1.4.1. Sử dụng cỏ tươi
Theo Hồng Minh, (2002) [47] thì lượng thức ăn để tăng 1 kg thịt hơi cần: từ 35 - 40 kg cỏ tươi (nuôi đơn thuần là chăn thả) hoặc từ 18 - 20 kg cỏ tươi + 3,4 - 4 kg
rơm ủ + 0,3 - 0,4 kg cám, bột sắn (đối với nuôi vỗ béo bò tại chuồng). Để sản xuất ra 1 lít sữa bò cần 8 - 10 kg cỏ tươi + 3,4 - 4 kg rơm ủ + 0,3 - 0,4 kg cám hỗn hợp.
Skerman và Riveros, (1990) [185] cho rằng lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của gia súc phụ thuộc vào khối lượng con vật và phụ thuộc vào từng loài riêng biệt. Để đánh giá khả năng thu nhận thức ăn của gia súc, người ta thường xác định số gam vật chất khô ăn được trên đơn vị khối lượng trao đổi của cơ thể. Thức ăn thu nhận được của gia súc (tính theo chất khô) là rất khác nhau tùy thuộc vào sự thành thục của cỏ, từ 24 g/kg W0,75/ngày với cỏ nhiệt đới thành thục, tới 100 g/kg W0,75/ngày với cỏ nhiệt đới chưa thành thục.
Tô Du, (2005) [20], khẩu phần thức ăn của bò vỗ béo có khối lượng cơ thể là 200 kg là 30 kg cỏ tươi các loại + 1 kg cỏ khô + 2,5 kg rơm; còn bò có khối lượng 290 kg là 35 kg cỏ tươi + 1 kg cỏ khô + 3 kg rơm.
Theo Vũ Ngọc Tý và CS, (1978) [77], bê nuôi thịt có khối lượng khác nhau, thì nhu cầu cỏ tươi các loại là khác nhau:
Đối với bò đang sinh trưởng thể trọng cuối kỳ là 70 kg cần 8 kg cỏ tươi; 100 kg cần 15 kg cỏ tươi, 130 kg cần 20 kg cỏ tươi, đồng thời phải cho ăn thêm cỏ khô và 0,2 kg thức ăn tinh.
Đối với bò nuôi vỗ béo, khối lượng từ 200 - 230 cho ăn 30 kg cỏ tươi/con/ngày; bò 260 - 290 kg cần 35 kg cỏ tươi/con/ngày; bò 320 kg cho ăn 40 kg cỏ tươi/con/ngày.
Trong mùa mưa, với khẩu phần 100 % cỏ tự nhiên, trâu 19 - 21 tháng tuổi tăng khối lượng 0,520 kg/con/ngày. Tăng khối lượng của trâu có thểđạt từ 0,500 đến 0,700 kg/ngày khi được chăn thả 6 - 7 giờ/ngày, bổ sung thêm cỏ cắt 10 - 12kg và sắn lát khô cộng cám gạo với mức 1 % khối lượng cơ thể (Đào Lan Nhi, 2002) [49].
Theo Nguyễn Văn Trí, (2006) [74] bò thịt chỉ chăn thả ngoài bãi chăn mỗi ngày sẽăn được khoảng 10 kg cỏ. Như vậy, phải luôn luôn có đủ cỏ tươi cho ăn tại chuồng, thì mới đảm bảo đủ tiêu chuẩn ăn hàng ngày. Nên cho ăn lượng thức ăn tại chuồng (cỏ tươi) buổi sáng ít hơn buổi chiều (30 - 40 %), vì để bò, bê tận dụng cỏ gặm được ngoài đồng. Cho bò, bê ăn nhiều thức ăn vào buổi chiều, để chúng có nhiều thời gian nhai lại trong đêm.
Chu Anh Dũng và CS, (1999) [21] cho biết: Trong giai đoạn từ sau khi sinh đến khi thụ thai, nếu được cung cấp đầy đủ cỏ xanh trong khẩu phần (≥ 20 kg/con/ngày), bò sữa sẽ sinh sản tốt hơn với khoảng cách hai lứa đẻ rút ngắn được 19 ngày và hệ số phối giảm 0,38 lần.
