Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệ mở các mức bón đạm khác nhau

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 87 - 90)

2. Đề nghị

3.12:Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệ mở các mức bón đạm khác nhau

% trong vt cht khô Tên cMc bón

đạm VCK Protein Lipit Xơ DXKN Khoáng TS 0- N 20,75 8,77 1,93 39,18 41,30 8,82 20-N 20,52 9,41 2,05 38,30 40,98 9,26 30-N 20,27 10,41 2,12 37,59 40,50 9,37 40-N 19,50 11,74 2,31 36,87 38,31 10,77 50-N 18,75 12,58 2,19 35,73 37,92 11,57 B. brizantha 6387 60-N 18,06 13,18 2,16 35,16 37,43 12,07 0- N 19,74 8,16 1,93 40,88 39,31 9,73 20-N 19,55 8,49 2,05 40,20 38,87 10,38 30-N 19,31 9,06 2,12 39,25 38,74 10,82 40-N 18,78 10,49 2,13 38,60 36,79 11,98 50-N 18,15 11,68 2,04 38,13 35,70 12,45 P. atratum 60-N 17,53 12,78 2,00 37,31 35,20 12,72 0- N 21,79 9,32 2,07 40,29 39,93 8,39 20-N 21,58 9,73 2,18 39,62 39,71 8,76 30-N 21,31 10,69 2,16 38,85 39,23 9,06 40-N 20,09 11,85 2,28 36,93 37,58 11,38 50-N 19,69 12,44 2,20 36,57 37,07 11,78 B. decumbens 60-N 18,52 13,50 2,21 35,64 35,96 12,69

Tỷ lệ vật chất khô của các cỏ khác nhau khi được bón các mức N khác nhau là khác nhau. Khi bón đạm tăng từ 0 kg N lên 60 kg N/ha/lứa cắt thì tỷ lệ VCK giảm từ 20,75 % xuống còn 18,06 % ở cỏ B. brizantha 6387; từ 19,74 % xuống 17,53 % ở cỏP. atratum và từ 21,79 % xuống 18,52 % ở cỏ B. decumbens. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mận, và CS, (1999) [46], khi tăng lượng phân đạm thì tỷ lệ VCK trong cỏ cũng giảm dần. Sở dĩ có hiện tượng này là do khi tăng lượng đạm bón thì cây tăng hút nước và tích lũy nước, hàm lượng VCK không tăng, mà quá trình tích lũy VCK cũng như một số chất xơ trong cây bị làm chậm lại, nên đã làm giảm độ cứng của cây thức ăn, dẫn đến cây dễđổ hơn khi gặp mưa, gió lớn.

Tỷ lệ protein thô trong VCK của cỏ biến động tăng dần: từ 8,77 % đến 13,18 % ở cỏ B. brizantha 6387, từ 8,16 % lên 12,78 % ở cỏ P. atratum và từ 9,32 % lên 13,50 % ở cỏB. decumbens khi tăng mức bón đạm từ 0 đến 60 kg N/ha/lứa

cắt. Tỷ lệ protein thô trong VCK của cỏ chưa có biểu hiện giảm khi bón đến 60 kg N/ha/lứa cắt. Các tác giả Auda và CS, (1966) [88]; Macleod, (1965) [148]; Singh và CS, (1967) [183], có nhận định khi tăng lượng N bón thì tăng lượng N tích lũy ở cỏ, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận định này.

Qua số liệu phân tích thành phần hóa học của 3 cỏ thí nghiệm, chúng tôi thấy: Cỏ

B. decumbens có tỷ lệ protein thô trong VCK cao hơn so với cỏB. brizantha6387

P. atratum. Thể hiện rõ nét nhất là ở mức bón 0 kg N/ha/lứa cắt thì B. decumbens

có tỷ lệ protein thô trong VCK là 9,32 %, cỏB. brizantha là 8,77 % và P. atratum là 8,16 %, còn khi bón đạm tăng đến 60 kg N/lứa thì tỷ lệ protein trong VCK của 3 giống cỏ nói trên tương ứng là 13,50 %, 13,18 % và 12,78 %.

