Vai trò của phân kali

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 36 - 167)

Kali là một khoáng đa lượng vô cùng thiết yếu cho cây sinh trưởng. Nó được sử dụng với số lượng lớn hơn photpho. Trong mô cây sống, trung bình tỷ lệ (%) kali xấp xỉ bằng 8 - 10 lần của photpho; Trong đất, tỷ lệ K2O tổng số có thể từ 0,5 - 3 % (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976) [82]. Đất nhiệt đới chứa kali ít hơn đất ôn đới, vì vùng nhiệt đới mưa nhiều, các ion K+ lại dễ bị rửa trôi. Rất nhiều vùng đất ở Việt Nam cần phải bón phân kali (Lê Văn Căn, 1978) [9]. Khi cây lấy đi lượng lớn kali, đất phải được cung cấp thêm kali.

Kali làm tăng sức trương, tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào. Nó còn giúp cây trồng chống bệnh, chống rét... có thể lấy được từ đá mẹ trong đất hoặc lấy từ phân chuồng (Nguyễn Vy và Phạm Thúy Lan, 2006) [83].

Kali làm tăng vai trò quang hợp của lá, tăng cường sự hình thành bó mạch, giúp cây cứng cáp, góp phần vào việc chống đổ lốp cho cây. Kali còn kích thích sự hoạt động của các men, do đó, cây tăng cường trao đổi chất, tăng hình thành axit hữu cơ, tăng trao đổi đạm, tổng hợp protit, do vậy mà hạn chế tích lũy nitrat trong lá, tăng khả năng chống rét và tăng khả năng đẻ nhánh.

Kali giúp cho cây trồng không hút đạm ồ ạt, nói một cách khác là chống bội thực đạm của cây, tránh hiện tượng lá thì nhiều, mà hạt và quả thì ít. Cùng một lượng đạm, nếu ta tăng dần lượng phân kali, thì ở liều thấp kali cho bội thu rất cao. Thế nhưng, cứ tăng kali đến một ngưỡng nào đó, thì năng suất lại giảm đột ngột.

Tỷ lệ kali trong cây biến động trong phạm vi từ 0,48 - 1,85 % so với tổng khối lượng chất khô (Đào Văn Bảy và Phạm Tiến Đạt, 2007) [4].

Kali được cây tiêu thụ rất lãng phí, đặc biệt là cỏ hòa thảo. Cây có chiều hướng hấp thu số lượng kali nhiều hơn giới hạn chúng đòi hỏi cho sinh trưởng và phát triển thích hợp (Lutz, 1973) [147].

Ảnh hưởng của liều lượng phân kali bón riêng biệt cho cỏ thường ít được chú trọng và nghiên cứu, mà thường được bón kết hợp với các loại phân khác như N. P... và ảnh hưởng của phân kali tới các loại cỏ cũng gắn liền với sự ảnh hưởng của các loại phân bón kết hợp cùng.

Lượng phân kali nên được bón hàng năm cho cỏorchard theo tỷ lệ kali mất đi. Tỷ lệ nitơ cao sẽ tăng lượng nitơđược hút và thông thường tăng lượng kali hấp thu sẽ có thể làm giảm Mg hấp thu (Auda và CS, 1966) [88]; (Macleod, 1965) [148]; (Singh và CS, 1967) [183].

Ở Orocovis, Puerto Rico, đồng cỏ được bón phân dùng để thu cắt mất đi trung bình hàng năm 328 kg nitrogen, 54 kg photpho, 422 kg kali, 128 kg canxi và 75 kg magie/ha/năm. Lượng phân bón thông thường là 15: 5: 10 (N: P: K) trộn và bón 5 tạ/ha hàng năm cho cỏ Pennissetum purpureum và 3,75 tạ/ha với cỏ Digitaria decumbens, Cynodon nlemfuensis, Brachiaria ruziensis, Eriochloa punctata,

Panicum maximum, Brachiaria mutica. Một tấn vôi được bón cùng với 1 tấn hỗn hợp phân cho đất loại này (Vicente-Chandler và CS, 1974) [196].