Theo Paul Pozy., (2001) [52] lượng chất khô ăn vào của bò sữa nuôi bằng cỏ tự nhiên biến động từ 121,20 - 144,4 g chất khô/kg W0,75 tùy theo từng tháng; còn nuôi bằng cỏ voi thì lượng chất khô ăn vào là 125,8 g chất khô/ kg W0,75; còn đối với rơm thì bò sữa ăn được lượng chất khô rất thấp chỉ từ 110,12 - 120,10 g chất khô/kg W0,75.
Lana và CS, (1995) [140] khi dùng 100 % khẩu phần cho bò là cỏ voi và thay thế dần vào khẩu phần với tỷ lệ cỏ stylo tươi là 0, 25, 50, 75 và 100 %, thì khi tăng từ 25 - 50 % làm tăng khối lượng hàng ngày của bò là có ý nghĩa, còn khi tăng hàm lượng cỏ stylo lớn hơn 75 % đã làm giảm khối lượng của bò.
1.4.2. Sử dụng cỏ khô
Khi cỏ khô được cho ăn tự do hoặc phối hợp với thức ăn ủ chua, thức ăn tinh, thức ăn củ quả, rỉ mật và các phụ phẩm chế biến lương thực, thực phẩm khác cần cho bò ăn cỏ xanh sau khi cho ăn cỏ khô, không nên cho bò ăn cỏ tươi trước vì chúng sẽ ít ăn cỏ khô.
Mỗi ngày có thể cho trâu, bò ăn từ 3 - 5 kg cỏ khô. Nên phối hợp cỏ khô với các loại thức ăn xanh, củ quả, thức ăn ủ với tỷ lệ cỏ khô bằng 1/3 khẩu phần là vừa phải. Về mùa xuân, nhiều cỏ non, nên cho trâu, bò ăn vài kilogam cỏ khô trước khi chăn thảđể tránh ỉa chẩy (Đoàn Ẩn và Võ Văn Trị, 1976) [2].
Giá trị 1 kg cỏ khô tương đương với 3 - 4 kg cỏ tươi, như vậy trong vụđông- xuân mỗi trâu, bò chỉ cần dự trữ từ 300 - 500 kg cỏ khô.
Có 3 cách sử dụng cỏ khô cho gia súc là:
Cho ăn tự do, cho ăn theo ngày và kiểm soát. Ở hệ thống cho ăn tự do, các kiện cỏ khô được đưa vào cho gia súc và chúng có thể ăn vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, với hệ thống này có thể dẫn đến lãng phí thức ăn đến 36 % do gia súc dẫm đạp. Để giảm thiểu tình trạng này, có thể cho ăn từng kiện vào từng thời gian cụ thể, sau khi ăn hết mới cho kiện khác
Trong hệ thống cho ăn theo ngày, các kiện cỏ khô được mở và cắt ra cho ăn theo khẩu phần hàng ngày và đểở trên mặt đất hay máng ăn. Dùng hình thức này sẽ giảm được lãng phí cỏ khi cho gia súc ăn, vì chỉ mất 30 phút đến 1 giờ cho 1 lần ăn. Tỷ lệ mất mát thức ăn chỉ dưới 2 %.
Kiểm soát thức ăn bằng cách điều chỉnh các thanh gỗ, qua đó gia súc có thể thò dần đầu vào lấy thức ăn và giảm được lao động, giảm thiểu cỏ bị bẩn và bị giẫm đạp. Lượng mất mát thấp hơn 3 % (Rider A. R., 1979) [169].
Tác giả Vũ Chí Cương, (2004) [17] cho biết, khi thay thế 100 % và 50 % thức ăn thô của địa phương bằng cỏ alfalfa khô nhập từ Hoa Kỳ đã làm tăng lượng thu nhận chất khô, UFL, PDI và năng suất sữa của bò lai hướng sữa nuôi ở Hà Nội và vùng phụ cận.
