Năng suất cỏ thí nghiệ mở các mức bón đạm khác nhau

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 83 - 86)

2. Đề nghị

3.11:Năng suất cỏ thí nghiệ mở các mức bón đạm khác nhau

Các mc bón đạm và năng sut cTên cCh tiêu N = 0 N = 20 N = 30 N = 40 N = 50 N = 60 NSTB 1 95,44a 125,78b 143,33c 154,44d 163,22e 162,78e NSTB 2 83,89a 112,30b 127,94c 138,02d 146,03e 144,60e B. brizantha6387 TB 89,67 119,04 135,64 146,23 154,63 153,69 NSTB 1 122,89a 151,00b 164,00c 175,56d 183,67e 187,22e NSTB 2 117,78a 145,00b 159,60c 166,75d 176,75e 180,55e P. atratum TB 120,34 148,00 161,80 171,16 180,21 183,89 NSTB 1 54,33a 77,22b 93,56c 107,65d 119,55e 125,11e NSTB 2 53,49a 75,95b 90,40c 102,06d 112,46e 115,87e B. decumbens TB 53,91 76,59 91,98 104,86 116,01 120,49

Ghi chú: NSTB 1, NSTB 2 là năng suất trung bình/lứa của năm thứ 1 và năm thứ 2. TB: là tính trung bình của cả hai năm

Ở năm thứ nhất khi bón đạm tăng từ 0 kg N lên 60 kg N/ha/lứa cắt cho cả ba cỏB. brizantha6387, P. atratumB. decumbens thì đều có một quy luật chung là: ở mức bón đạm cao hơn có năng suất cỏ tươi cao hơn. Năng suất trung bình/lứa của cỏ B. brizantha6387 dao động từ 95,44 đến 163,22 tạ/ha/lứa, của cỏ P. atratum từ 122,89 đến 187,22 tạ/ha/lứa và cỏB. decumbens từ 54,33 đến 125,11 tạ/ha/lứa cắt, tương ứng với mức bón đạm thấp nhất (0 N) và mức bón đạm cao nhất là 60 kg N/ha/lứa. Riêng năng suất trung bình/ha/lứa cắt của cỏ B. brizantha 6387 chỉ đạt tối đa khi bón 50 kg N/ha/lứa cắt là 163,22 tạ/ha/lứa, sau đó năng suất bắt đầu giảm đi khi bón 60 kg N/ha/lứa là 162,78 tạ/ha/lứa (giảm 0,44 tạ/ha/lứa).

Khi nghiên cứu vềảnh hưởng của các mức phân đạm khác nhau đến năng suất của cỏ, các tác giả như: Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Văn Lợi, (2002) [57]; Allen và CS, (1978) [84]; Belesky và Wilkinson, (1983) [89]; Christians và CS, (1979) [101]; Fribourg và CS, (1979) [115]; Khong và CS, (1995) [137] cho biết khi tăng lượng nitơ bón cho cỏ thì năng suất của cỏ cũng tăng theo. Thí nghiệm của chúng tôi cũng có kết quả tương tự.

Khi tăng mức bón đạm từ 0 kg N đến 60 kg N/ha/lứa cắt, hiệu quả làm tăng thêm năng suất trung bình của cỏ/ha/lứa cắt có sự khác nhau. Cụ thể khối lượng cỏ tăng thêm của các cỏB. brizantha6387, P. atratumB. decumbens lần lượt như sau: từ mức 0 kg N lên 20 kg N, là 30,34; 28,11 và 22,89 tạ/ha/lứa cắt, từ mức 20 kg N lên 30 kg N là 17,55; 13 và 16,34 tạ, từ mức 30 kg N lên 40 kg N là 11,11; 11,56 và 14 tạ và từ mức 40 kg N lên 50 kg N/ha/lứa cắt thì chỉ tăng thêm 8,78; 8,11 và 11,90 tạ/ha/lứa cắt, còn khi tăng từ 50 kg N lên 60 kg N thì lại làm giảm năng suất đi 0,44 tạ/ha/lứa cắt ở cỏ B. brizantha6387 và làm tăng thêm năng suất của cỏP. atratum là 3,55 tạ còn ở cỏB. decumbens là 5,56 tạ/ha/lứa. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các mức phân đạm đến năng suất cỏ của các tác giả nước ngoài như: Crowder và CS, (1970) [105]; Dalrymple, (1978) [107]; Roberts O. T., (1970) [171] [172] thì nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả tương tự. Theo công bố của Phan Thị Phần và CS, (1999) [53], khi bón lượng đạm tăng lên từ 0 lên 50 kg N/ha/lứa thì năng suất cỏ tăng gấp đôi (100 %), so với kết quả của chúng tôi thì kết quả công bố này là cao hơn. Năng suất cỏ của chúng tôi chỉ tăng thêm 71,02 %, tương ứng với 2 mức bón đạm này. Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác cũng như của chúng tôi đều cho thấy: nếu không bón phân N cho cỏ trồng mà chỉ bón vôi và phân chuồng (công thức đối chứng) thì không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cỏđể cỏ có thể sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Do đó, chỉ khi được bón đạm đầy đủ theo nhu cầu thì cỏ mới phát huy được tối đa tiềm năng năng suất của cỏ.

