Sản lượng cỏ thí nghiệm khi bón N.P.K cùng tăng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 99 - 102)

Căn cứ vào năng suất của các lứa cắt trong năm, chúng tôi đã tính được sản lượng cỏ/ha/năm. Căn cứ vào tỷ lệ VCK và protein trong cỏ, chúng tôi đã tính được sản lượng VCK và protein của cỏ/ha/năm, kết quả của từng năm được trình bày cụ

thể ở bảng 3.6, 3.12, 3.18 ở phần phụ lục 3, còn kết quả cả hai năm của cỏ thí nghiêm được trình bày tại bảng 3.16.

Khi tăng mức bón N.P.K từ mức (0-0-0) lên (60-5-21,5), thì sản lượng cỏ tươi trong 2 năm của cỏ B. brizantha6387 tăng từ 99,112 đến 200,222 tấn/ha, của cỏ

P. atratum tăng từ 135,945 đến 238,167 tấn/ha và của cỏ B. decumbens tăng từ 56,333 đến 157,334 tấn/ha. Sản lượng cỏ tươi của cỏP. atratumB. decumbensđạt cao nhất ở mức bón N.P.K cao nhất, riêng cỏB. brizantha6387 thì sản lượng đạt cao nhất ở mức bón (50-12,5-18) là 200,222 tấn/ha và giảm xuống ở mức bón (60-15-21,5), chỉ còn 197,334. Sản lượng cỏ tươi trong hai năm của cả 3 cỏ thí nghiệm ở các mức bón N.P.K khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa với P < 0,05, trừ 2 mức bón (50-12,5-18) và (60-15-21,5) là không có sự sai khác nhau rõ rệt. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Lảng và Lê Hòa Bình, (2004) [40] thì kết quả về sản lượng của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp.

Bảng 3.16: Tổng sản lượng của cỏ thí nghiệm ở các mức bón đạm, lân, kali cùng tăng (tấn/ha/ 2 năm) Các mc bón N.P.K và sn lượng cTên cCh tiêu ĐC 0-0-0 CT 1 30-7,5-11 CT 2 40-10-14,5 CT 3 50-12,5-18 CT 4 60-15-21,5 C tươi 99,112a 162,612b 186,222c 200,222d 197,334d VCK 20,685a 32,961b 36,798c 38,463d 36,743c Protein 1,764a 3,430b 4,375c 4,885d 4,835d B. brizantha 6387 ME 41160 66932 74497 77818 73783 C tươi 135,945a 195,000b 217,055c 230,555d 238,167d VCK 27,121a 37,655b 40,915c 42,192d 42,250d Protein 2,148a 3,411b 4,386c 4,931d 5,382e P. atratum ME 51856 72436 79394 81489 81872 C tươi 56,333a 112,389b 133,834c 150,222d 157,334d VCK 12,309a 23,950b 27,557c 29,819d 30,145d Protein 1,132a 2,560b 3,293c 3,813d 3,963d B. decumbens ME 24553 48421 55477 60022 60455

Ghi chú: ME tính bằng Mcal/ha/2 năm

(Cùng hàng ngang các số có chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê)

Điểm khác biệt giữa sản lượng cỏP. atratumB. decumbens với cỏB. brizantha 6387 là sản lượng cỏ tươi của hai cỏ này đạt cao nhất ở mức bón N.P.K cao nhất, chưa có biểu hiện bão hòa phân bón, còn sản lượng cỏB. brizantha6387ở mức bón N.P.K cao

nhất đã giảm đi so với mức bón thấp hơn liền kề. Điều này chứng tỏ cỏP. atratum

B. decumbensđáp ứng tốt hơn với mức bón N.P.K cao so với cỏB. brizantha6387. Đây là cơ sởđể có thể trồng cỏP. atratumB. decumbensở nơi đất nghèo dinh dưỡng hoặc thâm canh bằng cách bón phân với liều lượng cao.

Sản lượng VCK của cỏ các cỏ thí nghiệm cũng có diễn biến tương tự như sản lượng cỏ tươi. Có nghĩa là khi tăng mức bón N. P.K thì sản lượng VCK cũng tăng. Nhưng vì ở các mức bón N.P.K thấp thì tỷ lệ VCK trong cỏ cao và ngược lại. Do đó, sản lượng VCK giữa các mức bón N. P.K khác nhau không chênh lệch nhau quá lớn.

