Năng suất trung bình của cỏ thí nghiệ mở mức N.P.K cùng tăng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 94 - 96)

2. Đề nghị

3.14:Năng suất trung bình của cỏ thí nghiệ mở mức N.P.K cùng tăng

Bảng 3.14: Năng suất trung bình của cỏ thí nghiệm ở mức N.P.K cùng tăng (tạ/ha/lứa)

Các mc bón N.P.K và năng sut cTên cChtiêu ĐC 0-0-0 CT 1 30-7,5-11 CT 2 40-10-14,5 CT 3 50-12,5-18 CT 4 60-15-21,5 NSTB 1 89,11a 146,11b 167,00c 179,45d 186,95d NSTB 2 77,94a 127,94b 146,75c 157,86d 155,40d B. brizantha 6387 TB 83,53 137,03 156,88 168,66 171,18 NSTB 1 115,34a 163,78b 183,22c 195,45d 202,78e NSTB 2 111,82a 161,59b 179,21c 189,76d 195,40d P. atratum TB 113,58 162,69 181,22 192,61 199,09 NSTB 1 47,44a 94,22b 113,33c 128,99d 136,33e NSTB 2 46,59a 93,25b 110,24c 122,46d 127,38d B. decumbens TB 47,02 93,74 111,79 125,73 131,86

Ghi chú: NSTB 1, NSTB 2 là năng suất trung bình/lứa của năm thứ 1 và năm thứ 2. TB: là tính trung bình của cả hai năm

* Năng sut ca cỏở năm th nht

Ở năm thứ nhất, khi bón N.P.K tăng từ (0-0-0) lên đến mức (60-15-21,5 kg N.P.K/ha/lứa cắt) cho các cỏB. brizantha6387, P. atratumB. decumbens, thì năng suất trung bình/lứa cắt đều cao hơn ở mức bón N.P.K cao hơn. Năng suất trung bình/lứa của các cỏđạt thấp nhất ở mức bón N.P.K thấp nhất (0-0-0), lần lượt là 89,11; 115,34 và 47,44 tạ/ha/lứa cắt và cao nhất ở mức bón N.P.K cao nhất (60-15-21,5) lần lượt là 186,95; 202,78 và 136,33 tạ/ha/lứa.

Năng suất trung bình/lứa của cả 3 cỏ thí nghiệm ở các công thức bón N.P.K khác nhau đều có sự sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05, trừ CT3 và CT4 là không có sự sai khác nhau rõ rệt (P > 0,05). Đối chiếu với kết quả nghiên cứu vềảnh hưởng của các mức bón N.P.K khác nhau đến năng suất cỏ của các tác giả Nguyễn Văn Lợi và CS, (2004) [42]; Nguyễn Văn Quang, (2002) [56]; Phan Đình Thắm và CS, (2004) [62]; Bùi Quang Tuấn, (2005) [75]; Dabadghao và Shankarnarayan, (1970) [106]; Grof & Harding, (1970) [119]; John Moran, (2005) [131]; Rehm và CS, (1975) [166]; Rodel và CS, (1970) [173]; Singh & Chatterrrjee., (1968) [184] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự.

* Năng sut ca các c thí nghim trong năm th hai

Ở năm thứ hai, năng suất trung bình/lứa ở các mức bón N.P.K khác nhau cũng có diễn biến tương tự như năm thứ nhất, có nghĩa là ở mức bón N.P.K cao hơn thì năng suất cao hơn. Năng suất trung bình/ha/lứa cắt của ba cỏ thí nghiệm (B. brizantha 6387, P. atratum, B. decumbens) đạt thấp nhất ở mức bón (0-0-0) lần lượt là 77,94; 111,82 và 46,59 tạ/ha/lứa, cỏ B. brizantha 6387 đạt năng suất cao nhất ở mức bón (50-12,5-18) là 168,66 tạ/ha/lứa, còn cỏ P. atratumB. decumbensđạt năng suất cao nhất ở mức bón (60-15-21,5) là 195,40 và 127,38 tạ/ha/lứa.

Năng suất trung bình/lứa của các công thức bón N.P.K khác nhau có sự sai khác nhau có ý nghĩa với P < 0,05, trừ CT3 và CT4 không có sự sai khác nhau rõ rệt (P > 0,05).

