Căn cứ vào năng suất cỏ tươi/lứa và số lứa cắt trong năm, chúng tôi đã tính được sản lượng cỏ tươi/ha/năm. Căn cứ vào sản lượng cỏ tươi và tỷ lệ VCK, protein trong cỏ, chúng tôi đã tính được sản lượng VCK và protein/ha/năm. Kết quả về sản lượng cỏ tươi, VCK và protein của cỏ thu hoạch được trên 1ha của năm thứ 1 và năm thứ 2 được thể hiện tại bảng 2.6, 2.12, 2.18 ở phần phụ lục 2, còn kết quả của cả 2 năm được trình bày tại bảng 3.13.
Khi bón đạm tăng từ 0 kg N lên 60 kg N/ha/lứa cắt, thì sản lượng cỏ tươi của cỏ
B. brizantha6387 trong hai năm chỉ tăng lên từ mức bón 0 kg N đến 50 kg N/lứa cắt; ở mức bón 50 N sản lượng đạt cao nhất là 183,833 tấn/ha, khi bón 60 kg N/lứa cắt thì sản lượng cỏ giảm 1,222 tấn/ha/2 năm. Cỏ P. atratum có sự khác biệt với cỏ B. brizantha6387, khi bón đạm với các mức khác nhau từ 0 đến 60 kg N thì tổng sản lượng cỏ tươi/ha của cả hai năm tăng dần theo mức bón đạm tăng và sản lượng cỏ tươi đạt cao nhất ở mức bón đạm cao nhất (60 kg N/lứa). Sản lượng cỏ tươi của cỏ B. decumbens cũng có biến động tương tự như đối với cỏ P. atratum, đó là mức bón đạm cao nhất (60N) có sản lượng cao nhất. Tuy nhiên, sản lượng cỏ tươi của cỏB. decumbens thấp hơn hẳn so với các cỏ còn lại. Theo Nguyễn Thị Mận và CS, (1999) [46], khi tăng lượng phân đạm bón cho cỏ, thì sản lượng cỏ tăng theo.
Bảng 3.13: Tổng sản lượng của cỏ thí nghiệm ở các mức N khác nhau (tấn/ha/ 2 năm; Mcal/ha/ 2 năm) (tấn/ha/ 2 năm; Mcal/ha/ 2 năm)
Các mức bón đạm và sản lượng cỏ Tên cỏ Chỉ tiêu N = 0 N = 20 N = 30 N = 40 N = 50 N = 60 Cỏ tươi 106,444a 141,500b 161,223c 173,833d 183,833e 182,611e VCK 22,087a 29,036b 32,680ce 33,897de 34,469d 32,980e Protein 1,936a 2,731b 3,401c 3,979d 4,336e 4,346e B. brizantha 6387 ME 44060 58244 66360 68254 69526 66569 Cỏ tươi 143,888a 176,000b 193,722c 204,500d 215,555e 220,000e VCK 28,404a 34,603b 37,408bc 38,405c 39,124c 38,566c Protein 2,316a 2,937b 3,388c 4,028d 4,568e 4,928e P. atratum ME 54494 65808 71961 73507 75225 75010 Cỏ tươi 64,611a 91,778b 110,056c 125,277d 138,500e 143,667e VCK 14,079a 19,805b 23,452c 25,168dc 27,270d 26,607d Protein 1,311a 1,926b 2,506c 2,982d 3,392e 3,592e B. decumbens ME 28131 39696 47416 50125 54357 52970 Ghi chú: ME tính bằng Mcal
Hiệu quả làm tăng sản lượng cỏ tươi/ha/năm ở các mức bón đạm cũng giống như hiệu quả làm tăng năng suất trung bình của cỏ tươi/ha/lứa cắt. Có nghĩa là mức bón đạm càng tăng lên thì hiệu quả tăng sản lượng cỏ trên một đơn vị phân bón càng giảm, thậm chí còn tăng âm. Ví dụ sản lượng tăng thêm của cỏ B. brizantha 6387 từ mức bón 20 kg N lên 30 kg N là 19,723 tấn, nhưng từ mức bón 40 kg N lên 50 kg N/lứa cắt thì chỉ tăng thêm 10 tấn, còn từ mức bón 50 kg N lên 60 kg N/lứa cắt thì sản lượng cỏ giảm đi là 1,222 tấn.
