I. Các khoản phải thu ngắn hạn 457,622,941 575,146,029 600,330,
d. Nhóm chỉ tiêu và khả năng sinh lờ
Điều mà bất kỳ ai khi quan tâm đến Doanh nghiệp đều phải chú trọng đến khả năng sinh lời của Doanh nghiệp đó. Thấy rõ tầm quan trọng của điều đó nên trong các năm qua Công ty đã phân tích và đánh giá khả năng sinh lời của Công ty thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời.
Bảng 2.15: Hệ số sinh lợi doanh thu
Đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Doanh thu thuần 1,154,393,374 1,174,211,133 1,807,852,277 2. Lợi nhuận sau thuế (153,826,951) 433,802,217 360,514,464 3. Hệ số sinh lợi doanh thu (3=2/1) - 0.13 0.37 0.20
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán 2008-2010
Năm 2008, hệ số sinh lợi doanh thu đạt - 13%. Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra thì công ty bị lỗ 13 đồng. Chỉ số này tăng lên trong năm 2009 là 37% và giảm xuống còn 20% trong năm 2010. Chủ yếu do trong năm 2008 Công ty chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 231,5 tỷ đồng, trích lập quỹ đầu tư phát triển 35 tỷ đồng và trích quỹ dự phòng tài chính 14 tỷ đồng. Việc giảm hệ số sinh
lời doanh thu này do ảnh hưởng một phần của suy thoái kinh tế thế giới bắt đầu từ Mỹ vào tháng 12/2007 và hậu quả của cuộc suy thoái này cũng còn dai dẳng trong các năm tiếp theo, làm cho chi phí của Công ty tăng đột biến, dẫn đến lợi nhuận sau thuế của Công ty mặc dù vẫn tăng nhưng với hệ số sinh lời doanh thu giảm.
Bảng 2.16: Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Lợi nhuận sau thuế (153,826,951) 433,802,217 360,514,464 2. Vốn chủ sở hữu 2,087,167,691 2,462,171,925 2,899,971,598 3. Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu
(ROE) (3=1/2) -0.07 0.18 0.12
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán 2008-2010
Năm 2009, hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu là 18 %, đây là mức cao bởi cứ bỏ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì Công ty thu về 18 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là một kết quả khả quan. Tuy nhiên, Công ty không duy trì được hệ số này trong năm 2010 mà bị giảm xuống còn 12%. Nguyên nhân là do năm 2010, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 17,78% trong khi lợi nhuận sau thuế giảm 16,89% so với năm 2009. Điều đó chứng tỏ Công ty sử dụng vốn chưa thực hiệu quả.
Bảng 2.17: Hệ số sinh lời tài sản (ROA)
Đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Lợi nhuận sau thuế (153,826,951) 433,802,217 360,514,464 2. Tổng tài sản 2,608,254,498 3,381,946,279 4,961,927,437 3. Hệ số sinh lời tài sản (ROA) (3=1/2) -0.06 0.13 0.07
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán 2008-2010
Năm 2009, hệ số sinh lời của tài sản là 13%, tức là cứ bỏ 100 đồng tài sản thì Công ty thu về 13 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng tỷ lệ này lại bị giảm trong năm 2010 còn 7%. Nguyên nhân là do năm 2010, tốc độ tăng của tổng tài sản 46,72% trong khi lợi nhuận sau thuế giảm 16,89% so với năm 2009, ngoài ra hiệu suất sử
dụng tổng tài sản của Công ty năm 2009 và 2010 cũng nhỏ hơn hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2008 . Điều đó chứng tỏ Công ty sử dụng tài sản chưa thực sự hiệu quả để góp phần làm tăng lợi nhuận sau thuế tương ứng.
Khuyến nghị: Công ty nên tận dụng tối đa tài sản hiện có để làm tăng lợi nhuận sau thuế, tăng chỉ tiêu hệ số sinh lời của tài sản.