Khi phân tích thống kê cho thấy: Năng suất trung bình/ha/lứa của từng giống cỏở các mức bón đạm khác nhau có sự sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05 đến P < 0,001, trừ năng suất trung bình của hai mức 50 kg N và 60 kg N/ha/lứa không có sự sai khác nhau rõ rệt.

Để thấy rõ hơn về mối tương quan giữa bón phân N tăng từ 0 đến 60 kg/ha/lứa cắt với năng suất của cỏ, chúng tôi đã tính hệ số tương quan R2 và xây dựng phương trình hồi quy cho 3 cỏ thí nghiệm. Kết quả cho thấy giữa hai chỉ tiêu này có mối tương quan rất chặt và có phương trình hồi quy như sau:

CỏB. brizantha 6387: YNS = 95,6914 + 1,12376.XN; R2 = 91,9; P < 0,05 CỏP. atratum: YNS = 124,839 + 1,08184.XN; R2 = 96,1; P < 0,001 CỏB. decumbens: YNS = 55,1043 + 1,16607.XN; R2 = 98,2; P < 0,001

Ghi chú: YNS: là năng suất cỏ tính bằng tạ/ha/lứa; XN: là lượng nitơ tính bằng kg/ha/lứa.

Đồ thị của một trong các phương trình trên có dạng như sau:

0 10 20 30 40 50 60 50 60 70 80 90 100 110 120 130 Muc N N a n g s u a t (N S ) Y ns = 55,1043 + 1,16607.Xn R-Sq(adj) = 98,2 % R-Sq = 98,6 % S = 3,38401 Hoi quy giua muc N v a nang suat trung binh cua co B. decumbens

So sánh giữa 3 giống cỏ trên với nhau cho thấy: Dù có bón phân đạm hay không thì cỏP. atratum vẫn có năng suất trung bình/lứa cao nhất. Ví dụ: cỏP. atratum

có năng suất trung bình/lứa cao hơn so với cỏ B. brizantha6387B. decumbens là 27,45 và 68,56 tạ/ha/lứa ở mức bón 0 kg N/ha/lứa cắt, còn ở mức bón 40 kg N/ha/lứa cắt thì cao hơn là 21,12 và 67,91 tạ/ha/lứa cắt.

Cỏ B. decumbens có năng suất trung bình/lứa thấp hơn hai cỏ còn lại ở mọi mức bón đạm.

* Năng sut ca cỏở các la ct năm th hai

Trong năm thứ hai, chúng tôi thu cắt được 7 lứa, năng suất cỏ tươi/ha của từng lứa cắt của các cỏ thí nghiệm được trình bày cụ thể tại các bảng 2.2, 2.9, 2.15 ở phần phụ lục 2.

Năng suất cỏ tươi trung bình/lứa của các cỏB. brizantha 6387, P. atratum

B. decumbens ở các mức bón đạm khác nhau cũng diến biến tương tự như năm thứ nhất. Khi gia tăng mức phân bón từ 0 đến 60 kg N/ha/lứa cắt thì năng suất trung bình/lứa của cỏ ở năm thứ hai đều tăng lên. Đối với các cỏ P. atratum,

B. decumbens thì năng suất cỏ tăng dần từ mức phân bón 0 kg N và đạt cao nhất ở mức bón 60 kg N/ha/lứa cắt, (180,55 và 115,87 tạ/ha/lứa), còn năng suất của cỏB. brizantha 6387đạt tối đa khi bón đến 50 kg N/ha/lứa cắt (144,03 tạ/ha/lứa cắt). Năng suất trung bình/lứa của cỏ ở năm thứ 2 thấp hơn so với năm thứ nhất. Năng suất cỏ trung bình/lứa cắt của các mức bón đạm khác nhau có sự sai khác rõ rệt với P < 0,05 đến P < 0,001, trừ năng suất trung bình của hai mức bón đạm là 50 và 60 kg N/ha/lứa cắt là không có sự sai khác nhau rõ rệt.

Từ năng suất của cỏở năm thứ 1 và 2 cho thấy: năng suất trung bình/lứa của cỏP. atratumB. decumbens có sự khác biệt nhau so với cỏ B. brizantha6387 là khi bón đạm đến 60 kg N, năng suất cỏ P. atratumB. decumbens vẫn tăng, còn cỏB. brizantha 6387 bị giảm năng suất so với mức bón 50 kg N. Điều đó chứng tỏ cỏ P. atratumB. decumbens đáp ứng tốt với phân đạm, vì ngay cả khi bón với liều lượng cao tới 60 kg N/lứa thì năng suất cỏ vẫn tăng. Tuy nhiên, năng suất trung bình/lứa giữa mức bón 50 kg N và 60 kg N không có sự sai khác rõ rệt. Do đó, nếu chỉ căn cứ vào năng suất cỏ/lứa thì chỉ nên bón cho cỏP. atratumB. decumbens

ở mức 50 kg N/ha/lứa cắt.

3.3.2. Thành phn hóa hc ca cỏở các mc bón đạm khác nhau

Để biết được ảnh hưởng của các mức bón đạm khác nhau đến thành phần hóa học của cỏ, chúng tôi đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của cỏ. Kết quả thể hiện tại bảng 3.12.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 83 - 86)