Sản lượng cỏ tươi/ha/của cả hai năm ở các mức bón đạm khác nhau có sự sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05 - 0,001, trừ sản lượng của mức bón 50 kg N và 60 kg N/lứa cắt không có sự sai khác nhau rõ rệt. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Trương Tấn Khanh, (2003) [37]. Khi tăng mức bón nitơ từ 0 đến 50 kg N/ha/lứa cắt thì các cỏB. brizantha6387 và P. atratumđều có mức tăng năng suất vật chất khô rất có ý nghĩa (P < 0,001), còn tiếp tục tăng mức phân bón thì không có sự sai khác.
Khi tăng liều lượng bón đạm từ 0 kg N đến 60 kg N cho cả 3 cỏ B. brizantha 6387, P. atratum, B. decumbens thì sản lượng VCK cũng tăng lên từ mức 0 kg N đến 50 kg N và giảm đi ở mức 60 kg N. Tuy nhiên, sản lượng VCK ở mức bón đạm trước (thấp hơn) so với mức sau liền kề (cao hơn) không chênh lệch nhau quá lớn. Vì ở mức bón đạm thấp có sản lượng cỏ tươi thấp nhưng tỷ lệ VCK trong cỏ lại cao, ngược lại mức bón đạm cao, có sản lượng cỏ tươi cao, nhưng tỷ lệ VCK trong cỏ thấp. Các tác giả khác như: Alvim và CS, (1990) [86]; Burton và Jacson, (1962) [99]; Smith, (1972) [187]; Wedin, (1974) [199]; Jailson Lara Lagundes và CS, (2005) [205] khi nghiên cứu vềảnh hưởng của phân đạm đến sản lượng VCK của cỏ cũng có kết quả tương tự như của chúng tôi.
Riêng đối với cỏ P. atratum và B. decumbens, mặc dù sản lượng cỏ tươi ở mức bón 60 kg N/lứa cắt vẫn cao hơn mức bón 50 kg N/lứa (đây là điểm khác biệt với cỏ B. brizantha 6387), nhưng vì tỷ lệ VCK trong cỏ của mức bón này thấp hơn mức bón 50 kg N/lứa, nên sản lượng VCK của nó vẫn thấp hơn.
Các tác giả nước ngoài như: CIAT, (1978) [102]; Smith, (1972) [187]; Wedin, (1974) [199]; Jailson Lara Lagundes và CS, (2005) [205] khi nghiên cứu về ảnh hưởng của phân đạm đến sản lượng VCK của cỏ cũng có kết quả tương tự như của chúng tôi. Còn các tác giả trong nước như Nguyễn Ngọc Hà và CS, (1985) [26]; Nguyễn Ngọc Hà và CS, (1995) [27]; Khai và CS, (1995) [136]; Nung và Binh, (1995) [155] cho rằng năng suất của cỏ hòa thảo biến động rất lớn lệ thuộc vào các yếu tố đất đai, chăm sóc, đặc biệt là chế độ bón phân và độ dài của mùa khô. Sản
lượng của các giống cỏBrachiaria spp có thể biến động từ 5 - 30 tấn VCK/ha/năm. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của các mức phân đạm khác nhau đến năng suất của cỏ, các tác giả Lê Hà Châu, (1999) [10]; Đinh Huỳnh, Lê Hà Châu (1993 - 1994) [34]; Humphrey, (1991) [130] cho biết khi bón phân đến 100 kg N/ha/tháng thì năng suất VCK của cỏ vẫn tiếp tục tăng.
Sản lượng VCK/ha/hai năm của cả ba cỏ thí nghiệm ở các mức bón đạm khác nhau có sự sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05 đến P < 0,001, trừ sản lượng VCK của cỏP. atratum và B. decumbensở ba mức bón 40 kg N, 50 kg N và 60 kg N/lứa, và của cỏB. brizantha 6387ở các mức 50 kg N và 60 kg N/lứa không có sự sai khác nhau rõ rệt (P > 0,05).
Khi bón đạm tăng từ mức 0 kg N lên 60 kg N/ha/lứa cắt, tổng sản lượng protein/ha/của cả hai năm tăng lên khá đều đặn, không có sự giảm sản lượng protein ở mức 60 kg N so với mức 50 kg N nhưđối với sản lượng vật chất khô của cỏ. Sản lượng protein của cỏđạt từ 1,936 đến 4,346 tấn/ha ở cỏB. brizantha6387, từ 2,316 tấn đến 4,928 tấn ở cỏP. atratum và từ 1,311 đến 3,592 tấn.
