Kết quả xác định tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 105 - 106)

Chúng tôi đã dùng phương pháp: 1) in vitro gas production technique theo phương pháp thí nghiệm của Menke và Steingrass (dẫn theo Vũ Chí Cương và CS, 2006 [18]); 2) công thức tính tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của Axelson (dẫn theo Từ Quang Hiển, 2002 [31]) để xác định tỷ lệ tiêu hóa VCHC của cỏ và dựa vào phương trình ước tính của Wardeh, 1981 (dẫn theo Leonard, 1982 [143]) để tính năng lượng trao đổi của cỏở KCC 45 ngày. Kết quảđược trình bày tại bảng 3.19.

Bảng 3.19: Tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ và năng lượng trao đổi của cỏ tính theo các phương pháp khác nhau

T l tiêu hóa VCHC và năng lượng trao đổi ca c

Phương pháp

B. brizantha P. atratum B. decumbens

In vitro gas production (%) (1) 57,9 61,7 56,9 Dựa vào công thức (%) (2) 57,2 55,8 56,1 ME (Kcal/kg DM) (1) 1925,8 2059,1 1946,8 ME (Kcal/kg DM) (2) 2030,5 1923,6 2021,7

Số liệu ở bảng 3.19 cho thấy: Khi dùng phương pháp in vitro gas production để xác định tỷ lệ tiêu hóa VCHC thì luôn cho kết quả cao hơn so với phương pháp tính toán lý thuyết. Tuy nhiên, kết quả tính toán lý thuyết và in vitro gas production của cỏ

B. brizantha 6387B. decumbens không có sự khác nhau nhiều chỉ từ 0,7 % đến 0,8 %. Riêng cỏ P. atratum thì dùng phương pháp in vitro gas production tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ lớn hơn kết quả tính toán lý thuyết là 5,9 %. Theo chúng tôi điều này có thể giải thích như sau: lượng xơ dễ tiêu ở cỏP. atratum là lớn hơn hai cỏ còn lại nên phương pháp in vitro gas production đã bộc lộ được hết khả năng tiêu hóa chất hữu cơ của cỏ, do quá trình sinh khí bằng phương pháp in vitro gas production xảy ra đồng thời, song hành với quá trình phân giải xơ (Schofield và CS, 1994) [178]. Đây chính là một trong những ưu thế của phương pháp in vitro gas production so với kết quả tính toán lý thuyết chỉ dựa vào tỷ lệ xơ thô.

Kết quả tính toán của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả công bố của Đinh Văn Cải và CS, (2004) [7] về tỷ lệ tiêu hóa VCHC của 54 giống cỏ, (dao động từ 58,1 - 65,7 %). Theo Khong và CS, (1995) [137] thì tỷ lệ tiêu hóa của cỏ phụ thuộc vào đối tượng vật nuôi và thường đạt trung bình là 60,8 %. So sánh kết quả của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác như Pozy và CS, (2002) [54]; Jarige (1978) [116] thì tương đương nhau.

Nhìn chung, phương pháp in vitro gas production xác định được tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ tốt hơn so với phương pháp tính toán lý thuyết. Điều này đã được Prasad và CS, 1994 [160] khẳng định phương pháp này không những xác định được tốc độ và tỷ lệ tiêu hóa mà còn có thể dùng để xác định tương tác giữa các thành phần thức ăn trong khẩu phần.

Kết quả tính toán về năng lượng trao đổi cũng cho thấy: bằng phương pháp in vitro gas production, khi tỷ lệ vật chất hữu cơ của cỏ cao đồng nghĩa với mức năng lượng trao đổi cao. Đạt cao nhất là ở cỏP. atratum là 2059,08 Kcal/kg VCK còn hai cỏ còn lại là tương đương nhau là 1925,84 ở cỏ B. brizantha 6387 và 1946,79 ở cỏ B. decumbens (chỉ hơn kém nhau 20,94 kcal/kg VCK).Khi dùng phương pháp tính toán thì cho kết quả về năng lượng ở cỏB. brizantha 6387B. decumbens cao hơn so với phương pháp in vitro gas production là 104,7 và 74,9 Kcal/kg VCK còn ở cỏP. atratum

là thấp hơn 135,5 Kcal/kg VCK.

3.6. THÍ NGHIM 6: ĐÁNH GIÁ HIU QU CHĂN NUÔI CA C TRÊN BÒ THT

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢ NG VÀ HIỆU QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT ppt (Trang 105 - 106)