Điểm khác biệt giữa năm thứ hai và năm thứ nhất là: (1) số lứa cắt của năm thứ hai nhiều hơn, nhưng năng suất trung bình/lứa của năm thứ hai thấp hơn (khoảng từ 11,17 đến 31,55 tạ/ha/lứa ở cỏB. brizantha6387; từ 2 đến 7 tạở cỏP. atratum và từ 0,85 đến 8,95 tạ/ha/lứa); nguyên nhân là ở năm thứ hai số lứa cắt trong vụ đông nhiều hơn năm thứ nhất vì vậy đã làm giảm năng suất trung bình/lứa cắt của cỏ. (2) Riêng cỏ B. brizantha 6387, năng suất trung bình/lứa ở mức bón N.P.K cao nhất (CT4) giảm trên 2 tạ so với CT3. Có thể giải thích như sau: Ở năm thứ nhất, cỏ chưa bão hòa với mức bón N.P.K cao, nhưng sang năm thứ 2, do bón liên tục với liều lượng cao, cỏ bắt đầu có sự bão hòa với phân bón.

Năng suất cỏ năm thứ hai của cỏ P. atratum và cỏ B. decumbens so với cỏ

B. brizantha 6387 có sự khác nhau là: ở mức bón N.P.K cao nhất (60-15-21,5), năng suất cỏ P. atratumB. decumbens vẫn tăng, chưa xuất hiện sự bão hòa phân bón, còn cỏ B. brizantha 6387 thì có năng suất giảm so với mức bón thấp hơn liền kề (50-12,5-18). Điều đó chứng tỏ cỏ P. atratumB. decumbens có khả năng đáp ứng tốt hơn với mức bón phân cao.

Giữa ba cỏ thí nghiệm thì, năng suất trung bình/lứa của cỏ P. atratum luôn cao hơn so với cỏ B. brizantha 6387 và cỏ B. decumbens; ở mức bón 0-0-0 cao hơn cỏ B. brizantha 6387B. decumbens là 26,23 và 67,90 tạ/ha/lứa và ở mức bón cao nhất (60 N - 15 P2O5 - 21,5 K2O) cao hơn là 26,83 và 66,45 tạ/ha/lứa cắt.

Có hai điểm khác biệt về năng suất cỏ khi bón N.P.K cùng tăng với các mức khác nhau (thí nghiệm 4) so với chỉ bón tăng N với các mức khác nhau còn (P.K giữ nguyên (thí nghiệm 3) là: (1) ở mức bón N.P.K cao nhất (60 N - 15 P2O5 - 21,5 K2O) năng suất cỏ vẫn cao hơn công thức bón trước đó và chưa có sự giảm năng suất, còn nếu chỉ bón tăng riêng đạm (P.K giữ nguyên), thì năng suất ở công thức bón đạm cao nhất (60 N) cho cỏ B. brizantha 6387 giảm đi so với công thức bón 50 N; khi thí nghiệm 3 và thí nghiệm 4 có cùng mức bón đạm như nhau; (2) Khối lượng cỏ tăng thêm giữa mức bón N.P.K thấp hơn so với mức N.P.K cao hơn liền kề có sự chênh lệch lớn hơn so với chỉ bón tăng N (P.K giữ nguyên). Khi cả thí nghiệm 3 và thí nghiệm 4 có cùng một mức bón N. Ví dụ: chệnh lệch năng suất của cỏB. brizantha 6387 giữa mức bón 40N - 10 P2O5 - 14,5 K2O so với mức 30 N - 7,5 P2O5 - 11 K2O (thí nghiệm 4) là 20,89 tạ, thì chênh lệch giữa mức bón 40 N so với mức 30 N (thí nghiệm 3) chỉ là 11,11 tạ.

Chúng tôi đã tính hệ số tương quan và phương trình hồi quy và cho thấy mối quan hệ giữa mức bón N.P.K với năng suất cũng có sự tương quan chặt chẽ và có phương trình giống như phương trình hồi quy giữa bón tăng N với năng suất cỏ.

3.4.2. Thành phn hóa hc ca c khi bón N.P.K cùng tăng

Chúng tôi đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của cỏở các mức bón N.P.K khác nhau, kết quả xem tại bảng 3.15.

Tỷ lệ VCK của cả 3 cỏ thí nghiệm đều giảm khi mức bón N.P.K tăng; tỷ lệ VCK cao nhất ở mức (0-0-0), ở cỏ B. brizantha 6387 là 20,87 %; P. atratum là 19,95 % và B. decumbens là 21,85 %, thấp nhất ở mức bón (60-15-21,5) lần lượt là cỏ B. brizantha6387 18,62 %; P. atratum 17,74 % và B. decumbens 19,16 %. Tuy nhiên, khi bón tăng đồng thời N.P.K thì tỷ lệ VCK giảm ít hơn so với chỉ bón tăng N và giữ nguyên P. K. Ví dụđối với cỏB. decumbens: Khi bón 60N - 15 P2O5 - 21,5

K2O/ha/lứa cắt thì tỷ lệ VCK là 19,16 %, còn khi bón 60 kg N/lứa cắt (không tăng P.K) thì tỷ lệ VCK là 18,52 %.

