có hệ số nợ trên tổng tài sản cao, đồng thời hệ số đo lường khả năng thanh tốn lãi vay thấp thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc tiếp tục vay nợ.

- Hệ số cơ cấu tài sản Hệ số cơ cấu tài sản =

Hệ số này phản ánh tỷ trọng của TSCĐ hoặc TSLĐ chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết tính hợp lý trong việc đầu tư để từ đó có kế hoạch điều chỉnh và cân đối các khoản mục cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu đầu tư vào tài sản cố định ở mức độ vừa phải, doanh nghiệp có thể tận dụng được địn bẩy hoạt động, tăng lợi nhuận trước thuế, nếu đầu tư q ít thì cũng khơng tốt vì khơng đáp ứng được cơ sở trang thiết bị cho sản xuất kinh doanh, nếu đầu tư q nhiều thì sẽ khơng tốt sẽ khiến cho doanh nghiệp khơng có lợi nhuận, thậm chí thua lỗ do khả năng thu hồi vốn chậm, nhất là đối với những tài sản cố định vơ hình mức độ khấu hao nhanh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại công ty cổ phần cơ điện lạnh (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w