Ở vùng á nhiệt đới ẩm, lượng mưa từ 625 - 1.500 mm, bón khoảng 100 - 200 kg/ha super photphat/năm và cứ 3 - 4 năm một lần thì phải bón muối molipden và muối kali với liều lượng 50 - 100 kg/ha/năm.

Tại Jodhpur, Ấn Độ, người ta thường bón 30 kg N + 30 kg P2O5 + 20 kg K2O/ha, sản lượng cỏ tăng lên 273 % so với không bón phân (Singh & Chatterrjee, 1968) [184].

Khi nghiên cứu tại Zimbabwe qua 3 năm cho thấy, cỏ E. curvula được bón hàng năm 450 kg N/ha + 38 kg P2O5/ha + 58 kg K2O/ha, thì sản lượng cỏ đạt được là 5.930 kg vật chất khô/ha/năm (Rodel, 1970) [173].

Tại nam Johnstone, sản lượng vật chất khô của cỏđạt được 28.282 kg/ha qua 5 lứa cắt khi được bón 220 kg N, 22 kg P2O5 và 55 kg K2O/ha/năm (Grof & Harding., 1970) [119].

Như vậy, phân kali trong tổ hợp phân bón (N.P.K) có ảnh hưởng tốt đến cỏ, cụ thể là đã làm tăng sản lượng cỏ.

Liều lượng phân bón được sử dụng trong nghiên cứu rất khác nhau. Tuy nhiên, liều lượng bón thông thường vào khoảng 50 - 60 kg K2O/ha/năm.

1.3.2.4. Vai trò ca phân chung

Phân chuồng là hỗn hợp các chất do gia súc bài tiết ra cùng với chất độn chuồng. Thành phần của chúng phụ thuộc nhiều vào loài gia súc và phương pháp bảo quản. Bón phân chuồng thường có tác dụng ngay, vì trong phân chuồng có một lượng đạm nhất định (Lê Văn Căn, 1978) [9]. Tuy nhiên, phân chuồng chưa phải

là loại phân hoàn chỉnh. Vì vậy, khi dùng phân chuồng phải kết hợp với các phân giàu đạm, lân, kali để tăng độ phì nhiêu cho đất (Đào Văn Bảy và Phùng Tiến Đạt, 2007) [4].

Bón nhiều phân chuồng cũng có tác dụng khử chua của đất. Amoniac trong nước tiểu và các sản phẩm mang tính kiềm cao có trong phân chuồng cũng làm cho đất mất chua. Đồng thời, không ảnh hưởng tới các chất dinh dưỡng khác trong đất (Nguyễn Vy và Phùng Thúy Lan, 2006) [83].

Bón phân chuồng có thể cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây, làm tăng năng suất và phẩm chất cây trồng. Đặc biệt, bón phân hữu cơ làm tăng số lượng và cường độ hoạt động của vi sinh vật trong đất, góp phần làm tăng thêm hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng (Nguyễn Đăng Nghĩa, 1997) [48].

Lê Hòa Bình, (1983) [5] cho biết đối với cỏ voi khi bón N.P.K với tỷ lệ 250 : 80 : 80 kg/ha/năm và chu kỳ thu hoạch bình quân 6 tuần tuổi đã cho kết quả tốt. Đầu tư bón phân hữu cơ cao 40 tấn/ha, năng suất cỏ voi thu cắt đạt 200 tấn/ha/năm.

Nguyễn Văn Quang, (2002) [56] đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của một số giống cỏ trong mô hình trồng xen với cây ăn quả trên đất đồi Bá Vân - Thái Nguyên, trong đó gồm 3 giống cỏ là Brachiaria decumbens, Setaria splendida, Panicum maximum TD58, phân vô cơ N.P.K bón với tỷ lệ 160 : 80 : 80 kg/ha. Kết quả cho thấy 3 giống cỏ trên đạt sản lượng cỏ tươi 15 - 19,7 tấn/ha/năm khi bón 10 tấn phân chuồng, nhưng khi bón 20 tấn phân chuồng/ha thì sản lượng đạt là 75,2 - 94,7 tấn/ha/năm.