Các tác giả nước ngoài như Bogdan, (1969) [94]; Botrel và CS, (1990) [96];
Schultze - Kraft., (1992) [179] nghiên cứu về ảnh hưởng của phân đạm đến tỷ lệ protein của cỏ cũng có kết quả tương tự như của chúng tôi. Mặc dù tỷ lệ protein trong cỏ B. decumbens cao hơn so với cỏ B. brizantha 6387 và P. atratum, nhưng do sản lượng cỏ tươi của cỏ này thấp hơn hai cỏ kia nên sản lượng protein của cỏ cũng thấp hơn so với cỏB. brizantha6387 và P. atratum.
Kết quả so sánh thống kê cho thấy, ở các mức bón đạm khác nhau thì sản lượng protein/ha của cả hai năm có sự sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05 đến P < 0,001, trừ sản lượng của mức bón 50 kg N và 60 kg N/lứa cắt không có sự sai khác nhau rõ rệt.
Khi bón đạm tăng từ mức 0 kg N lên 60 kg N/ha/lứa cắt thì sản lượng năng lượng trao đổi của các cỏ thí nghiệm đều tăng dần và đạt cao nhất khi bón ở mức 50 kg N/ha/lứa cắt, nếu tiếp tục tăng liều lượng bón đạm đến 60 kg N/ha/lứa cắt thì sản lượng năng lượng của cả 3 cỏ thí nghiệm đều giảm xuống.
Căn cứ vào sản lượng VCK của cỏở các mức bón đạm khác nhau thì chỉ nên bón tối đa cho cỏ B. brizantha 6387 và P. atratum, B. decumbens ở mức 40 kg N/ha/lứa cắt. Vì, sản lượng VCK của cỏở mức bón này không có sự sai khác rõ rệt với sản lượng VCK của hai mức bón cao hơn (50 kg N và 60 kg N/lứa).
3.3.4. Ảnh hưởng của mùa vụđến sản lượng cỏ khi bón phân N tăng
Để thấy được ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng của cỏ được thâm canh ở các mức N khác nhau, chúng tôi đã tiến hành thống kê sản lượng cỏ theo mùa, kết quả được thể hiện như sau:
Khi bón đạm tăng từ 0 đến 60 kg N/ha/lứa cắt thì diễn biến sản lượng của cỏ trong mùa mưa, mùa khô và tổng hai mùa đều tăng khi bón đạm tăng và sản lượng vẫn cao nhất ở mức bón phân N cao nhất; thứ tự về sản lượng của từng mùa vụ vẫn là cỏ thì cỏP. atratum cao nhất, sau đó đến cỏ B. brizantha 6387 và thấp nhất là ở cỏB. decumbens. Tuy nhiên, tỷ lệ sản lượng cỏ trong mùa khô lại có sự khác nhau, trong đó cỏP. atratum cho sản lượng cũng như tỷ lệ cỏ trong mùa khô cao nhất dao động từ 31,60 % đến 33,13 %, sau đó đến cỏ B. decumbens là 29,28 đến 33,01 %, còn cỏ B. brizantha 6387 là thấp nhất chỉ đạt 29,50 % đến 31,79 %. Như vậy, khi được thâm canh cao thì cỏ P. atratum có khả năng sinh trưởng trong mùa khô tốt hơn so với các cỏ còn lại. Điều đáng lưu ý là khi bón đạm tăng từ 0 đến 60 kg N/ha/lứa cắt đã làm tăng sản lượng trong mùa khô đối với cỏP. atratum từ 26,611 đến 40,278 tấn; cỏB. brizantha 6387 từ 18,111 đến 33,556 tấn; cỏB. decumbens từ 11,888 đến 23,389 tấn/ha. Đây cũng cõ thể xem là một trong các giải pháp nhằm giải quyết thức ăn xanh trong mùa khô.
3.3.5. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 3
Thí nghiệm bón phân đạm ở các mức 0 - 20 - 30 - 40 - 50 và 60 kg N/ha/lứa cắt cho cỏ B. brizantha 6387, P. atratum và B. decumbens đã rút ra được một số kết luận dưới đây:
Khi tăng mức bón đạm thì năng suất cỏ/lứa cũng tăng theo, chỉ riêng cỏ B. brizantha 6387 có năng suất giảm đi ở mức bón 60 kg N so với mức bón 50 kg N/ha/lứa cắt.