Tỷ lệ protein thô ở các công thức thí nghiệm đều cao hơn ở công thức nền. Nếu tính theo tỷ lệ VCK thì hàm lượng protein thô của cả 3 cỏ thí nghiệm đều đạt cao nhất ở công thức bón N.P.K cao nhất (60-15-21,5) lần lượt là B. brizantha 6387

13,16 %; P. atratum 12,74 % và B. decumbens 13,15 %, thấp nhất ở công thức (0-0-0) là B. brizantha6387 8,53 %; P. atratum 7,92 % và B. decumbens 9,20 %. So sánh với kết quả công bố của tác giả Bùi Quang Tuấn, (2005) [75] về tỷ lệ protein trong cỏ B. brizanthaP. atratum thì tỷ lệ protein chúng tôi phân tích được là tương đương nhau. Còn so sánh kết quả của chúng tôi với kết quả của Nguyễn Văn Quang, (2002) [56] về tỷ lệ protein trong VCK trong cỏB. decumbens thì kết quả của chúng tôi là tương đương (9,20 % so với 9,35 %) khi không bón N.P.K, còn khi bón N.P.K thì kết quả của chúng tôi cao hơn. Còn theo Schultze-Kraft, (1992) [179], tỷ lệ protein trong VCK của cỏ B. decumbens có thể dao động từ 5 - 15 %, thì kết quả về tỷ lệ protein trong VCK của cỏ B. decumbens trong thí nghiệm của chúng tôi nằm trong tiềm năng của phẩm giống.

Bảng 3.15: Thành phần hóa học của cỏ ở các mức bón N.P.K cùng tăng (%)

% trong vt cht khô Tên cMc bón

N-P-K VCK Protein Lipit Xơ DXKN Khoáng TS 0-0-0 20,87 8,53 1,97 39,00 41,54 8,96 30-7,5-11 20,27 10,41 2,12 37,59 40,50 9,37 40-10-14,5 19,76 11,89 2,28 36,49 38,61 10,73 50-12,5-18 19,21 12,70 2,19 35,66 37,95 11,50 B. brizantha 6387 60-15-21,5 18,62 13,16 2,15 34,53 37,49 12,67 0-0-0 19,95 7,92 2,00 40,85 39,40 9,82 30-7,5-11 19,31 9,06 2,12 39,25 38,74 10,82 40-10-14,5 18,85 10,72 2,23 37,43 37,61 12,31 50-12,5-18 18,30 11,69 2,13 36,67 36,50 13,01 P. atratum 60-15-21,5 17,74 12,74 2,03 35,34 35,96 13,92 0-0-0 21,85 9,20 2,06 40,14 40,09 8,51 30-7,5-11 21,31 10,69 2,16 38,85 39,23 9,06 40-10-14,5 20,59 11,95 2,33 36,67 38,08 10,98 50-12,5-18 19,85 12,79 2,27 35,71 37,43 11,79 B. decumbens 60-15-21,5 19,16 13,15 2,24 35,22 37,00 12,37

Khi bón tăng đều cả N.P.K thì tỷ lệ protein trong VCK tăng cao hơn so với chỉ bón N tăng (P. K giữ nguyên). Đạm là nguyên liệu chủ yếu cho sinh tổng hợp protein, còn phot pho lại là thành phần của một số hợp chất quan trọng. Các hợp chất này có liên quan trực tiếp tới quá trình sinh tổng hợp protein. Chính vì vậy, bón tăng đồng thời N.P.K có xu hướng làm tăng tỷ lệ protein trong cỏ hơn là chỉ bón tăng N, còn P. K giữ nguyên.

Khi tăng lượng phân bón N.P.K cho cỏ từ (0-0-0) đến (60-15-21,5) thì tỷ lệ lipit trong VCK của cỏ không có sự khác biệt lớn giữa các mức bón phân khác nhau, chỉ dao động từ 1,97 % đến 2,28 % ở cỏB. brizantha6387, từ 2,00 % đến 2,23 % ở cỏ

P. atratum và từ 2,06 % đến 2,33 % ở cỏ B. decumbens, trong đó tỷ lệ lipit đạt cao nhất khi bón N.P.K ở mức (40 - 10 - 14,5) lần lượt là 2,28 %; 2,23 % và 2,33 % trong VCK tương ứng với 3 cỏ thí nghiệm nói trên.

