Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệ mở các KCC khác nhau

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 76 - 80)

Để thấy được ở các khoảng cách cắt khác nhau có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ vật chất dinh dưỡng trong cỏ, chúng tôi đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của cỏở các KCC khác nhau, kết quảđược thể hiện ở bảng 3.9.

Tỷ lệ vật chất khô có chiều hướng tăng dần khi KCC tăng, khi tăng KCC từ 30 đến 75 ngày/lứa cắt thì tỷ lệ VCK trong cỏB. brizantha6387 tăng từ 17,19 % lên 28,33 %; cỏP. atratum tăng từ 16,56 % đến 24,67 %; cỏB. decumbens tăng từ 18,24 % lên 29,89 %. Điều đó được lý giải: khi tăng khoảng cách thời gian thu hoạch, thì cỏ đã tăng tích tụ VCK và lượng nước trong cỏ giảm dần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả công bố của các tác giả Kivimae, (1966) [139]; Pathirana và Siriwardene, (1973) [156]. So sánh giữa 3 cỏ thí nghiệm với nhau thì cỏ B. decumbens có tỷ lệ vật chất khô cao nhất rồi đến cỏ B. brizantha 6387 và thấp nhất là cỏ P. atratum. Như vậy, nếu sử dụng cỏB. decumbensđể chăn nuôi gia súc thì trong cùng một khối lượng thức ăn chúng sẽ thu nhận được tỷ lệ VCK cao hơn hai cỏ nói trên.

Bảng 3.9: Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau (%)

% trong vt cht khô

Tên cKCC

(ngày) VCK Protein Lipit Xơ DXKN Khoáng TS 30 17,19 12,97 2,62 30,02 44,33 10,06 45 20,27 10,41 2,12 37,59 40,50 9,37 60 24,83 6,28 1,61 43,42 39,75 8,94 B. brizantha6387 75 28,33 4,87 1,24 48,78 36,81 8,28 30 16,56 12,32 2,60 34,60 39,31 11,17 45 19,31 9,06 2,12 39,25 38,74 10,82 60 22,12 6,15 1,58 44,89 36,62 10,76 P. atratum 75 24,67 5,11 1,13 48,12 35,63 10,01 30 18,24 13,21 2,74 32,35 42,38 9,32 45 21,31 10,69 2,16 38,85 39,23 9,06 60 25,94 6,44 1,66 44,06 38,85 8,98 B. decumbens 75 29,89 4,98 1,24 47,91 37,37 8,52 Để biết mối tương quan và độ tin cậy giữa tăng KCC với tỷ lệ VCK, chúng tôi đã tính hệ số tương quan và thiết lập phương trình hồi quy về sự quan hệ giữa hai chỉ tiêu nêu trên khi tăng KCC từ 30 đến 75 ngày. Kết quả như sau:

CỏB. brizantha 6387: YVCK (%) = 9,362 + 0,2532.XKCC; R2 = 99,2; P < 0,05

C P. atratum: YVCK(%) = 11,3133 + 0,177284.XKCC; R2 = 99,8; P < 0,001 CỏB. decumbens: YVCK (%) = 9,992 + 0,263867 KCC; R2 = 99,2; P < 0,05 Như vậy, KCC có mối quan hệ rất chặt chẽ với tỷ lệ VCK và đồ thị là đường thẳng hướng lên trên.

Khi càng tăng KCC cỏ thì càng làm giảm tỷ lệ protein thô trong VCK của thức ăn. Cụ thể là khi tăng KCC cỏ từ 30 ngày lên 75 ngày/lứa cắt, thì tỷ lệ protein thô trong VCK của cỏB. brizantha6387 giảm từ 12,97 % xuống còn 4,87 %; ở cỏ

P. atratum giảm từ 12,32 % xuống còn 5,11 %; ở cỏ B. decumbens giảm từ 13,21 % xuống còn 4,98 %. So với kết quả công bố của Trương Tấn Khanh, (1999) [36]; Bùi Quang Tuấn, (2005) [75] về tỷ lệ protein trong VCK của cỏ B. brizantha 6387 cắt ở 45 ngày là 11,19 % và 11,40 % thì kết quả của chúng tôi là thấp hơn