Nếu tăng mức bón phân chuồng gấp đôi so với khuyến cáo hiện nay thì lượng đạm, khoáng từ phân hóa học có thể giảm xuống một nửa. Đó là hệ quả của việc tăng dung tích hấp thu, tạo diện tích thừa để giữ ion NH4+, đồng thời quá trình này sẽ làm tăng lượng phức chất, làm tăng pH đất và làm giảm độ chua của đất, mặt khác, nó cũng giải phóng lân và tăng độ hòa tan của lân (Đỗ Ánh, 2005) [1]. Chính vì vậy, tăng lượng phân chuồng bón cho đất sẽ tăng độ phì của đất và tăng khả năng sử dụng của cây trồng.

Như vậy, bón phân chuồng đã cung cấp cho đất mùn, các khoáng đa, vi lượng và đã làm tăng sản lượng cỏ.

Liều lượng phân chuồng thường được sử dụng bón cho cỏ trồng ở Việt Nam vào khoảng từ 10- 20 tấn/ha/năm.

1.3.2.5. Vai trò ca vôi

Một trong những giới hạn của cây trồng về năng suất đó là tính acid của đất. Để giảm độ chua của đất, biện pháp tốt nhất là bón vôi. Khi bón vôi làm giảm đi tính độc của mangan, nhôm di động trong đất và huy động các chất dinh dưỡng trong đất (Nguyễn ThếĐặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999) [23]. Bón vôi cho đất sẽ khử được độ chua, độ mặn của đất, cải tạo được lý tính, hóa tính của đất. Khi bón vôi sẽ ảnh hưởng tới cân bằng cation giữa keo đất và dung dịch đất. Cation Ca2+ trong vôi sẽ trao đổi và đẩy các cation dinh dưỡng như NH4+, K+... từ bề mặt keo ra dung dịch để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra canxi còn giúp làm cho thành tế bào vững chắc, cân bằng cation - anion trong tế bào, ngăn cản các nguyên tố vi lượng có hại với tế bào, nên canxi được coi là yếu tố chống độc cho cây trồng (Ngô ThịĐào và Vũ Hữu Yêm, 2007) [22].

Bón vôi thúc đẩy quá trình khoáng hóa. Các chất đạm, lưu huỳnh và các nguyên tố vi lượng ở dạng các hợp chất hữu cơ, do đó, khả năng cung cấp khoáng cho cây phụ thuộc vào tốc độ khoáng hóa trong đất. Hoạt động khoáng hóa chủ yếu do các vi sinh vật đất, do vậy bón vôi tạo môi trường trung tính là điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật hoạt động và tăng nhanh quá trình khoáng hóa.

Tuy nhiên, cũng không nên bón quá nhiều vôi, vì Ca cạnh tranh làm giảm giá trị của các nguyên tố như amon, kali, magie, đồng, kẽm,... Nếu bón nhiều vôi, thì đất đã nghèo hữu cơ lại càng nghèo thêm (Nguyễn Vy và Phùng Thúy Lan, 2006) [83].

Townsend và CS, (2004) [210] đã nghiên cứu ảnh hưởng của bón vôi và phân (N. P. K) đến sự phục hồi của đồng cỏ Brachiaria brizantha suy thoái, ở Brazil, với các mức bón vôi khác nhau (cơ sở là sự bão hoà bazơở mức 20 và 40 %) và sử dụng các mức phân N.P.K khác nhau. Trong những điều kiện nghiên cứu khác nhau, tác giả đưa ra đề nghị về lượng vôi được bón là liều lượng có thể làm tăng hàm lượng bazơ tới 40 % và tỷ lệ phân bón N.P.K là 100, 50 và 60 kg/ha trong 2 năm liên tục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, vôi có vai trò quan trọng là điều chỉnh độ pH của đất. Với độ pH thích hợp, cỏ có thể dễ dàng sử dụng các nguyên tố đa, vi lượng và dẫn tới sinh trưởng nhanh hơn, có năng suất cao hơn và chất lượng tốt hơn.

