Thành phần hóa học của các cỏ thí nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 68 - 70)

2. Đề nghị

3.6:Thành phần hóa học của các cỏ thí nghiệm

Protein Lipit TS Xơ TS DXKN Khoáng TS Tên cVCK

Tươi VCK Tươi VCK Tươi VCK Tươi VCK Tươi VCK

P. atratum 19,31 1,75 9,06 0,41 2,12 7,58 39,25 7,48 38,74 2,09 10,82 S. splendida 13,93 1,79 12,85 0,52 3,73 5,25 37,69 4,85 34,82 1,52 10,91 B. decumbens 21,31 2,28 10,69 0,46 2,16 8,28 38,85 8,36 39,23 1,93 9,06 B.dec 1873 21,16 2,05 9,69 0,47 2,22 7,93 37,48 8,80 41,59 1,91 9,03 B. brizantha 19,92 2,03 10,19 0,51 2,56 7,56 37,95 7,86 39,46 1,96 9,84 B.bri 6387 20,27 2,11 10,41 0,43 2,12 7,62 37,59 8,21 40,50 1,90 9,37

Tỷ lệ protein trong vật chất khô của cỏ đạt từ 9,06 % - 12,85 % cụ thể là cỏ

S. splendida: 12,85 %, B. decumbens: 10,69 %, B. brizantha 6387: 10,41 %, B. brizantha: 10,19 %. Các cỏ có tỷ lệ protein trong vật chất khô thấp dưới 10 % là B. decumbens 1873: 9,69 %, và thấp nhất là P. atratum: 9,06 %. So sánh kết quả của Nguyễn Văn Quang, (2002) [56] về tỷ lệ protein trong vật chất khô trong cỏ thí nghiệm thì kết quả của chúng tôi là cao hơn (ở cỏB. decumbens 10,69 % so với 9,35 %), còn thấp hơn ở cỏ

P. atratum (9,06 % so với 10,29 %). So sánh với kết quả của Hoàng Thị Lảng và Lê Hòa Bình, (2004) [40] về hàm lượng protein trong vật chất khô của hai loại cỏ

B. decumbens 1873, B. brizantha 6387, thì kết quả của chúng tôi là cao hơn, tương ứng là 9,69 % (B. decumbens 1873) và 10,41 % (B. brizantha 6387) so với

8,40 % và 8,14, sự sai sai khác này là không đáng kể và là tất yếu vì hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi cỏ, phân bón, nơi trồng.

Tỷ lệ lipit trong cỏ thấp, trong cỏ tươi từ 0,41 % - 0,52 %, tính theo VCK từ 2,12 % - 3,73 %.

Tỷ lệ xơ trong cỏ tươi dao động từ 5,25 % ở cỏS. splendida cho đến 8,28 % ở cỏ

B. decumbens, còn tính theo VCK của cỏ thì dao động từ 37,48 % ở cỏB. decumbens 1873 cho đến 39,25 % ở cỏP. atratum, bốn giống cỏ còn lại có tỷ lệ xơ dao động ở mức 37,59 % đến 38,85 %.

Tỷ lệ dẫn xuất không chứa Nitơ (DXKN): đối với cỏ tươi dao động từ 4,85 % ở cỏS. splendidađến 8,80 % ở cỏB. decumbens 1873, các cỏ còn lại được xếp theo thứ tự từ thấp lên cao là P. atratum 7,48 %; B. brizantha 7,86 %; B. brizantha 6387: 8,21 % và B. decumbens: 8,36 %. Trong VCK của cỏ, tỷ lệ DXKN dao động từ 34,82 % đến 41,59 %, trong đó cao nhất là B. decumbens 1873: 41,59 % và thấp nhất là S. splendida: 34,82 %, còn các cỏ còn lại là P. atratum: 38,74 %, sau đó lần lượt là B. decumbens: 39,23 %; B. brizantha: 39,46 %; B. brizantha 6387: 40,50 %.

Tỷ lệ chất khoáng trong cỏ tươi dao động từ 1,52 % - 2,09 %, còn trong VCK chiếm từ 9,03 % ở cỏ B. decumbens 1873đến 10,91 % ở cỏS. splendida, các cỏ còn lai dao động từ 9,06 % đến 10,82 %. So sánh kết quả phân tích của chúng tôi về hàm lượng khoáng tổng số của cỏB. decumbens 1873, B. brizantha 6387 với kết quả phân tích của Hoàng Thị Lảng và Lê Hòa Bình, (2004) [40] thì kết quả của chúng tôi là cao hơn, lần lượt là 9,03 % so với 6,37 % (ở cỏ B. decumbens 1873) và 9,37 % so với 7,55 % (ở cỏ B. brizantha 6387), sự chênh lệch này có thể do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của hai vùng và thời điểm thu cắt khác nhau.

Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi và so sánh với kết quả của các tác giả khác trong nước thì có thể thấy rằng năng suất và chất lượng cỏ có thểảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như đất trồng, loài cỏ, điều kiện khí hậu, lượng mưa các vùng khác nhau, kỹ thuật canh tác, giai đoạn phát triển, khoảng cách cắt... mà các tác giả nước ngoài như: (Bilal, 1998) [93]; (Kaiser and Piltz, 2000) [133]; (Kim và CS, 2001) [138]; (Rashid and Salim, 1989) [165]; (Rehman và Khan, 2003) [167]; (Siefers và CS, 1997) [182]; và (Yar and Waheed, 1991) [201] đã công bố.

3.1.6. Sn lượng c tươi, vt cht khô, protein ca c thí nghim

Căn cứ vào năng suất cỏ tươi của các lứa cắt chúng tôi đã tính được sản lượng cỏ tươi và căn cứ vào tỷ lệ VCK, protein và các thành phần hóa học khác của

cỏ, chúng tôi đã tính được sản lượng VCK (tấn/ha/năm) và protein (kg/ha/năm) của cỏ nhưở bảng 3.7.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 68 - 70)