2. Đề nghị
2.1: Công thức thí nghiệm 6a
Bò của lô III được cho ăn cỏB. decumbens
Các cỏ thí nghiệm cho bò ăn được cắt ở KCC 40 - 50 ngày.
Bò của các lô I, II và III được cho ăn cùng khối lượng vật chất khô (VCK) của cỏ/con/ngày nhưng khác nhau về khối lượng cỏ tươi/con/ngày (vì các cỏ có tỷ lệ VCK khác nhau, nên cỏ nào có tỷ lệ VCK thấp thì phải cho ăn khối lượng cỏ tươi lớn hơn và ngược lại). Khối lượng VCK/con/ngày của các lô được tính theo lô III (cỏB. decumbens có tỷ lệ VCK cao nhất trong 3 cỏ thí nghiệm).
Bảng 2.1: Công thức thí nghiệm 6a Lô I Lô I (P. atratum) Lô II (B. brizantha 6387) Lô III (B. decumbens) Chỉ tiêu
Cỏ tươi VCK Cỏ tươi VCK Cỏ tươi VCK
KL cỏ /con/ngày - Tháng thứ nhất - Tháng thứ hai 12,2 13,2 2,35 2,55 11,6 12,6 2,35 2,55 11,0 12,0 2,35 2,55 Bò của tất cả các lô đều cho ăn cùng một lượng thức ăn tinh hỗn hợp/con/ngày: Tháng thứ 1 là 0,9 kg/con/ngày và tháng thứ 2 là 1,0 kg/con/ngày. Một kg thức ăn tinh hỗn hợp có chứa 3867 kcal năng lượng thô và 19,45 g protein thô.
Cho bò ăn cỏ 3 lần trong ngày là sáng, đầu chiều và tối, cho ăn thức ăn tính vào đầu chiều và đầu buổi tối. Bảo đảm cho bò ăn hết khẩu phần trong ngày.
* Các chỉ tiêu theo dõi
+ Khối lượng và tăng khối lượng của bò qua các tháng thí nghiệm + Tiêu thụ cỏ tươi, VCK/bò và tiêu tốn VCK của cỏ/kg tăng khối lượng + Khả năng sản xuất khối lượng thịt hơi/ha/năm của các giống cỏ thí nghiệm.
* Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu (xem tại mục 2.3.7)
2.3.6.2. Thí nghiệm 6b: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ khô trên bò thịt
Chúng tôi chỉ nghiên cứu sử dụng cỏ B. brizantha 6387 và cỏ B. decumbensở dạng cỏ khô nuôi bò thịt, không thí nghiệm với cỏP. atratum vì cỏ này lá dày, tỷ lệ nước trong lá lớn, khó phơi khô.
* Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí 1 yếu tố với 2 mức là 2 giống cỏ nghiên cứu, thiết kế thí nghiệm kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn.
Thí nghiệm với 12 bò thịt lai sind F1, 11 tháng tuổi, chia làm 2 lô (lô I và lô II), mỗi lô 6 con, đồng đều về tính biệt và khối lượng trung bình giữa các lô. Khối lượng trung bình lúc bắt đầu thí nghiệm của bò lô I là 131,6 ± 1,11 kg, còn của lô II là 130,8 ± 0,47 kg. Thí nghiệm được thực hiện trong hai tháng, không kể thời gian bò làm quen với thức ăn thí nghiệm.
Lô I cho ăn cỏB. brizantha 6387 khô. Lô II: cho ăn cỏB. decumbens khô
Các cỏ thí nghiệm cho bò ăn được cắt và phơi khô ở KCC 40 - 50 ngày. Bò được ăn cùng 1 khối lượng cỏ khô/con/ngày và cũng là cùng khối lượng VCK/con/ngày. Vì tỷ lệ VCK trong cỏ khô của hai cỏ gần tương đương nhau (tỷ lệ VCK của cỏB. brizantha 6387 khô là 86,4 %; còn tỷ lệ VCK của cỏB. decumbens
khô là 86,8 %).
