Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 50 - 52)

2.3.1. Thí nghim 1: Nghiên cu chn lc mt s ging c hòa tho - Mc đích thí nghim: - Mc đích thí nghim:

Từ các giống cỏ nghiên cứu ban đầu, chọn ra được các giống cỏ phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai của địa phương, có năng suất cao, chất lượng tốt.

- Phương pháp thí nghim

* B trí thí nghim

Thí nghiệm đối với một nhân tố gồm 6 giống cỏ có tên trong phần đối tượng nghiên cứu. Mỗi giống được trồng trên 1 ô riêng biệt với diện tích 30 m2 và được nhắc lại 3 lần. Sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, đảm bảo đồng đều về thời gian, địa điểm, phân bón... chỉ khác nhau yếu tố thí nghiệm, đó là giống cỏ khác nhau.

* Phân bón cho các ging c như sau:

- Bón 15 tấn phân chuồng và 1 tấn vôi bột/ha ở năm thứ nhất và 5 tấn phân chuồng, 0,5 tấn vôi bột vào đầu xuân ở năm thứ hai.

- Bón 30 kg N, 7,5 kg P2O5, 11 kg K2O/ha sau khi trồng 15 ngày và sau mỗi lứa cắt.

* Mt độ trng

- Cỏ trồng theo mật độ: Hàng x hàng 40 - 45 cm; Khóm x khóm 30 - 35 cm.

* Thu ct

- Thu cắt lứa đầu sau khi trồng cỏ 60 ngày; các lứa sau, cứ 45 ngày cắt 1 lần trong mùa mưa (từ 16/4 - 15/10) và 60 ngày cắt 1 lần trong mùa khô (từ 16/10 đến 15/4). Cắt cách mặt đất từ 5 - 7 cm.

* Các ch tiêu theo dõi

- Thành phần hóa học của đất ở khu vực thí nghiệm. - Khí tượng tỉnh Thái Nguyên từ 2004 đến 2009. - Tỷ lệ sống của cỏ thí nghiệm.

- Năng suất từng lứa và năng suất trung bình (NSTB)/lứa của 6 giống cỏ thí nghiệm từ 2004 đến 2005.

- Phân tích thành phần hóa học của 6 giống cỏ thí nghiệm về: Vật chất khô (VCK), protein thô (CP), lipit thô, xơ thô, dẫn xuất không chứa nitơ (DXKN), khoáng tổng số.

- Sản lượng cỏ tươi, VCK, protein/ha/năm

* Phương pháp theo dõi các ch tiêu (xem ti mc 2.3.7)

2.3.2. Thí nghim 2: Nghiên cu khong cách ct thích hp- Mc đích thí nghim: - Mc đích thí nghim:

Xác định khoảng cách cắt thích hợp đối với cỏ B. decumbens, P. atratum

B. brizantha 6387 chọn lọc được từ thí nghiệm 1.

- Phương pháp thí nghim

* B trí thí nghim

Chúng tôi thí nghiệm 2 nhân tố (Factorial arrangement): nhân tố 1 là 3 giống cỏ (B. decumbens, P. atratumB. brizantha 6387), nhân tố 2 là 4 khoảng cách cắt 30, 45, 60 và 75 ngày.

Mỗi khoảng cách cắt (KCC) được bố trí thí nghiệm trên diện tích 10 m2 và nhắc lại 3 lần (3 x 10 = 30 m2), các ô thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (Complete rendomized design - CRD). Thí nghiệm được tiến hành theo dõi trong 2 năm (2006 và 2007).

Mốc thời gian của khoảng cách cắt của lứa đầu tiên được tính từ sau khi trồng 15 ngày. Có nghĩa là ở lứa cắt đầu tiên mỗi KCC nói trên được cộng thêm 15 ngày

(30 + 15), (45 + 15), (60 + 15) và (75 + 15). Các lứa tiếp theo, cắt đúng theo KCC đã nêu ở trên (30, 45, 60 và 75 ngày), vị trí cắt cỏ là cắt cách mặt đất 5 - 7 cm.

* Lượng phân bón cho c thí nghim:

- Bón phân chuồng 15 tấn/ha, vôi bột 1 tấn/ha ở năm thứ nhất và phân chuồng 5 tấn/ha, vôi bột 0,5 tấn/ha ở năm thứ 2.

- Bón 30 kg N, 7,5 kg P2O5, 11 kg K2O/ha sau khi trồng 15 ngày và sau mỗi lứa cắt.

* Các ch tiêu theo dõi

- Khí tượng khu vực thí nghiệm

- Thành phần hóa học đất khu vực thí nghiệm - Năng suất cỏở các khoảng cách cắt khác nhau

- Thành phần hóa học của cỏ: VCK, CP, lipit thô, xơ thô, DXKN, khoáng tổng số.

- Sản lượng cỏ tươi, VCHC, VCHC được sử dụng và VCHC tiêu hóa.

* Phương pháp theo dõi các ch tiêu (xem ti mc 2.3.7)

2.3.3. Thí nghim 3: Nghiên cu liu lượng phân đạm thích hp - Mc đích thí nghim:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)