(10,41 %). Tỷ lệ protein trong VCK ở cỏ P. atratum của chúng tôi là cao hơn (9,06 % so với 8,25 %) so với kết quả của Trương Tấn Khanh, (1999) [36], nhưng tỷ lệ protein ở cỏB. decumbens (10,66 %) là tương đương với kết quả của chúng tôi. Theo Querioz Filho và CS, (1982) [163], Gohl, (1975) [118] thì diễn biến tỷ lệ protein trong VCK của cỏ có xu hướng giảm khi gia tăng khoảng cách cắt cỏ, kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định này. Vì vậy, cần phải xác định thời điểm thu cắt hợp lý nhất đểđảm bảo cỏ có năng suất cao đồng thời lại có tỷ lệ protein cao.

Tuy nhiên, khi tăng KCC từ 30 đến 75 ngày thì tỷ lệ protein lại tương quan nghịch với KCC với hệ số tương quan rất chặt chẽ từ R2 bằng 95,5 % đến 95,6 % và phương trình về mối quan hệ giữa hai chi tiêu này như sau:

CỏB. brizantha 6387: YProtein = 18,583 - 0,189533.XKCC; R2 = 95,5; P < 0,05 CỏP. atratum: YProtein = 16,5901 - 0,159812.XKCC; R2 = 92,6; P < 0,05 CỏB. decumbens: YProtein = 18,959 - 0,192933.XKCC; R2 = 95,5; P < 0,05 Ghi chú: Yprotein: là tỷ lệ phần trăm protein thô trong cỏ khô; XKCC: là khoảng cách cắt (30, 45, 60, 75) tính bằng ngày.

Ví dụ về đồ thị tương quan giữa protein và KCC của cỏ B. brizantha 6387

được mô tả như sau:

30 40 50 60 70 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 KCC (Ngày) P ro te in ( % ) Y protein = 18,583 - 0,189533.Xkcc R-Sq(adj) = 95,5 % R-Sq = 97,0 % S = 0,790832 Hoi quy giua protein v oi KCC co B. brizantha 6387

Tăng KCC từ 30 ngày lên 75 ngày, thì tỷ lệ lipit trong VCK của cỏB. brizantha 6387 giảm từ 2,62 % xuống 1,24 %; cỏP. atratum giảm dần từ 2,60 % xuống còn 1,13 %; ở cỏB. decumbens giảm từ 2,74 % xuống 1,24 %. Như vậy, tuổi cỏ tăng lên thì tỷ lệ lipit trong cỏ giảm xuống.

Chất xơ trong vật chất khô của cỏ tăng dần khi tăng KCC. Tỷ lệ xơ trong VCK của cỏ B. brizantha 6387 đã tăng từ 30,02 % tới 48,78 %; ở cỏ P. atratum

tăng từ 34,60 % đến 48,12 %; ở cỏ B. decumbens tăng từ 32,35 % lên 47,91 % khi tăng KCC từ 30 đến 75 ngày/lứa cắt. Đây là cơ sởđể giải thích tại sao khi tăng KCC thường làm cho cỏ giảm khả năng tích trữ nước, lá thân đều tăng, nhưng hàm lượng xơ cũng tăng theo, nên đã làm tăng độ cứng của cây, gia súc không thích ăn. Vì vậy, cần phải xác định thời điểm nào cắt cho phù hợp. Tác giả Altom, (1978) [85] cũng cho biết tỷ lệ chất xơở một số cỏ khác tăng từ 27 % đến 32,9 % khi tăng KCC từ 3 lên 8 tuần tuổi. Theo Gohl, (1975) [118] cho biết tỷ lệ xơ tăng từ 33,6 đến 36,8 % khi thu hoạch cỏ từ giai đoạn đang sinh trưởng đến giai đoạn trước trổ bông.