Cả 2 nhóm bò thí nghiệm đều được cho ăn cùng một lượng thức ăn hỗn hợp tinh/con/ngày; ở tháng thí nghiệm thứ nhất là 1,1 kg và ở tháng thí nghiệm thứ hai là 1,2 kg. Trong 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp chứa 3867 Kcal năng lượng thô và 19,45 g protein thô. Bảng 2.2: Công thức thí nghiệm 6b Chỉ tiêu Lô I (B. brizantha 6387) Lô II (B. decumbens) Khối lượng cỏ khô/con/ngày - Tháng thứ nhất - Tháng thứ hai 3,1 3,3 3,1 3,3 KL VCK của cỏ/con/ngày - Tháng thứ nhất - Tháng thứ hai 2,68 2,85 2,69 2,86 Cho bò ăn cỏ khô và thức ăn tính giống như thí nghiệm 6a
* Các chỉ tiêu theo dõi
- Khối lượng và tăng khối lượng trung bình của bò trong thời gian thí nghiệm - Tiêu thụ VCK của cỏ/1 bò và tiêu tốn thức ăn (cỏ khô, VCK của cỏ) cho 1 kg tăng khối lượng.
* Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu (xem mục 2.3.7)
2.3.7. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
* Mẫu đất phân tích của khu vực thí nghiệm.
Được lấy theo phương pháp đường chéo (Viện chăn nuôi, 1977) [79]. Mẫu đất được lấy tại khu vực thí nghiệm về cỏ trồng và được phân tích tại Viện nghiên cứu khoa học về sự sống, Đại học Thái Nguyên với các chỉ tiêu: pH, nitơ tổng số, P2O5 tổng số, P2O5 dễ tiêu, K2O tổng số, K2O trao đổi, OM.
* Số liệu về khí hậu thời tiết.
Số liệu khí hậu thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm với các chỉ tiêu về lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm của các tháng trong năm được lấy từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên.
* Theo dõi và tính tỷ lệ sống của cỏ
Tỷ lệ sống của cỏ được theo dõi sau khi cỏđược trồng 30 ngày và được tính như sau:
Tổng số khóm sống ở thời điểm 30 ngày (khóm) Tỷ lệ sống (%) =
Tổng số khóm trồng ban đầu (khóm) x 100 * Theo dõi năng suất và sản lượng cỏ
- Khái niệm về năng suất cỏ:
Năng suất chất xanh (cỏ tươi) là khối lượng cỏ tươi thu được của mỗi lứa cắt tính bằng kg/m2 hoặc tạ/ha/lứa cắt.
Năng suất vật chất khô của cỏđược tính bằng năng suất chất xanh nhân với tỷ lệ vật chất khô của cỏ trong cỏ tươi. Đơn vị tính: kg/m2 hoặc tạ/ha/lứa cắt.
- Khái niệm về sản lượng cỏ:
Sản lượng cỏ tươi là tổng năng suất cỏ tươi của các lứa cắt trên 1 ha trong một năm. Đơn vị tính là tấn/ha/năm.
Sản lượng vật chất khô là tổng năng suất vật chất khô của tất cả các lứa cắt trên 1 ha trong một năm hay bằng sản lượng cỏ tươi/ha/năm nhân với tỷ lệ VCK trong cỏ. Đơn vị tính: tấn/ha/năm.
- Theo dõi năng suất/lứa cắt của các giống cỏ hoà thảo bằng cách cắt toàn bộ cỏ trong 1 ô, chia khối lượng cỏ thu được cho diện tích (S) của ô để tính năng suất chất xanh của ô đó, đơn vị là kg/m2. Năng suất của cỏđược tính trung bình từ năng suất của 3 ô cỏ (3 lần lặp lại). Cỏđược cân bằng cận Nhơn hòa (có độ sai khác ± 5g).
- Cách tính năng suất chất xanh của một lứa cắt.
NS của ô 1 + NS của ô 2 + NS của ô 3 NSCX của một lứa cắt (kg/m2) = 3
Từđơn vị là kg/m2 quy đổi ra đơn vị tạ/ha.
- Cách tính năng suất chất xanh trung bình của một lứa cắt trong năm.