Theo Bùi Đức Lũng, (2005) [43] cỏ khô được cho ăn tự do, có thể phối hợp với thức ăn ủ chua, thức ăn tinh, thức ăn củ quả... Cần cho ăn thêm cỏ tươi sau khi ăn cỏ khô. Còn đối với sử dụng rơm khô thì cần bổ sung cỏ tươi và đặc biệt lượng hỗn hợp tinh cao hơn so với khi ăn cỏ khô. Khi kiềm hóa rơm làm thức ăn cho bò bằng các hình thức như dùng nước vôi tôi hay ủ với ure, kết hợp vôi và ure thì sau thời gian ủ từ 2 - 3 tuần (hè - đông) có thể lấy cho gia súc ăn.
Lindsay và CS, (1982) [144] cho biết, khi bê ăn cỏ Spear khô và cỏ Spear khô ủ ure + sulphur, thì bê thu nhận thức ăn ở mức 4,1 kg/con/ngày đối với cỏ khô và tăng lên 6,2 kg/con/ngày đối với cỏ ủ ure và làm thay đổi khối lượng bê theo chiều hướng tốt.
Khi sử dụng rơm khô không xử lý, thì lượng thức ăn thu nhận của động vật nhai lại là 3,06 kg/con/ngày, nhưng khi được xử lý bằng ure với tỷ lệ 5 % đã làm tăng lượng thu nhận lên 3,82 kg/con/ngày (tăng 25 %). Đồng thời tăng lượng vật chất khô tiêu hóa được của rơm khô từ 1,68 lên 2,48 kg/con/ngày (tăng 48 %) (Hart F và Wanapat, 1992) [127].
Theo Vũ Ngọc Tý và CS, (1978) [77] bê nuôi thịt có khối lượng từ 70 - 100 kg thể trong cuối kỳ chỉ cho ăn 1 kg cỏ khô/con/ngày. Từ khối lượng từ 130 - 220 kg thể trọng cuối kỳ thì cho ăn 3 kg rơm/con/ngày.
Theo các tác giả Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly, (2001) [11]; Hoàng Toàn Thắng và Trần Trang Nhung, (2006) [63] khi sử dụng rơm ủ ure nuôi bò cho kết quả tăng khối lượng tốt hơn là rơm không được xử lý. Khi sử dụng rơm, thân cây ngô hay lá mía ủ thì chi phí thức ăn giảm thấp.
1.5. ĐẶC ĐIỂM CÁC GIỐNG CỎ HOÀ THẢO DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM CỦA LUẬN ÁN CỦA LUẬN ÁN
1.5.1. CỏPaspalum atratum
Số lượng nhiễm sắc thể thể tứ bội (2n = 4x = 40)
Cỏ Paspalum atratum có tên khoa học đầy đủ là Paspalum atratum Swallen,
Paspalum plicatulum var. robustum Hack; Paspalum sp. Aff. P. plicatulum. Cỏ này có nguồn gốc từ bang Mato Grosso do Sul, Goias và Minas, tại tây Brazil (Quarin và
CS, 1997) [162], được thu thập trong tự nhiên từ tháng 4/ 1986 để nghiên cứu và phát triển thành cỏ trồng. Tuy nhiên, từ năm 1997 - 1999 mới được phát triển rộng tại các nước trên thế giới với nhiều tên khác nhau như Suerte atra paspalum
(Florida) (Kalmbcher và CS, 1997) [134], Hi-Gane, ở Australia (Loch và Fergurson. (1999) [145], ở Philipin được gọi với cái tên là Terenos (Horne và Stur, 1999) [129], atratum (Đông Nam Á và Việt Nam 1997).
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của giống cỏ này là từ 22 - 270C, tuy nhiên nó chịu được sự dao động của biên độ nhiệt rất lớn, trong phạm vi từ 2 - 350C vẫn sinh trưởng được. Đây là cỏ mùa ấm nên sinh trưởng rất kém trong mùa lạnh. Những phần phía trên thường bị chết do sương muối, nhưng tái sinh rất nhanh khi chuyển sang mùa ấm. Sống được ở phạm vi từ ánh sáng ôn hòa tới nơi có độ che bóng cao và canh tác có hiệu quả trên đất nông lâm kết hợp. Lượng mưa thích hợp cho giống cỏ này từ 750 mm/năm trở lên, sinh trưởng tốt nhất ở vùng có lượng mưa từ 1.500 - 2.000 mm/năm. Đây là giống cỏ vừa có khả năng chịu hạn cũng như chịu úng tốt. Nhưng không sống được ở những nơi ngập nước lâu. Có thể sống được ở kết cấu đất từ đất cát đến đất sét và có thể chịu đựng được với vùng đất khô cằn, nhiều acid, chịu được lượng phân bón thấp nhưng vẫn cho năng suất khá cao. Cỏ thích hợp và cho năng suất cao ởđất mầu mỡ, đủẩm. Tốt nhất nên bón phân đạm từ 150 - 200 kg N/ha/năm.