Như vậy, khi tăng KCC thì làm cỏ già hơn và làm tăng tỷ lệ xơ trong cỏ. Để thấy được muối quan hệ này, chúng tôi tính toán hệ số tương quan và xây dựng phương trình hồi quy khi tăng KCC từ 30 đến 75 ngày cụ thể như sau:

CỏB. brizantha6387: YXơ = 18,214 + 0,414067.XKCC; R2 = 99,0; P < 0,05 CỏP. atratum: YXơ = 22,631 + 0,345933.XKCC; R2 = 98,1; P < 0,001 CỏB. decumbens: YXơ = 25,8143 + 0,301435.XKCC; R2 = 98,0; P < 0,05 Ghi chú: Y: là tỷ lệ phần trăm chất xơ trong VCK; XKCC: là khoảng cách cắt (30, 45, 60, 75) tính bằng ngày.

Khi tăng KCC đã có mối tương quan thuận với tăng tỷ lệ xơ trong VCK rất chặt chẽ với R2 từ 98,0 % đến 99,0 % và P < 0,001

Khi tăng KCC thì tỷ lệ dẫn xuất không đạm (DXKN) trong vật chất khô của cỏ có chiều hướng giảm dần. Tương ứng với KCC tăng từ 30 ngày/lứa cắt đến 75 ngày/lứa cắt thì tỷ lệ dẫn xuất không đạm của cỏB. brizantha6387 giảm từ 44,33 % giảm xuống còn 36,81 %; ở cỏP. atratum giảm từ 39,31 % xuống còn 35,63 %; ở cỏ

B. decumbens giảm từ 42,38 xuống 37,37 %. Theo Verboom và Brunt, (1970) [194] khi càng tăng KCC cỏ thì tỷ lệ DXKN sẽ càng giảm. Sở dĩ có điều này vì, khi cỏđạt đến độ tuổi trưởng thành thì cỏ bắt đầu có quá trình chuyển dịch dẫn xuất không đạm xuống rễ và gốc để chuẩn bị cho chu kỳ tái sinh tiếp theo.

Trong cùng một KCC như nhau thì cỏP. atratum có tỷ lệ DXKN thấp hơn so với B. brizantha và c B. decumbens, nhưng mức độ giảm của tỷ lệ DXKN khi tăng KCC của cỏ P. atratum lại thấp hơn cỏ B. brizantha 6387 và c B.decumbens. Giữa cỏ B. brizantha 6387 và cỏ B. decumbens thì mức mức độ giảm của cỏ

Tỷ lệ khoáng tổng số trong VCK cũng có xu hướng giảm khi tăng KCC cỏ, ở cỏ B. brizantha6387 giảm từ 10,08 % xuống còn 8,28 %; ở cỏP. atratum giảm từ 11,17 % xuống còn 10,01 %; ở cỏ B. decumbens giảm từ 9,32 % xuống 8,52 % tương ứng với KCC 30 ngày đến 75 ngày/lứa cắt. So với kết quả của Trương Tấn Khanh, (2003) [37] về tỷ lệ khoáng trong cỏ P. atratum thì tỷ lệ khoáng chúng tôi phân tích được là thấp hơn đôi chút. Tuy nhiên, diễn biến giảm tỷ lệ khoáng trong cỏ khi gia tăng KCC thì phù hợp với công bố của Gohl, (1975) [118]; Sen và Mabey, (1965) [176]. Sự sụt giảm của các chất khoáng do chúng được vận chuyển ngược xuống phần gốc và rễ cùng với các chất dinh dưỡng khác để chuẩn bị cho chu kỳ tái sinh tiếp theo.

Nhìn chung, kết quả phân tích thành phần hóa học cỏ thí nghiệm của chúng tôi là tuân theo quy luật mà Sullivan, 1973 [191] đã nhận định: giá trị dinh dưỡng của cỏ phụ thuộc vào sự thay đổi của hình thái và sinh lý, cùng với quá trình thành thục thì tế bào chất suy giảm làm cho số lượng protein, lipit, dẫn xuất không đạm và khoáng tổng số giảm xuống.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 76 - 80)