Hàm lượng nitơ tổng số trong đất khoảng 0,05 - 0,25 %, phần lớn chứa trong các hợp chất hữu cơ (chiếm 5 % trong mùn), do đó, nhìn chung đất càng giàu mùn thì ni tơ tổng số càng nhiều (Cao Liêm và Nguyễn Văn Huyên, 1975) [41].
Theo Nguyễn Vy và Phạm Thúy Lan, (2006) [83] đạm có trong thành phần protein, các axit amin và các hợp chất khác tạo nên tế bào. Đạm có trong thành phần chất diệp lục, nguyên sinh chất. Đạm còn có trong các men của cây, trong ADN, ARN, nơi khu trú các thông tin di truyền của nhân bào (Ngô ThịĐào và Nguyễn Hữu Yêm, 2007) [22].
Cây được bón đủ đạm, lá có mầu xanh tươi, sinh trưởng khỏe mạnh (Đào Văn Bảy và Phùng Tiến Đạt, 2007) [4]. Đủ đạm, chồi búp cây phát triển nhanh, cành lá, nhánh phát triển mạnh. Đó là cơ sởđể cây trồng cho năng suất cao (Ngô ThịĐào và Vũ Hữu Yêm, 2007) [22].
Nếu bón thừa đạm thì cây phải hút nhiều nước để giải độc amon nên tỷ lệ nước trong thân lá cao, thân lá vươn dài, mềm mại, che bóng lẫn nhau và gây ảnh hưởng tới quang hợp. Bón nhiều đạm, tỷ lệ diệp lục trong lá cao, lá có mầu xanh tối, quá trình sinh trưởng (phát triển của thân, lá) bị kéo dài, cây thành thục muộn, phát triển um tùm, dễđổ lốp, dễ mắc sâu bệnh, rễ cây kém phát triển.
Nếu thiếu đạm, cây cỏ sẽ cằn cỗi, lá kém xanh, ra hoa kém và thưa thớt, ít quả, lúc này lá già sẽ chuyển đạm nuôi các lá non nên lá già rụng sớm. Cây thiếu đạm buộc phải hoàn thành chu kỳ sống nhanh, thời gian tích lũy ngắn, năng suất thấp.
Nhiều tác giảđã nghiên cứu và chỉ ra ảnh hưởng của nitơđến sản lượng đồng cỏ hòa thảo và tìm ra sự tương quan giữa liều lượng N được bón với năng suất chất xanh và hiệu quả bón phân (Allen và CS, 1978) [84]; (Belesky và Wilkinson, 1983) [89]; (Christians và CS, 1979) [101]; (Fribourg và CS, 1979) [115]; (Hanson và CS, 1978) [121].
Về liều lượng bón đạm, các kết quả nghiên cứu chỉ ra như sau:
Đối với cỏ họ đậu: Liều lượng bón tối ưu cho đồng cỏ alfalfa là 90 - 120 kg N/ha/năm, đối với cỏ orchard là 140 kg N/ha/năm (Jung và Baker, 1973) [132] và cỏorchard hỗn hợp với cỏtall fescure là 180 kg N/ha/năm (Wanger, 1954) [198].
Đối với cỏ hòa thảo: Liều lượng bón tối ưu cho cỏbermuda là 55 kg N/ha/lứa cắt, hay 448 kg N/ha/năm, năng suất vật chất khô bắt đầu giảm khi vượt quá 450 kg N/ha/năm (Burton và Jacson, 1962) [99]. Jailson Lara Lagundes và CS, (2005) [205] thí nghiệm bón đạm với các liều lượng từ 75 - 300 kg N/ha/năm và thấy sản lượng vật chất khô của cỏ tỷ lệ thuận với mức bón đạm tăng. Thí nghiệm của Smith, (1972) [187] chỉ ra rằng, khi bón đạm tăng từ 0 - 940 kg N/ha/năm, thì sản lượng vật chất khô đạt được tối đa ở mức bón 313 kg N/ha/năm và sản lượng vật chất khô bắt đầu giảm khi bón vượt quá 450 kg N/ha/năm. Theo Wedin, (1974) [199] sản lượng có thể tăng cho tới tận liều lượng bón 336 - 404 kg N/ha/năm, khi bón liều lượng trên 500 kg N/ha/năm sản lượng cỏ sẽ giảm.
Tại Stillwater, Oklahoma, Mỹ, Pumphrey, (1978) [161] nghiên cứu cỏ E. curvulla
được trong 4 năm cho thấy: Năng suất VCK trung bình trong mùa hè từ tháng 7 đến tháng 11 là 3.178 kg/ha, khi không bón phân và 8.502 kg/ha, khi được bón 224 kg N và 45 kg P2O5/ha.
Khi lượng đạm bón cho đồng cỏ hòa thảo tăng, mức nitrat sẽ tăng theo. Vì vậy, chúng ta nên cảnh giác với khả năng ngộ độc nitrat, nếu bón quá liều lượng nitrogen (Rhykerd và Noller, 1973) [168]; (Stritzke và Murphy, 1982) [189];
(Wedin, 1974) [199]. Bón đạm có ảnh hưởng đến độ ngon miệng và lượng cỏ ăn vào của gia súc. Khi không bón đạm và bón ở các mức vừa phải cho đồng cỏ hòa thảo, thì khi bón tăng lượng đạm sẽ tăng khả năng thu nhận cỏ của động vật (Rhykerd và Noller, 1973) [168]. Tuy nhiên, không có sự khác nhau về khả năng ăn của gia súc đối với cỏ được bón đạm vừa phải và mức cao (Belesky và Wilkinson, 1983) [89].
Như vậy, liều lượng đạm bón cho cỏ họđậu và hòa thảo có sự khác nhau, với cỏ họ đậu thì thấp hơn, còn với cỏ hòa thảo thì cao hơn. Liều lượng bón hữu hiệu cho cỏ họ đậu khoảng từ 100 - 200 kg N/ha/năm, còn cho cỏ hòa thảo khoảng từ 300 - 400 kg N/ha/năm. Bón liều lượng thấp quá, sản lượng cỏ tăng không rõ rệt, bón cao quá lại làm giảm sản lượng cỏ.
Bón đạm đã nâng cao chất lượng và tính ngon miệng của cỏ. Tuy nhiên, cũng cần đề phòng bón đạm với liều lượng cao sẽ dẫn đến tích tụ nitrat trong cỏ và dẫn đến gây ngộđộc cho gia súc.