Paspalum atratum là cỏ lâu năm thân bụi, đẻ nhánh trên mặt đất, thân không cao và chia lóng như một số cỏ hòa thảo khác, lá xuất phát từ gốc, nên không có bẹ lá ôm lấy thân như một số cỏ thân cao chia lóng. Lá có màu xanh đậm, dầy, mặt lá bóng, lá mọc đứng và tồn tại lâu năm, lá to, khi còn non thì không sắc, tán lá có thể cao đến 1 m (Hare và CS, 1999) [124], cao từ 1 - 2 m khi ra hoa. Phiến lá thẳng đứng, có thể dài đạt 50 cm và rộng 3 - 4 cm, mặt lá bóng, lá dòn ngay cả khi đã thành thục, rìa lá thô ráp. Những lá dưới gốc thường có một ít lông và khi lá già thì thường rất sắc (Hare và CS, (1997) [123]. Lá cỏ dầy và dài nên gia súc nhai lại không thích ăn bằng các giống cỏ khác. Tuy nhiên, đây là giống cỏ thân cao nên rất thích hợp cho việc thu cắt để chăn nuôi theo kiểu nuôi nhốt. Ngoài ra, cỏ có thể trồng được dưới tán cây để thu cắt hay chăn thả hoặc dùng làm hàng rào xanh để chống xói mòn đất.
Hoa thường được chia thành các cụm, mỗi cụm hoa thường có từ 6 - 12 nhánh với 100 - 180 bông con trên mỗi nhánh (Hare và CS, 1999) [124]. Hoa ôm lấy nhau tạo thành các cụm hoa dài 26 cm, cành hoa dài khoảng 20 cm, cành thấp nhất dài 14 cm, bông con dài khoảng 3 mm và rộng 2 mm. Hạt có mầu đỏ nâu, khoảng 250.000 đến 450.000 hạt/kg.
Cỏ không ra hoa nhiều lần trong năm, khả năng kết hạt tốt. Năm đầu thường cho lượng hạt rất ít nhưng sau đó tăng ở năm thứ 2, vì vậy, người ta thường thu hạt ở năm thứ 2. Sau 4 tuần trổ hoa có thể thu hoạch hạt và cho năng suất là 230 kg hạt tươi/ha, nhưng khi phơi khô và làm sạch chỉ thu được khoảng 100 kg hạt tốt/ha. Hạt có đặc tính ngủđông nên chỉ nẩy mầm đảm bảo sau thu hoạch từ 3 - 4 tháng. Sức nẩy mầm có thểđạt từ 20 - 100 % nếu loại bỏđược mày và lá bắc nhỏ và qua xử lý. Hạt được gieo với lượng 2 - 5 kg/ha, với khoảng cách hàng từ 0,5 - 1 m, tuy nhiên, người ta thường trồng cỏ bằng gốc.
Ởđất tốt, thâm canh cao, năng suất cỏđạt trên 140 tấn/ha/năm. Ởđất có độ màu mỡ trung bình, thâm canh trung bình năng suất đạt trên dưới 100 tấn/ha/năm. Sản lượng VCK từ 10 - 15 tấn/ha/năm và có thể tới 26 tấn/ha/năm.
1.5.2. Cỏ Brachiaria brizantha
Số lượng nhiễm sắc thể thể tứ bội (2n = 36, 54)
Cỏ Brachiaria brizantha có nguồn gốc phân bố ở các vùng châu Phi, vùng phụ cận sa mạc Sahara của châu Phi từ 250 Nam đến 120 Bắc, ởđộ cao so với mực nước biển từ 100 - 2300m. Phân bố rộng ngoài tự nhiên từ các vùng nhiệt đới tới các vùng á nhiệt đới ẩm. Cỏ có tên khoa học: Brachiaria brizantha (Hochst. ex A. Rich) Stapf; ngoài ra còn có tên gọi khác là Urochloa brizantha (Hochst. ex A. Rich) R. D. Webster; Panicum brizanthum Hochst. ex A. Rich.