1.4. S DNG C TRONG CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ 1.4.1. S dng c tươi 1.4.1. S dng c tươi

Theo Hồng Minh, (2002) [47] thì lượng thức ăn để tăng 1 kg thịt hơi cần: từ 35 - 40 kg cỏ tươi (nuôi đơn thuần là chăn thả) hoặc từ 18 - 20 kg cỏ tươi + 3,4 - 4 kg

rơm ủ + 0,3 - 0,4 kg cám, bột sắn (đối với nuôi vỗ béo bò tại chuồng). Để sản xuất ra 1 lít sữa bò cần 8 - 10 kg cỏ tươi + 3,4 - 4 kg rơm ủ + 0,3 - 0,4 kg cám hỗn hợp.

Skerman và Riveros, (1990) [185] cho rằng lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của gia súc phụ thuộc vào khối lượng con vật và phụ thuộc vào từng loài riêng biệt. Để đánh giá khả năng thu nhận thức ăn của gia súc, người ta thường xác định số gam vật chất khô ăn được trên đơn vị khối lượng trao đổi của cơ thể. Thức ăn thu nhận được của gia súc (tính theo chất khô) là rất khác nhau tùy thuộc vào sự thành thục của cỏ, từ 24 g/kg W0,75/ngày với cỏ nhiệt đới thành thục, tới 100 g/kg W0,75/ngày với cỏ nhiệt đới chưa thành thục.

Tô Du, (2005) [20], khẩu phần thức ăn của bò vỗ béo có khối lượng cơ thể là 200 kg là 30 kg cỏ tươi các loại + 1 kg cỏ khô + 2,5 kg rơm; còn bò có khối lượng 290 kg là 35 kg cỏ tươi + 1 kg cỏ khô + 3 kg rơm.

Theo Vũ Ngọc Tý và CS, (1978) [77], bê nuôi thịt có khối lượng khác nhau, thì nhu cầu cỏ tươi các loại là khác nhau:

Đối với bò đang sinh trưởng thể trọng cuối kỳ là 70 kg cần 8 kg cỏ tươi; 100 kg cần 15 kg cỏ tươi, 130 kg cần 20 kg cỏ tươi, đồng thời phải cho ăn thêm cỏ khô và 0,2 kg thức ăn tinh.

Đối với bò nuôi vỗ béo, khối lượng từ 200 - 230 cho ăn 30 kg cỏ tươi/con/ngày; bò 260 - 290 kg cần 35 kg cỏ tươi/con/ngày; bò 320 kg cho ăn 40 kg cỏ tươi/con/ngày.

Trong mùa mưa, với khẩu phần 100 % cỏ tự nhiên, trâu 19 - 21 tháng tuổi tăng khối lượng 0,520 kg/con/ngày. Tăng khối lượng của trâu có thểđạt từ 0,500 đến 0,700 kg/ngày khi được chăn thả 6 - 7 giờ/ngày, bổ sung thêm cỏ cắt 10 - 12kg và sắn lát khô cộng cám gạo với mức 1 % khối lượng cơ thể (Đào Lan Nhi, 2002) [49].

Theo Nguyễn Văn Trí, (2006) [74] bò thịt chỉ chăn thả ngoài bãi chăn mỗi ngày sẽăn được khoảng 10 kg cỏ. Như vậy, phải luôn luôn có đủ cỏ tươi cho ăn tại chuồng, thì mới đảm bảo đủ tiêu chuẩn ăn hàng ngày. Nên cho ăn lượng thức ăn tại chuồng (cỏ tươi) buổi sáng ít hơn buổi chiều (30 - 40 %), vì để bò, bê tận dụng cỏ gặm được ngoài đồng. Cho bò, bê ăn nhiều thức ăn vào buổi chiều, để chúng có nhiều thời gian nhai lại trong đêm.

Chu Anh Dũng và CS, (1999) [21] cho biết: Trong giai đoạn từ sau khi sinh đến khi thụ thai, nếu được cung cấp đầy đủ cỏ xanh trong khẩu phần (≥ 20 kg/con/ngày), bò sữa sẽ sinh sản tốt hơn với khoảng cách hai lứa đẻ rút ngắn được 19 ngày và hệ số phối giảm 0,38 lần.