Tỷ lệ lipit thô trong VCK của cỏ B. brizantha 6387 biến động từ 1,93 % đến 2,31 %, của cỏP. atratum biến động từ 1,93 % đến 2,13 %, còn của cỏB. decumbens

biến động từ 2,07 % đến 2,28 % khi mức bón đạm biến động từ 0 đến 40 kg N/ha/lứa, sau đó tỷ lệ này giảm dần ở mức bón 50 N và 60 kg N/ha/lứa cắt. Tỷ lệ lipit trong VCK đều đạt trên 2 % ở các công thức bón đạm, còn công thức không bón đạm thì tỷ lệ lipit là dưới 2 % (trừ cỏB. decumbens), như vậy khi bón đạm cho cỏđã có xu hướng làm tăng tỷ lệ lipit trong VCK của cỏ.

Khi bón đạm tăng từ 0 kg N đến 60 kg N/ha/lứa cắt thì tỷ lệ xơ thô trong VCK của cỏB. brizantha 6387 từ 39,18 % giảm xuống còn 35,16 %, của cỏ P. atratum từ 40,88 % giảm xuống còn 37,31 %, còn của B. decumbens từ 40,29 % giảm xuống còn 35,64 %. Điều này cho thấy khi tăng liều lượng phân đạm đã làm giảm hàm lượng xơ trong cỏ. Đây là cơ sởđể giải thích tại sao khi bón đạm tăng thường làm cho cây phát triển tốt và mềm hơn, gia súc thích ăn hơn, nhưng đối với cây trồng (ngô, lúa...) thì dễđổ hơn khi gặp mưa, gió lớn.

Như vậy, khi bón phân đạm cho cỏ không những làm tăng lượng protein trong cỏ mà còn làm giảm khả năng bị xơ hóa trong cỏ và làm cỏ trẻ lâu hơn, đây là đặc điểm tốt để ứng dụng sản xuất cây thức ăn với nhiều mục đích khác nhau như: Muốn cây thức ăn giàu đạm hơn, cây ít xơ hơn hay kéo dài thời gian sinh trưởng của cây.

Khi bón tăng dần lượng phân đạm thì hàm lượng dẫn xuất không đạm trong vật chất khô của cỏ thí nghiệm có chiều hướng giảm dần. Tương ứng với mức bón đạm tăng từ 0 kg N/ha/lứa cắt đến 60 kg N/ha/lứa cắt thì tỷ lệ dẫn xuất không đạm trong VCK của cỏB. brizantha6387 từ 41,30 % giảm xuống còn 37,43 %, của cỏ

P. atratum từ 39,31 % giảm xuống còn 35,20 %, còn của cỏ B. decumbens từ 39,93 % giảm xuống còn 35,96 %. Như vậy, khi tăng lượng đạm bón cho cỏ đã làm giảm khả năng tích lũy dẫn xuất không đạm của cỏở lá.

Tỷ lệ khoáng tổng số trong VCK có xu hướng tăng khi bón đạm tăng, tỷ lệ này tăng từ 8,82 % lên 12,07 % ở cỏ B. brizantha 6387; từ 9,73 % lên 12,72 % ở cỏ P. atratum và từ 8,39 % đến 12,69 % trong VCK của cỏ B. decumbens khi tăng mức bón đạm từ 0 kg N lên 60 kg N/ha/lứa cắt. Điều này chứng tỏ, khi bón tăng hàm lượng N đã làm tăng khả năng hút nước cùng các chất dinh dưỡng khác (trong đó có chất khoáng) để cung cấp cho cây, do đó đã làm tăng tỷ lệ các chất khoáng trong cây. Nhận định này cũng hoàn toàn phù hợp với công bố của các tác giả Auda và CS, (1966) [88]; Gohl, (1975) [118]; Singh và CS, (1967) [183].

