Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại công ty cổ phần cơ điện lạnh (Trang 88)

I. Các khoản phải thu ngắn hạn 457,622,941 575,146,029 600,330,

3.2.4.Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH

3.2.4.Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính

Như đã được đề cập, hiện tại Công ty Cổ phần cơ điện lạnh mới chỉ áp dụng hai phương pháp truyền thống trong phân tích tài chính bao gồm phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ số. Mặc dù, hai phương pháp này đã được đội ngũ phân tích tài chính của Công ty sử dụng thành thạo và khá hiệu quả nhưng cũng chỉ mới tính toán được các chỉ tiêu cơ bản mà chưa thấy rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó cũng như là mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác đến chỉ tiêu cần phân tích. Do vậy, Công ty nên áp dụng phương pháp phân tích Dupont vào sử dụng. Đây là phương pháp phân tích khoa học, có nhiều ưu điểm và được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển.

Ví dụ, áp dụng phương pháp phân tích Dupont để phân tích các nhân tố tác động đến ROE của Công ty Cổ phần cơ điện lạnh giai đoạn 2008-2010 như sau:

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu sử dụng trong phương pháp phân tích tài chính Dupont

Đơn vị tính: ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. LNST/Doanh thu thuần -0.133 0.369 0.199

2. Doanh thu thuần/Tổng tài sản 0.443 0.347 0.364 3. Hệ số sinh lời tài sản ROA (3=1x2) -0.059 0.128 0.073 4. Hệ số nợ Rd (Nợ/Tổng tài sản) 0.200 0.272 0.416

5. (1 – Hệ số nợ) 0.800 0.728 0.584

6. LNST/Vốn CSH (ROE) (6=3/5) -0.074 0.176 0.124

Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán 2008-2010

So sánh phương trình Dupont hai năm 2008 và 2009 cho thấy hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu trong năm 2009 tăng so với năm 2008. Nguyên nhân là do doanh lợi doanh thu tăng, hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2009 giảm so với năm 2008, hệ số nợ tăng lên nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh lợi doanh thu. Như vậy việc tăng cường sử dụng nợ trong năm 2009 là có lợi cho Công ty, làm cho lợi nhuận sau thuế tăng.

Sang năm 2010, hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu lại thấp hơn năm 2009, nguyên nhân là do: Doanh lợi doanh thu năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009, hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng so với năm 2009, hệ số nợ tăng lên với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng không đáng kể kết hợp với doanh lợi doanh thu giảm mạnh dẫn đến hệ số sinh lời tài sản ROA năm 2010 giảm so với năm 2009 (từ 0,128 xuống còn 0,073). Trong khi đó hệ số nợ của Công ty lại tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh lợi doanh thu làm cho hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu giảm.

Từ những phân tích trên, có thể thấy các hệ số có ảnh hưởng rất lớn đến hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu đặc biệt là hệ số nợ có thể khuyếch đại hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu, làm lợi cho chính Công ty đồng thời làm giảm nhẹ sự suy giảm của hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu và vòng quay toàn bộ vốn. Tuy nhiên tình hình sẽ trở nên

tồi tệ nếu đồng vốn đi vay của Doanh nghiệp được sử dụng không hiệu quả dẫn tới thua lỗ. Khi đó một hệ số nợ cao sẽ càng làm cho sự thua lỗ của Công ty nhiều hơn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại công ty cổ phần cơ điện lạnh (Trang 88)