Khi tăng mức bón đạm thì tỷ lệ VCK, xơ và DXKN trong VCK của cỏ giảm xuống, còn tỷ lệ protein thô và khoáng tổng số tăng lên. Sự giảm hoặc tăng này chưa có dấu hiệu dứng lại ở mức bón đạm cao nhất (60 kg N/ha/lứa).
Khi tăng mức bón đạm thì sản lượng cỏ tươi, VCK và protein thô/ha/năm tăng theo. Riêng ở mức bón 60 kg N so với mức bón 50 kg N/lứa cắt thì sản lượng cỏ tươi của cỏ B. brizantha 6387 thấp hơn và sản lượng VCK của cả 3 loại cỏ đều thấp hơn.
Nếu căn cứ vào sản lượng VCK thì chỉ nên bón đạm cho cả 3 loại cỏ thí nghiệm ở mức 40 kg N/ha/lứa, vì sản lượng VCK của 3 loại cỏở 3 mức bón 40 - 50 và 60 kg N/ha/lứa cắt không có sự sai khác rõ rệt khi phân tích thống kê.
3.4. THÍ NGHIỆM 4: NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG THỨC BÓN ĐẠM, LÂN, KALI CÙNG TĂNG KALI CÙNG TĂNG
Đối với cỏ hòa thảo, phân đạm là loại phân chính có tác động mạnh đến năng suất của cỏ. Tuy nhiên, các loại phân bón khác như lân, kali cũng có tác động đến năng suất của cỏ. Đặc biệt, các loại phân này có tác động tương hỗ với nhau. Ở thí nghiệm 3, chúng tôi chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất cỏ, trong thí nghiệm này chúng tôi nghiên cứu tác động đồng thời của 3 loại phân bón: đạm, lân, kali với các liều lượng khác nhau đến năng suất của cỏ.
Như phần nội dung phương pháp nghiên cứu đã trình bày, chúng tôi đã thí nghiệm 6 mức bón N - P2O5 - K2O tính bằng kg/ha/lứa. Cụ thể là: 0-0-0; 30-7,5-11; 40-10-12,5; 50-14,5-18; 60-15-21,5 kg/ha/lứa cắt. Kết quả thí nghiệm 4 được trình bày tại mục 3.4.1, 3.4.2 và 3.4.3.
3.4.1. Ảnh hưởng của các mức N.P.K cùng tăng đến năng suất cỏ
Trong năm thứ nhất, chúng tôi thu hoạch được 5 lứa, còn năm thứ hai thu được 7 lứa đối với cả ba cỏ thí nghiệm (B. brizantha6387, P. atratum, B. decumbens). Diễn biến năng suất của từng lứa cắt trong năm thứ nhất và thứ hai của cả ba cỏ thí nghiệm được chúng tôi trình bày cụ thể tại các bảng 3.1, 3.3, 3.7, 3.9, 3.13, 2.15 phần phụ lục 3 của luận án. Năng suất trung bình(NSTB)/lứa cắt được trình bày tại bảng 3.14.
Bảng 3.14: Năng suất trung bình của cỏ thí nghiệm ở mức N.P.K cùng tăng (tạ/ha/lứa)
Các mức bón N.P.K và năng suất cỏ Tên cỏ Chỉ tiêu ĐC 0-0-0 CT 1 30-7,5-11 CT 2 40-10-14,5 CT 3 50-12,5-18 CT 4 60-15-21,5 NSTB 1 89,11a 146,11b 167,00c 179,45d 186,95d NSTB 2 77,94a 127,94b 146,75c 157,86d 155,40d B. brizantha 6387 TB 83,53 137,03 156,88 168,66 171,18 NSTB 1 115,34a 163,78b 183,22c 195,45d 202,78e NSTB 2 111,82a 161,59b 179,21c 189,76d 195,40d P. atratum TB 113,58 162,69 181,22 192,61 199,09 NSTB 1 47,44a 94,22b 113,33c 128,99d 136,33e NSTB 2 46,59a 93,25b 110,24c 122,46d 127,38d B. decumbens TB 47,02 93,74 111,79 125,73 131,86
Ghi chú: NSTB 1, NSTB 2 là năng suất trung bình/lứa của năm thứ 1 và năm thứ 2. TB: là tính trung bình của cả hai năm
* Năng suất của cỏở năm thứ nhất
Ở năm thứ nhất, khi bón N.P.K tăng từ (0-0-0) lên đến mức (60-15-21,5 kg N.P.K/ha/lứa cắt) cho các cỏB. brizantha6387, P. atratum và B. decumbens, thì năng suất trung bình/lứa cắt đều cao hơn ở mức bón N.P.K cao hơn. Năng suất trung bình/lứa của các cỏđạt thấp nhất ở mức bón N.P.K thấp nhất (0-0-0), lần lượt là 89,11; 115,34 và 47,44 tạ/ha/lứa cắt và cao nhất ở mức bón N.P.K cao nhất (60-15-21,5) lần lượt là 186,95; 202,78 và 136,33 tạ/ha/lứa.