Tỷ lệ xơ trong VCK của các cỏ B. brizantha 6387, P. atratum, B. decumbens

giảm khi bón N.P.K tăng, ở mức 0-0-0 tỷ lệ này lần lượt là 39,00 %; 40,85 % và 40,14 % trong VCK, sau đó tỷ lệ này giảm xuống dần đến mức bón 60 - 15 - 21,5 chỉ còn lần lượt ở các cỏ là 34,53 %; 35,34 % và 35,22 % tương ứng với 3 cỏ nói trên.

Tỷ lệ dẫn xuất không chứa nitơ (DXKN) của cỏ khi bón ở các mức N.P.K khác nhau là khác nhau. Tỷ lệ DXKN trong VCK giảm dần khi gia tăng lượng phân N.P.K, biến thiên về tỷ lệ DXKN trong VCK của cỏ cũng tương tự như khi bón chỉ tăng riêng N (P.K giữ nguyên) cho các cỏ này, nhưng khi bón đầy đủ N.P.K cho cả ba cỏB. brizantha 6387, P. atratumB. decumbens thì tỷ lệ DXKN cao hơn so với chỉ bón tăng N (P.K giữ nguyên) từ 0,03 % đến 0,30 % trong VCK của cỏB. brizantha 6387, còn cỏP. atratum từ 0,76 % đến 0,82 % và cỏB. decumbens từ 0,36 % đến 1,04 %. Kết quả phân tích về thành DXKN khẳng định rằng nếu cỏ được bón cân đối N.P.K thì sẽ tích lũy được nhiều chất bột đường hơn so với cỏ chỉđược bón N.

Khi chỉ bón tăng mức N, còn P và K cốđịnh thì tỷ lệ khoáng trong VCK của cỏB. brizantha6387 tăng từ 8,82 % lên 12,07 %, của cỏP. atratum tăng từ 9,73 % lên 12,72 % và của cỏB. decumbens tăng từ 8,39 % đến 12,69 %, nhưng khi tăng mức bón P.K theo mức bón N (bón N.P.K cùng tăng) thì đã làm tăng tỷ lệ khoáng trong VCK từ 8,96 % lên 12,67 % đối với cỏB. brizantha6387, từ 9,82 % lên 13,92 % ở cỏ P. atratum và từ 8,51 % lên 12,37 % ở cỏ B. decumbens. Như vậy, bón tăng đồng thời cả N.P.K có xu hướng làm tăng tỷ lệ khoáng tổng số trong VCK của cỏ lớn hơn so với chỉ bón tăng N còn P.K giữ nguyên. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với nhận định của Macleod, (1965) [148]; Singh và CS, (1967) [183]. Còn theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rincón, (2005) [208] thì khi tăng lượng phân bón N.P.K sẽ cải thiện được hàm lượng protein và các chất khoáng trong cỏ. Còn so sánh kết quả với các tác giả trong nước như Hoàng Thị Lảng và Lê Hòa Bình, (2004) [40] về hàm lượng khoáng tổng số của cỏ B. brizantha 6387, thì kết quả của chúng tôi ở mọi mức bón N.P.K đều lớn hơn, sự chênh lệch này có thể do điều kiện thổ nhưỡng của hai vùng, mức bón N.P.K và thời điểm thu cắt khác nhau.

Nếu các cỏB. brizantha6387, P. atratumB. decumbensđược trồng trên đất nghèo dinh dưỡng mà chỉ bón phân chuồng không bón N.P.K thì hoàn toàn không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cỏ. Do đó, cỏ sinh trưởng chậm và cằn cỗi, tuy tỷ lệ VCK trong cỏ cao nhưng lại tăng tỷ lệ xơ là chủ yếu, trong khi đó các thành phần khác như protein, khoáng lại giảm thấp. Chính vì vậy, phải bón đầy đủ phân N.P.K cho cỏ thì cỏ mới cho năng suất cao và có chất lượng tốt hơn.

