Phân tích cơ cấu tài sản trong Bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại công ty cổ phần cơ điện lạnh (Trang 58)

Hoạt động kinh doanh chính

2.2.4.1. Phân tích cơ cấu tài sản trong Bảng cân đối kế toán

Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn là nội dung phân tích tài chính rất cơ bản và đã được thực hiện tại hầu hết các Doanh nghiệp vì những ai quan tâm đến tình hình tài chính của một Công ty thường quan tâm đến tỷ trọng và sự biến đổi của các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Bước công việc này đã được các nhân viên phòng Kế toán tài chính thực hiện đều đặn hàng năm.

Trong báo cáo phân tích tài chính năm 2009:

- Năm 2009, trong kết cấu tài sản của Công ty thì chủ yếu là bất động sản đầu tư và các khoản đầu tư tài chính dài hạn (chiếm 55,24% đầu năm và cuối năm là 55,55%), với số tuyệt đối là gần 1.880 tỷ đồng, trong đó đầu tư dái hạn vào các công ty liên kết và công ty đồng kiểm soát là gần 219 tỷ đồng, đầu tư dài hạn vào các công ty con là gần 1.312 tỷ đồng.

- Đầu năm 2009, phải thu khách hàng chiếm 7,48% tổng tài sản, cuối năm 2009 là 6,65% so với tổng tài sản. Điều này chứng tỏ Công ty đã thực hiện công tác thu hồi nợ tốt hơn, tuy nhiên con số tuyệt đối vẫn tăng 29,7 tỷ đồng làm cho mức gia tăng khoản phải thu khách hàng lên tới 15,24% so với năm 2008.

- Năm 2010, trong kết cấu tài sản của Công ty thì tỷ lệ các khoản đầu tư tài chính dài hạn đã giảm từ 40,12% năm 2009 xuống còn 33,28%, nhưng con số tuyệt đối vẫn tăng gần 295 tỷ đồng làm cho mức gia tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn lên đến 21,69% só với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty mua thêm 11,71% cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công ty Cổ phần thủy điện Thác Bà (TBC) làm cho tỷ lệ sở hữu của Công ty trong TBC từ 10% lên 21,71%. Theo đó, TBC trở thành công ty liên kết của Công ty. Và trong năm 2010 các khoản đầu tư dài hạn của Công ty chủ yếu vào các công ty năng lượng, nước và phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.

- Đầu năm 2010, trong kết cấu tài sản của Công ty thì tỷ lệ hàng tồn kho chiếm 7,37%, cuối năm là 11,67%, con số tuyệt đối tăng gần 330 tỷ đồng làm cho mức gia tăng hàng tồn kho lên tới 132,17% so với năm 2009. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và nguyên liệu, vật liệu tồn kho tăng quá cao so với năm 2009. Công ty cần có chính sách kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và nguyên liệu, vật liệu tồn kho chặt chẽ hơn để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Đầu năm 2010 phải thu khách hàng chiếm 6,65% tổng tài sản, cuối năm 2010 là 5,48 %. Điều này chứng tỏ Công ty thực hiện công tác thu hồi nợ tốt hơn, tuy nhiên con số tuyệt đối vẫn tăng 46,9 tỷ đồng làm cho mức gia tăng khoản phải thu khách hàng lên tới 20,84% so với năm 2009.

Khuyến nghị: trong hai báo cáo phân tích tài chính năm 2009 và 2010: Trong 3 năm 2008-2010, công tác thu hồi nợ thực hiện tốt, tuy nhiên mức gia tăng các khoản phải thu khách hàng về con số tuyệt đối vẫn tăng hàng năm. Công ty cần có chính sách kiểm soát các khoản phải thu khách hàng hơn nữa để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Chỉ tiêu

31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 2009 so với 2008 2010 so với 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1,118,977,987 42.90 1,408,236,808 41.64 2,653,821,284 53.48 289,258,821 25.85 1,245,584,476 88.45

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại công ty cổ phần cơ điện lạnh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w