Bảng 2.18: Các chỉ tiêu tài chính trung gian
Đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009 so với 2008 2010 so với 2009
Lượng Tỷ trọng(%) Lượng Tỷ trọng(%)
1. Doanh thu thuần 1,154,393,374 1,174,211,133 1,807,852,277 19,817,759 1.72 633,641,144 53.96 2. Giá vốn hàng bán (851,115,413) (765,333,673) (1,312,897,271) 85,781,740 -10.08 -547,563,598 71.55 3. LN gộp 303,277,961 408,877,460 494,955,006 105,599,499 34.82 86,077,546 21.05 4. Doanh thu hoạt động tài chính 183,012,218 212,900,370 163,502,423 29,888,152 16.33 -49,397,947 -23.20 5. Chi phí tài chính (525,042,497) (4,086,863) (54,805,710) 520,955,634 -99.22 -50,718,847 1241.02 6. Chi phí bán hàng (39,710,986) (48,980,024) (56,307,478) -9,269,038 23.34 -7,327,454 14.96 7. Chi phí quản lý DN (70,809,872) (90,065,673) (103,904,097) -19,255,801 27.19 -13,838,424 15.36 8. LN (lỗ) từ hoạt động KD (149,273,176) 478,645,270 443,440,144 627,918,446 - -35,205,126 -7.36 9. Thu nhập khác 7,982,887 5,749,895 11,363,888 -2,232,992 -27.97 5,613,993 97.64 10. Chi phí khác (368,307) (205,800) (891,154) 162,507 -44.12 -685,354 333.02 11. Lợi nhuận khác 7,614,580 5,544,095 10,472,734 -2,070,485 -27.19 4,928,639 88.90
12. Lãi từ công ty liên kết - - 13,926,211 - - 13,926,211 -
13. Tổng LN (lỗ) trước thuế (141,658,596) 484,189,365 467,839,089 625,847,961 - -16,350,276 -3.38 14. Chi phí thuế TNDN hiện hành (15,036,430) (52,302,330) (116,136,185) -37,265,900 247.84 -63,833,855 122.05 15. Thu nhập thuế TNDN hoãn lại 2,868,075 1,915,182 8,811,560 -952,893 -33.22 6,896,378 360.09 16. LN (lỗ) sau thuế TNDN (153,826,951) 433,802,217 360,514,464 587,629,168 - -73,287,753 -16.89
Khi phân tích kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009 và 2010, đội ngũ phân tích tài chính đã có nhận xét như sau:
Doanh thu năm 2009 tăng 1,72% so với năm 2008, đây là mức tăng thấp nhất kể từ khi Công ty đi vào hoạt động, nhưng giá vốn năm 2009 giảm 10,08% so với năm 2008. Do đó lãi gộp tăng 105.599.499 ngàn đồng, tức là tăng tới 34,82% so với năm 2008, điều đó chứng tỏ năm 2009 là một năm có kết quả doanh thu tốt, kiểm soát giá vốn tốt nên lãi gộp tăng. Nhưng mặt khác phải xét đến chi phí bán hàng và quản lý Doanh nghiệp lại cũng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao trong năm 2009, lên tới 23,34% và 27,17% so với năm 2008, chi phí tài giảm 520,955,634 ngàn đồng tương đương 99,22% so với năm 2008 trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ tăng 29.888.152 ngàn đồng tương đương 16,33%, nguyên nhân là do trong năm 2009 Công ty hoàn nhập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư 220.902.307 ngàn đồng bù cho phần lỗ do bán các khoản đầu tư là 207.707.596 ngàn đồng, trong khi năm 2008 Công ty trích dự phòng giảm giá các khoản đầu tư 467.130.066 ngàn đồng. Chính vì vậy, lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2009 tăng 587,629,168 ngàn đồng so với năm 2008. Vì vậy, Công ty cần có giải pháp hữu hiệu để kiểm soát chi phí bán hàng và quản lý Doanh nghiệp, phải kiểm soát tốt dòng tiền để giảm chi phí lãi vay, đồng thời sử dụng các biện pháp hiệu quả khác để giảm thiểu chênh lệch tỷ giá trong kỳ.
Doanh thu năm 2010 tăng 53,96% so với năm 2009, cao hơn rất nhiều mức tăng của năm 2009 so với 2008. Giá vốn năm 2010 cũng tăng tới 71,55% so với năm 2009. Vì thế, lãi gộp tăng 86.077.546 ngàn đồng tương đương 21,05% so với năm 2009. Nhưng trong năm 2010, Công ty vẫn chưa kiểm soát tốt chi phí bán hàng và quàn lý nên mức tăng của chi phí này là 14,96% và 15,36% so với năm 2009, thêm vào đó chi phí tài chính tăng 50.718.847 ngàn đồng tương đương 1.241 % so với năm 2009 trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 49.397.947 ngàn đồng tương đương 23,2% so với năm 2009. Chính vì thế lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2009 giảm 35.205.126 ngàn đồng tương đương 7,36% so với năm 2009. Việc tăng lãi gộp, tăng chi phí tài chính nhưng vẫn chưa kiểm soát tốt chi phí
bán hàng và quàn lý Doanh nghiệp nên lợi nhuận sau thuế của Công ty năm bị giảm 73.287.753 ngàn đồng tương đương 16,89% so với năm 2009.
Khuyến nghị: Công ty phải kiểm soát chặt chẽ chi phí bán hàng và quản lý Doanh nghiệp, phải xem xét đến các khoản đầu tư, kiểm soát tốt dòng tiền để giảm chi phí tài chính, đồng thời sử dụng các biện pháp hiệu quả khác để giảm thiểu chênh lệch tỷ giá trong kỳ.
2.3. Đánh giá về phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần cơ điện lạnh phần cơ điện lạnh
2.3.1. Những kết quả đạt được