Hiện nay các dòng chọn lọc trong thí nghiệm đã được giới thiệu và được trồng ở nhiều nước trên thế giới với các tên gọi khác nhau như cỏbeard, palisade, palisade signal, Mauritius (Malaysia); signal, Palisadengras (German); brizantha, braquiarão, marandú,... (Portuguese - Brazil);...
Brachiaria brizantha là cỏ mùa ấm ở vùng đất thấp, nhưng sống được ở nơi có độ cao so với mặt nước biển là từ 1.000 - 2.000m, sinh trưởng tốt trong mùa mưa, nhiệt độ thích hợp từ 25 - 300C, trong mùa đông vẫn sinh trưởng được ở nơi có độ cao trên 3.000m so với mặt nước biển. Nhu cầu lượng mưa hàng năm vào khoảng từ 1.500 - 3.500mm/năm, nhưng cũng sống được ở những vùng chỉ có lượng mưa dưới 1.000mm. Có thể sống được ở những vùng có từ 3 - 6 tháng mùa khô, mà lá vẫn xanh, trong khi đó thì các cỏ khác lá chuyển sang nâu, cỏ này vẫn sống được nếu có sương muối nhẹ.
Cỏ có khả năng chịu hạn tốt nhưng không chịu được úng, thích ứng với nhiều loại đất khác nhau, từđất có cấu trúc đất nhẹđến nặng, kể cảđất nghèo dinh dưỡng, được bón phân ít, đất hơi chua, nhưng cho năng suất cao ởđất mầu mỡ, tơi
xốp, đủ ẩm. Sống được ở vùng đất có pH từ 4 - 8. Để có được sản lượng một cách đầy đủ, cỏ này đòi hỏi phân bón ở mức từ trung bình đến cao.
Brachiaria brizantha là cỏ thân bụi thấp, thân đứng, một số ít thân rễ, hay có xu hướng hơi bò, đẻ nhánh trên mặt đất, thân có lóng, cây cao từ 60 - 150 cm (đôi khi đến 200 cm). Lá dẹt, xanh sáng, rộng 20 mm và dài 100 mm trên mặt lá có thể có lông hoặc không, lông nhỏ và mịn, lá có bẹ ôm lấy thân, bẹ lá có nhiều lông nhỏ, mịn; thân và lá nhỏ, mềm, vì vậy, gia súc thích ăn. Cỏ có thể chịu đựng được dưới tán che và có sản lượng vật chất khô lớn hơn là dưới ánh sáng đầy đủ.
Có thể sử dụng cho đồng cỏ chăn thả hay thu cắt để cho ăn trực tiếp hay dự trữ. Cỏ không ra hoa nhiều lần trong năm, hoa cấu tạo thành cụm, mọc thành chùm từ 2 - 16 nhánh, dài 4 - 20 cm, bông con dài 4 - 6 mm, không có lông hoặc có một ít lông ở đầu. Bông đứng hàng đơn, cuống rộng 1 mm. Do cỏ có đặc tính ngủ đông, nên hạt mới thu hoạch phải giữ 6 - 9 tháng hay xử lý bằng axit trước khi gieo. Hạt được gieo với lượng từ 2 - 4 kg/ha. Cỏ có kết hạt, nhưng năng suất thấp và tỷ lệ mọc mầm không cao, vì vậy cỏđược trồng chủ yếu bằng gốc.
Ởđất tốt, thâm canh cao, sản lượng đạt trên 80 tấn/ha/năm (80 - 140 tấn), ởđất mầu mỡ trung bình, thâm canh trung bình đạt trên dưới 60 tấn/ha/năm. Sản lượng vật chất khô từ 8 - 20 tấn/ha/năm (Schultze- Kraft., 1992 [181]). Tỷ lệ protein trong vật chất khô có thể từ 8 - 15 % tùy theo tuổi cắt và phân bón, tỷ lệ tiêu hóa VCK 75 % ở