Để thấy được mối quan hệ tương quan giữa bón phân N tăng từ 0 đến 60 kg N/ha/lứa cắt với tăng hoặc giảm các thành phần hóa học của cỏ chúng tôi đã tiến hành dựng các phương trình hồi quy và kết quả cho thấy:

Khi tăng mức N thì có mối tương quan thuận với tỷ lệ protein theo phương trình sau:

CỏB. brizantha 6387: YProtein = 8,345 + 0,0801.XN; R2 = 94,6; P < 0,001 CỏP. atratum:YProtein = 7,39571 + 0,0814286.XN; R2 = 87,0; P < 0,05 CỏB. decumbens: YProtein = 8,82214 + 0,0729857.XN; R2 = 92,8; P < 0,001 Khi tăng mức N thì tỷ lệ VCK, xơ thô của các cỏ có dạng hàm nghịch như sau: CỏB. brizantha 6387: YVCK = 21,195 - 0,0466.XN; R2 = 85,9; P < 0,05 YXơ = 39,4679 - 0,0698857.XN; R2 = 96,8; P < 0,001 CỏP. atratum có các hàm như sau: YVCK = 20,0986 - 0,0376571.XN; R2 = 85,9; P < 0,05 YXơ = 41,0864 - 0,0607429.XN; R2 = 97,5; P < 0,05 CỏB. decumbens có các hàm như sau: YVCK = 22,3414 - 0,0553429.XN; R2 = 83,5; P < 0,001 YXơ = 40,7643 - 0,0834286.XN; R2 = 92,0; P < 0,05

Ghi chú: Y: là tỷ lệ phần trăm của protein thô, VCK hoặc xơ trong VCK, XN: là mức bón phân N tính bằng kg/ha/lứa cắt.

Không giống như khi tăng KCC, tăng mức phân N đã làm tỷ lệ protein tăng tỷ lệ thuận với mức N tăng, do đó hàm tương quan là hàm thuận có đồ thị hướng lên trên, còn tỷ lệ VCK và xơ lại là hàm nghịch với mức bón N tăng và đồ thị có hướng đi xuống. Tuy nhiên, dù ở hàm thuận hay hàm nghịch thì mối tương quan này đều rất chặt chẽ.

3.3.3. Sn lượng c thí nghim các mc N khác nhau

Căn cứ vào năng suất cỏ tươi/lứa và số lứa cắt trong năm, chúng tôi đã tính được sản lượng cỏ tươi/ha/năm. Căn cứ vào sản lượng cỏ tươi và tỷ lệ VCK, protein trong cỏ, chúng tôi đã tính được sản lượng VCK và protein/ha/năm. Kết quả về sản lượng cỏ tươi, VCK và protein của cỏ thu hoạch được trên 1ha của năm thứ 1 và năm thứ 2 được thể hiện tại bảng 2.6, 2.12, 2.18 ở phần phụ lục 2, còn kết quả của cả 2 năm được trình bày tại bảng 3.13.

Khi bón đạm tăng từ 0 kg N lên 60 kg N/ha/lứa cắt, thì sản lượng cỏ tươi của cỏ

B. brizantha6387 trong hai năm chỉ tăng lên từ mức bón 0 kg N đến 50 kg N/lứa cắt; ở mức bón 50 N sản lượng đạt cao nhất là 183,833 tấn/ha, khi bón 60 kg N/lứa cắt thì sản lượng cỏ giảm 1,222 tấn/ha/2 năm. Cỏ P. atratum có sự khác biệt với cỏ B. brizantha6387, khi bón đạm với các mức khác nhau từ 0 đến 60 kg N thì tổng sản lượng cỏ tươi/ha của cả hai năm tăng dần theo mức bón đạm tăng và sản lượng cỏ tươi đạt cao nhất ở mức bón đạm cao nhất (60 kg N/lứa). Sản lượng cỏ tươi của cỏ B. decumbens cũng có biến động tương tự như đối với cỏ P. atratum, đó là mức bón đạm cao nhất (60N) có sản lượng cao nhất. Tuy nhiên, sản lượng cỏ tươi của cỏB. decumbens thấp hơn hẳn so với các cỏ còn lại. Theo Nguyễn Thị Mận và CS, (1999) [46], khi tăng lượng phân đạm bón cho cỏ, thì sản lượng cỏ tăng theo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 87 - 90)