Vai trò của phân lân

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 34 - 36)

Photpho là một nguyên tốđa lượng cần thiết cho cây trồng, Nó đóng vai trò rất quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và động vật (Woodhouse và Griffith, 1973) [200].

Tác dụng của phân lân thể hiện ở vai trò của nguyên tố photpho đối với thực vật. Photpho tham gia tạo nên các vật chất di truyền (ADN, ARN, Axit nucleic), các hợp chất cao năng (ADP, ATP,...). Photpho còn có tác dụng làm tăng cường phát triển bộ rễ cây (đặc biệt là thời kỳ đầu sinh trưởng). Cây đủ photpho, bộ rễ phát triển sớm, lông hút xum xuê, là cơ sở tạo bộ rễ vững chắc để cây hút chất dinh dưỡng và phát triển tốt. Thiếu photpho ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và chắc hạt, nên năng suất hạt giảm rõ rệt (Nguyễn Công Vinh, 2002) [81].

Teitzel và CS, (1978) [193] chỉ ra ở các vùng có lượng mưa từ 1.500 - 3.750 mm, nhưở Bắc Queenland, thì lượng phân bón cho cỏ trồng hòa thảo như sau: Ở vùng đất đỏ bazan, đất có nguồn gốc từ đá granite, đất đá biến chất, đất cát gần biển phải bón năm đầu tiên là 500 kg super photphat/ha và ở năm thứ hai trở đi là 300 kg super

photphat/ha.

Đối với các đồng cỏ họ đậu: Mức bón phân cho đồng cỏ alfalfa chủ yếu là bón hàng năm với lượng tương đương với lượng P, K bị mất do thu hoạch (Skerman và Riveros, 1990) [185]. Tại New Jersey người ta thấy khi không bón

lân và kali (0; 0), thì sản lượng cỏ trung bình qua 5 năm là 10,3 tấn/ha/năm, còn khi bón với tỷ lệ 84 kg/ha P2O5 và 336 kg/ha K2O làm tăng sản lượng lên 16,1 tấn/ha/năm (Bear và Wallace., 1950) [92]. Ở Virginia, qua 3 năm, sản lượng cỏ alfalfa tăng từ 7,2 lên 11,7 tấn/ha/năm, khi bón 100 kg P2O5/ha/năm. Cũng ởđó, kết quả chỉ ra rằng, sự tăng là có ý nghĩa về sản lượng ở cỏorchard khi bón lân ở mức 25 và 100 kg P2O5/ha/năm (Lutz, 1973) [146].

CỏDallis trồng kết hợp với bộđậu khi sử dụng hàm lượng nitơ cao từ 20 đến 100 kg N/ha/năm nên bón thêm 67 kg P2O5 và 34 kg K2O (Bennett, 1973) [90]; (Holt và Houston, 1954) [128]. Khi bón phân lân cho đồng cỏ hỗn hợp kết hợp với tưới nước cho đồng cỏ smooth brome, timothy, orachard, blue kết hợp với red clover, với các tỷ lệ phân là 0, 20, 40, 60 kg P2O5/ha thì sản lượng cỏ tăng tương ứng là 12,2; 15,8; 16,7; 19,1 tấn/ha (Rehm và CS, 1975) [166]. Ở Ấn Độ, sản lượng vật chất khô của cỏ Sehima community khi bón 40 kg P2O5/ha làm tăng sản lượng cỏ khô từ 5824 kg/ha lên 6471 kg/ha (Dabadghao và Shankarnarayan, (1970) [106].

Người ta thường bón cho cỏ sorghum 125 - 250 kg super photphat/ha khi gieo hạt (Skerman và Riveros, 1990) [185].

Marinho Guerra và CS, (2005) [206] cho biết: CỏB. decumbens khi bón phân bởi các nguồn phot pho khác nhau, với liều lượng 200 kg/ha thì trisuperphotphat hay đá Araxas phốt phát đã làm tăng có ý nghĩa năng suất vật chất khô, vào thời điểm cắt đầu tiên lần lượt là 201 % và 112 %, so với đối chứng không được bón phân chứa photpho.

Theo John Moran, (2005) [131], để sản xuất ra sản lượng hàng năm khoảng 150 tấn cỏ tươi/ha, cỏ Napier hay Guineas đòi hỏi phải bón 880 kg N, 252 kg P2O5 và 756 kg K2O/ha. Để đạt được sản lượng cỏ cao cần sử dụng phân vô cơ như ure và super photphat. Nếu chỉ sử dụng phân hữu cơ là chất thải của gia súc thì không đáp ứng đủ dinh dưỡng P, N cho cỏ sinh trưởng.

Đối với cỏ Pennisetum polystachyon, người ta thường bón ban đầu là 448 kg superphotphat/ha, bón hàng năm là 228 kg/ha. ỞẤn Độ, bón hằng năm trên mặt đất cho cỏ với lượng 158 kg amonium sulphat/ha (Skerman và Riveros, 1990) [185].

Như vậy, cần phải bón liều lượng phân lân lớn cho đồng cỏ mới gieo hoặc trồng lần đầu tiên, liều lượng này vào khoảng 300 - 500 kg super photphat tương đương với 60 - 100 kg P2O5/ha.

Từ năm thứ 2 trở đi, có thể bón lân với liều lượng thấp hơn, khoảng từ 150 đến 300 kg super photphat, tương đương với 20 - 60 kg P2O5/ha/năm.

Tùy thuộc vào loại đất và giống cỏ để bón liều lượng lân cho phù hợp, đồng thời, phân lân phân giải chậm, vì vậy phải bón toàn bộ lượng phân một lần khi gieo, trồng và bón vào cuối thu hoặc đầu xuân đối với đồng cỏ từ năm thứ 2 trởđi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 34 - 36)