Sản lượng VCK của cỏ B. brizantha 6387 ở công thức bón N.P.K cao nhất (60-15-21,5) giảm đi so với mức bón (50-12,5-18), còn sản lượng VCK của cỏ P. atratumB. decumbens ở mức bón (60-15-21,5) vẫn cao hơn mức bón (50-12,5-18) nhưng không đáng kể.

Sản lượng VCK của 3 cỏ thí nghiệm ở các mức bón N.P.K khác nhau có sự sai khác nhau rõ rệt (P < 0,05 đến P < 0,001), trừ CT3 và CT4 không có sự sai khác nhau rõ rệt.

So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Ngọc Hà và CS, (1985) [26]; Trương Tấn Khanh, (2003) [37]; Appadurai, (1975) [87]; Bennett, (1973) [91]; Dabadghao Shankarnarayan, (1970) [106]; Davies, (1970) [109]; Khai và CS, (1995) [136]; Rehm và CS, (1975) [166]; Roberts, (1970) [170]; Rodel, (1970) [173]; Schultze - Kraft., (1992) [181]; Quinquim Magiero và CS, (2008) [207]; về sản lượng VCK của cỏ khi bón tăng N.P.K thì kết quả về diễn biến tăng sản lượng VCK của chúng tôi là tương đối phù hợp.

Sản lượng protein cả hai năm của 3 cỏ thí nghiệm đều tăng dần theo lượng phân bón N.P.K tăng. Khi tăng mức bón N.P.K từ (0-0-0) đến (60-15-21,5) thì sản lượng protein của cỏ B. brizantha 6387 tăng từ 1,764 đến 4,885 tấn/ha; của cỏ P. atratum tăng từ 2,148 đến 5,382 tấn/ha và cỏ B. decumbens tăng từ 1,132 đến 3,963 tấn/ha.

Đối với cỏ B. brizantha 6387 thì diễn biến về sản lượng protein cũng giống như sản lượng cỏ tươi, sản lượng protein đạt đỉnh cao ở mức bón (50-12,5-18) và giảm xuống ở mức bón cao hơn. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Botrel và CS, (1990) [96], khi tăng lượng phân bón đến ngưỡng nhất định thì sản lượng protein sẽ không tăng lên nữa mà giảm đi. Còn đối với cỏ P. atratum

B. decumbens thì khi bón N.P.K tăng thì sản lượng protein cũng tăng theo và sản lượng protein đạt cao nhất ở mức bón N.P.K cao nhất, không có sự giảm

sản lượng ở mức bón N.P.K này. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Khong và CS, (1995) [137].

Không giống như bón tăng N còn P.K giữ nguyên, khi tăng mức bón N.P.K từ (0-0-0) đến (60-15-21,5) thì sản lượng năng lượng trao đổi của các cỏ thí nghiệm đều tăng dần và đạt cao nhất ở mức bón cao nhất (60-15-21,5 kg N.P.K/ ha/lứa cắt). Riêng cỏB. brizantha 6387 thì sản lượng năng lượng trao đổi có diễn biến tương tự như bón tăng N còn P.K giữ nguyên, tức là sản lượng năng lượng trao đổi chỉ đạt cao nhất khi bón đến mức 50-12,5-18 kg N.P.K/ ha/lứa cắt và giảm xuống ở mức bón cao hơn.

Khi bón N tăng và P.K cùng tăng theo (thí nghiệm 4), có sự khác biệt với bón N, còn P.K giữ nguyên (thí nghiệm 3) ở chỗ: (1) Bón N.P.K cùng tăng có sản lượng cỏ tươi, protein cao hơn khi chỉ bón tăng N (không tăng P.K) khi cả hai thí nghiệm có cùng một mức bón đạm, (2) bón N.P.K cùng tăng chưa có sự giảm sản lượng VCK ở mức bón N.P.K cao nhất ở cỏP. atratumB. decumbens, còn nếu chỉ bón N tăng (P.K giữ nguyên) thì sản lượng VCK giảm ở mức bón N cao nhất.

Như vậy, sản lượng chất xanh, VCK và protein của cỏ P. atratum

B. decumbens không giảm khi bón liều lượng N.P.K cao nhất (60-15-21,5), còn sản lượng chất xanh và VCK của cỏ B. brizantha 6387ở mức bón (60-15-21,5) giảm xuống so với mức bón (50-12,5-18). Tuy nhiên, sản lượng cỏ (xanh, VCK) của hai mức bón (50-12,5-18) và (60-15-21,5) không có sự sai khác rõ rệt. Do đó, chỉ nên bón N.P.K cho cỏđến mức (50-12,5-18).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)