Giữa các cỏ thí nghiệm thì cỏB. decumbens có tỷ lệ VCK cao nhất, sau đó đến cỏ B. brizantha6387 còn cỏ P. atratum là thấp nhất. Mức độ tích lũy protein của cỏ có sự khác nhau khi tăng liều lượng bón phân N.P.K cho cỏ. Trong cùng một công thức phân bón thì cỏ P. atratum có tỷ lệ protein thấp hơn cả và tỷ lệ DXKN cũng thấp hơn so với các cỏ còn lại. Điều này được giải thích như sau: cỏ nào tỷ lệ protein cao hơn thì tỷ lệ diệp dục trong lá cũng cao hơn nên quá trình quang hợp của cây xanh sẽ tốt hơn dẫn đến cây xanh tổng hợp được nhiều DXKN hơn. Thực tế, chúng tôi nhận thấy khi được bón cùng một mức phân N.P.K thì mầu sắc của lá cỏP. atratum nhạt hơn so với hai cỏ còn lại. Riêng tỷ lệ khoáng trong cỏP. atratum lại cao hơn so với hai cỏ còn lại. Theo chúng tôi thì cỏ này có nguồn gốc là cỏ nước nên khả năng mao dẫn nước vào trong thân cây lớn hơn dẫn đến các khoáng chất tan trong nước cũng được hấp thu mạnh hơn, vì vậy, cỏ tích lũy khoáng được nhiều hơn các cỏ còn lại.

Khi xây dựng hàm tương quan giữa mức bón N.P.K cùng tăng (từ 0-0-0 đến 60-15-21,5) đến tỷ lệ VCK, protein, xơ, DXKN thì diễn biến làm tăng tỷ lệ protein có hàm Y = a + bX cũng tương tự như khi bón tăng riêng N với R2 dao động từ 93,6 % đến 96,9 %, còn hàm tương quan về VCK, xơ, DXKN có dạng Y = a - bX với R2 dao động từ 85,8 % đến 98,8 %.

3.4.3. Sn lượng c thí nghim khi bón N.P.K cùng tăng

Căn cứ vào năng suất của các lứa cắt trong năm, chúng tôi đã tính được sản lượng cỏ/ha/năm. Căn cứ vào tỷ lệ VCK và protein trong cỏ, chúng tôi đã tính được sản lượng VCK và protein của cỏ/ha/năm, kết quả của từng năm được trình bày cụ

thể ở bảng 3.6, 3.12, 3.18 ở phần phụ lục 3, còn kết quả cả hai năm của cỏ thí nghiêm được trình bày tại bảng 3.16.

Khi tăng mức bón N.P.K từ mức (0-0-0) lên (60-5-21,5), thì sản lượng cỏ tươi trong 2 năm của cỏ B. brizantha6387 tăng từ 99,112 đến 200,222 tấn/ha, của cỏ

P. atratum tăng từ 135,945 đến 238,167 tấn/ha và của cỏ B. decumbens tăng từ 56,333 đến 157,334 tấn/ha. Sản lượng cỏ tươi của cỏP. atratumB. decumbensđạt cao nhất ở mức bón N.P.K cao nhất, riêng cỏB. brizantha6387 thì sản lượng đạt cao nhất ở mức bón (50-12,5-18) là 200,222 tấn/ha và giảm xuống ở mức bón (60-15-21,5), chỉ còn 197,334. Sản lượng cỏ tươi trong hai năm của cả 3 cỏ thí nghiệm ở các mức bón N.P.K khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa với P < 0,05, trừ 2 mức bón (50-12,5-18) và (60-15-21,5) là không có sự sai khác nhau rõ rệt. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Lảng và Lê Hòa Bình, (2004) [40] thì kết quả về sản lượng của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp.

Bảng 3.16: Tổng sản lượng của cỏ thí nghiệm ở các mức bón đạm, lân, kali cùng tăng (tấn/ha/ 2 năm) Các mc bón N.P.K và sn lượng cTên cCh tiêu ĐC 0-0-0 CT 1 30-7,5-11 CT 2 40-10-14,5 CT 3 50-12,5-18 CT 4 60-15-21,5 C tươi 99,112a 162,612b 186,222c 200,222d 197,334d VCK 20,685a 32,961b 36,798c 38,463d 36,743c Protein 1,764a 3,430b 4,375c 4,885d 4,835d B. brizantha 6387 ME 41160 66932 74497 77818 73783 C tươi 135,945a 195,000b 217,055c 230,555d 238,167d VCK 27,121a 37,655b 40,915c 42,192d 42,250d Protein 2,148a 3,411b 4,386c 4,931d 5,382e P. atratum ME 51856 72436 79394 81489 81872 C tươi 56,333a 112,389b 133,834c 150,222d 157,334d VCK 12,309a 23,950b 27,557c 29,819d 30,145d

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 94 - 96)