Năng suất trung bình/lứa của cả 3 cỏ thí nghiệm ở các công thức bón N.P.K khác nhau đều có sự sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05, trừ CT3 và CT4 là không có sự sai khác nhau rõ rệt (P > 0,05). Đối chiếu với kết quả nghiên cứu vềảnh hưởng của các mức bón N.P.K khác nhau đến năng suất cỏ của các tác giả Nguyễn Văn Lợi và CS, (2004) [42]; Nguyễn Văn Quang, (2002) [56]; Phan Đình Thắm và CS, (2004) [62]; Bùi Quang Tuấn, (2005) [75]; Dabadghao và Shankarnarayan, (1970) [106]; Grof & Harding, (1970) [119]; John Moran, (2005) [131]; Rehm và CS, (1975) [166]; Rodel và CS, (1970) [173]; Singh & Chatterrrjee., (1968) [184] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự.
* Năng suất của các cỏ thí nghiệm trong năm thứ hai
Ở năm thứ hai, năng suất trung bình/lứa ở các mức bón N.P.K khác nhau cũng có diễn biến tương tự như năm thứ nhất, có nghĩa là ở mức bón N.P.K cao hơn thì năng suất cao hơn. Năng suất trung bình/ha/lứa cắt của ba cỏ thí nghiệm (B. brizantha 6387, P. atratum, B. decumbens) đạt thấp nhất ở mức bón (0-0-0) lần lượt là 77,94; 111,82 và 46,59 tạ/ha/lứa, cỏ B. brizantha 6387 đạt năng suất cao nhất ở mức bón (50-12,5-18) là 168,66 tạ/ha/lứa, còn cỏ P. atratum và B. decumbensđạt năng suất cao nhất ở mức bón (60-15-21,5) là 195,40 và 127,38 tạ/ha/lứa.
Năng suất trung bình/lứa của các công thức bón N.P.K khác nhau có sự sai khác nhau có ý nghĩa với P < 0,05, trừ CT3 và CT4 không có sự sai khác nhau rõ rệt (P > 0,05).
Điểm khác biệt giữa năm thứ hai và năm thứ nhất là: (1) số lứa cắt của năm thứ hai nhiều hơn, nhưng năng suất trung bình/lứa của năm thứ hai thấp hơn (khoảng từ 11,17 đến 31,55 tạ/ha/lứa ở cỏB. brizantha6387; từ 2 đến 7 tạở cỏP. atratum và từ 0,85 đến 8,95 tạ/ha/lứa); nguyên nhân là ở năm thứ hai số lứa cắt trong vụ đông nhiều hơn năm thứ nhất vì vậy đã làm giảm năng suất trung bình/lứa cắt của cỏ. (2) Riêng cỏ B. brizantha 6387, năng suất trung bình/lứa ở mức bón N.P.K cao nhất (CT4) giảm trên 2 tạ so với CT3. Có thể giải thích như sau: Ở năm thứ nhất, cỏ chưa bão hòa với mức bón N.P.K cao, nhưng sang năm thứ 2, do bón liên tục với liều lượng cao, cỏ bắt đầu có sự bão hòa với phân bón.
Năng suất cỏ năm thứ hai của cỏ P. atratum và cỏ B. decumbens so với cỏ
B. brizantha 6387 có sự khác nhau là: ở mức bón N.P.K cao nhất (60-15-21,5),