Nhóm chỉ số về khả năng sinh lờ

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại công ty cổ phần cơ điện lạnh (Trang 33 - 36)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

1.2.4.2.4. Nhóm chỉ số về khả năng sinh lờ

Khả năng sinh lời là kết quả tổng hợp chịu tác động của nhiều nhân tố vì thế khác với các tỷ lệ tài chính phân tích ở trên chỉ phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp, tỷ lệ về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp. Để đánh giá về hiệu quả kinh tế, họ đều có mục đích chung làm thế nào để một đồng vốn bỏ vào kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất và khả năng sinh lời nhiều nhất. Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

- Hệ số sinh lợi doanh thu

Hệ số sinh lợi doanh thu =

Đây là thước đo chỉ rõ năng lực hoạt động của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận và năng lực cạnh tranh. Nó cho biết một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có thể thay đổi do chi phí hoặc giá bán sản phẩm thay đổi. Khơng phải lúc nào giá trị của nó cũng cao là tốt. Nếu nó cao do chi phí (giá thành phẩm) giảm thì tốt nhưng nếu cao tăng giá bán trong trường hợp cạnh tranh thì chưa phải là tốt, ảnh hưởng đến lợi nhuận trong tương lai. Chỉ tiêu này thường được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau.

- Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng hệ số này cũng thuộc trong số các mục tiêu của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Để có thể nâng cao tỷ lệ này ta phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến nó.

ROE = = x x

Như vậy, hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố: Hệ số sinh lợi doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.

- Hệ số sinh lời tài sản (ROA) Hệ số sinh lời tài sản = hoặc Hệ số sinh lời tài sản =

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Nó cho biết với mỗi đồng tài sản đầu tư thì sẽ thu được bao nhiều đồng lãi trong một kỳ kinh doanh. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi phải trả hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với Tổng tài sản. Đối với doanh nghiệp có sử dụng nợ trong kinh doanh, người ta thường dùng chỉ tiêu hệ số sinh lời tài sản xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi phải trả cho tổng tài sản.

Tóm lại, trên đây là 4 nhóm chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản, khái qt tồn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu với ngành nào đã có hệ số trung bình ngành ta sẽ dễ dàng nhận biết được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có triển vọng hay kém hiệu quả. Nhưng thực trạng ở nước ta hiện nay chưa xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu tham chiếu nên ta sẽ nhìn vào hoạt động của doanh nghiệp trong một chuỗi thời gian liên tục để biết được q trình phát triển của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra ngun nhân xác thực nhất, giải pháp hữu hiệu nhất cho doanh nghiệp thông qua đánh giá, nhận xét (chủ yếu thông qua so sánh giữa các năm với nhau). Để phấn đấu đạt tới sự lành mạnh trong hoạt động tài chính của

doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp mình với các chỉ tiêu của doanh nghiệp cùng ngành có tình hình tài chính lành mạnh được coi là chuẩn mực và cố gắng phấn đấu đạt tới các giá trị trung bình của các chỉ tiêu đó. 1.2.4.3. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế tốn.

Trong q trình phân tích này những người phân tích tài chính cần phải xây dựng bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn. Bảng này giúp cho việc xác định rõ nguồn cung ứng vốn và mục đích sử dụng các nguồn vốn. So sánh sự thay đổi các khoản mục trong một thời kỳ giữa hai thời điểm trong từng chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán. Sự so sánh này sẽ cho thấy hai chỉ tiêu sử dụng vốn và nguồn vốn với nguyên tắc:

- Nếu tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn thì ghi vào cột sử dụng vốn.

- Nếu giảm tài sản hoặc tăng nguồn vốn thì ghi vào cột nguồn vốn.

- Tổng số tăng của cột sử dụng vốn và nguồn vốn luôn bằng nhau thể hiện sự biến động về vốn của chu kỳ kinh doanh đó.

Bảng 1.2: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng 1. Sử dụng vốn ………………… Cộng sử dụng vốn 2. Nguồn vốn ………………… Cộng nguồn vốn

Sau khi thiết lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn, bảng này sẽ làm cơ sở để tiến hành phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn. Q trình phân tích sẽ cho thấy tăng giảm nguồn vốn trong một thời kỳ, tình hình sử dụng vốn, những chỉ tiêu ảnh hưởng tới sự tăng giảm nguồn vốn, từ đó cho thấy những khoản đầu tư vốn và nguồn vốn chủ yếu được hình thành để tài trợ cho những đầu tư đó. Và doanh nghiệp cũng sẽ có những giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại công ty cổ phần cơ điện lạnh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w