Theo Paul Pozy., (2001) [52] lượng chất khô ăn vào của bò sữa nuôi bằng cỏ tự nhiên biến động từ 121,20 - 144,4 g chất khô/kg W0,75 tùy theo từng tháng; còn nuôi bằng cỏ voi thì lượng chất khô ăn vào là 125,8 g chất khô/ kg W0,75; còn đối với rơm thì bò sữa ăn được lượng chất khô rất thấp chỉ từ 110,12 - 120,10 g chất khô/kg W0,75.

Lana và CS, (1995) [140] khi dùng 100 % khẩu phần cho bò là cỏ voi và thay thế dần vào khẩu phần với tỷ lệ cỏ stylo tươi là 0, 25, 50, 75 và 100 %, thì khi tăng từ 25 - 50 % làm tăng khối lượng hàng ngày của bò là có ý nghĩa, còn khi tăng hàm lượng cỏ stylo lớn hơn 75 % đã làm giảm khối lượng của bò.

1.4.2. S dng c khô

Khi cỏ khô được cho ăn tự do hoặc phối hợp với thức ăn ủ chua, thức ăn tinh, thức ăn củ quả, rỉ mật và các phụ phẩm chế biến lương thực, thực phẩm khác cần cho bò ăn cỏ xanh sau khi cho ăn cỏ khô, không nên cho bò ăn cỏ tươi trước vì chúng sẽ ít ăn cỏ khô.

Mỗi ngày có thể cho trâu, bò ăn từ 3 - 5 kg cỏ khô. Nên phối hợp cỏ khô với các loại thức ăn xanh, củ quả, thức ăn ủ với tỷ lệ cỏ khô bằng 1/3 khẩu phần là vừa phải. Về mùa xuân, nhiều cỏ non, nên cho trâu, bò ăn vài kilogam cỏ khô trước khi chăn thảđể tránh ỉa chẩy (Đoàn Ẩn và Võ Văn Trị, 1976) [2].

Giá trị 1 kg cỏ khô tương đương với 3 - 4 kg cỏ tươi, như vậy trong vụđông- xuân mỗi trâu, bò chỉ cần dự trữ từ 300 - 500 kg cỏ khô.

Có 3 cách s dng c khô cho gia súc là:

Cho ăn tự do, cho ăn theo ngày và kiểm soát. Ở hệ thống cho ăn tự do, các kiện cỏ khô được đưa vào cho gia súc và chúng có thể ăn vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, với hệ thống này có thể dẫn đến lãng phí thức ăn đến 36 % do gia súc dẫm đạp. Để giảm thiểu tình trạng này, có thể cho ăn từng kiện vào từng thời gian cụ thể, sau khi ăn hết mới cho kiện khác

Trong hệ thống cho ăn theo ngày, các kiện cỏ khô được mở và cắt ra cho ăn theo khẩu phần hàng ngày và đểở trên mặt đất hay máng ăn. Dùng hình thức này sẽ giảm được lãng phí cỏ khi cho gia súc ăn, vì chỉ mất 30 phút đến 1 giờ cho 1 lần ăn. Tỷ lệ mất mát thức ăn chỉ dưới 2 %.

Kiểm soát thức ăn bằng cách điều chỉnh các thanh gỗ, qua đó gia súc có thể thò dần đầu vào lấy thức ăn và giảm được lao động, giảm thiểu cỏ bị bẩn và bị giẫm đạp. Lượng mất mát thấp hơn 3 % (Rider A. R., 1979) [169].

Tác giả Vũ Chí Cương, (2004) [17] cho biết, khi thay thế 100 % và 50 % thức ăn thô của địa phương bằng cỏ alfalfa khô nhập từ Hoa Kỳ đã làm tăng lượng thu nhận chất khô, UFL, PDI và năng suất sữa của bò lai hướng sữa nuôi ở Hà Nội và vùng phụ cận.

Theo Bùi Đức Lũng, (2005) [43] cỏ khô được cho ăn tự do, có thể phối hợp với thức ăn ủ chua, thức ăn tinh, thức ăn củ quả... Cần cho ăn thêm cỏ tươi sau khi ăn cỏ khô. Còn đối với sử dụng rơm khô thì cần bổ sung cỏ tươi và đặc biệt lượng hỗn hợp tinh cao hơn so với khi ăn cỏ khô. Khi kiềm hóa rơm làm thức ăn cho bò

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 36 - 167)