NSCX lứa 1 + NSCX lứa 2 +...+ NSCX lứa n
NSCX TB/lứa (tạ/ha/lứa) = N
- Cách tính sản lượng cỏ tươi:
NSCX lứa 1 + NSCX lứa 2 + ... + NSCX lứa n SL cỏ tươi (tấn/ha/năm) = 10
Ghi chú: SL cỏ tươi (tấn/ha/năm); NSCX (tạ/ha) - Cách tính sản lượng vật chất khô:
SL VCK (tấn/ha/năm) = (SL cỏ tươi (tấn/ha/năm) x Tỷ lệ VCK ở cỏ tươi (%))/100 - Cách tính sản lượng cỏ theo mùa
Sản lượng của cỏ theo mùa được tính bằng cách tính tổng năng suất của từng lứa cắt trong mùa, mùa mưa được tính từ 16 tháng 4 đến 15 tháng 10; còn mùa khô được tính từ 16 tháng 10 năm trước đến 15 tháng 4 năm sau.
* Lấy mẫu và phân tích thức ăn + Phương pháp lấy mẫu
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 4325: 2007 (ISO 6497: 2002) [67] và phân tích thành phần hóa học của cỏ tại Viện Khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên.
- Tiến hành lấy mẫu tại các ô mẫu vào lúc sáng sớm vào 6-7 giờ sáng mùa hè và 7- 8 giờ sáng mùa đông, lấy vào ngày không có sương hoặc đã tan sương và không có nước đọng trên mặt lá, khi chưa có nắng xuất hiện. Tại mỗi ô lấy ở 5 vị trí
khác nhau theo phương pháp đường chéo hình vuông, số lượng mẫu được lấy trên cả 3 ô thí nghiệm với khối lượng là 2 kg/ô để thành lập mẫu ban đầu. Sau đó mẫu được thái càng nhỏ càng tốt và được đem đi phơi. Sau khi phơi khô, mỗi mẫu lấy khoảng 300-500 g.
- Mẫu được ghi chép đầy đủ các thông tin như: Họ tên người lấy mẫu, tên mẫu, ngày lấy mẫu và địa điểm lấy mẫu...
+ Xử lý mẫu
Toàn bộ mẫu phân tích đều được sấy khô ở 600C trong tủ sấy có quạt thông gió. Thời gian sấy khác nhau tuỳ từng loại nguyên liệu nhưng không kéo dài quá 5 giờ. Nguyên liệu đã sấy khô, và được nghiền nhỏ rây qua rây có kích thước lỗ 0,25 mm. Trộn đều, đựng trong lọ thuỷ tinh có nút mài, có nhãn ghi ký hiệu mẫu và các thông tin cần thiết.
* Phương pháp phân tích thức ăn: VCK, protein, lipit, xơ, DXKN, khoáng tổng số
+ VCK: Theo TCVN 4326 - 2001 (ISO 6496:1999) [68].
+ Đạm tổng số (%): Theo TCVN 4328-1: 2007 (ISO 5983-1: 2005) [70]. + Lipit tổng số (%): Theo TCVN 4331 - 2001 (ISO 6492: 1999) [72]. + Khoáng tổng số (%): Theo TCVN 4327: 2007 (ISO 5984: 2002 [69]. + Xơ tổng số (%): TCVN 4329: 2007 (ISO 6865: 2000) [71]
* Theo dõi sinh trưởng của bò, tiêu thụ cỏ/bò, tiêu tốn cỏ/1 kg tăng khối lượng.
- Khối lượng của bò được xác định bằng cách cân xác định khối lượng trước khi thí nghiệm sau đó cân định kỳ hàng tháng (30 ngày/lần) vào các buổi sáng trước khi cho ăn. Khối lượng bò (kg) xác định bằng cân điện tử (Model 1200 weighing system của hãng Ruddweigh Australia Pty. Ltd).
- Tiêu thụ cỏ (tươi, VCK)/1 bò được tính bằng cách cộng dồn lượng thức ăn cho ăn trong từng tháng và toàn kỳ (vì đã bảo đảm cho bò ăn hết cỏ hàng ngày).
- Tiêu tốn cỏ (tươi, VCK) được tính bằng cách chia khối lượng cỏ (tươi, VCK) bò ăn được trong từng tháng hoặc toàn kỳ cho khối lượng tăng của bò trong từng tháng hoặc toàn kỳ.
2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu
Dùng toán học thông dụng để tính tỷ lệ và dùng khi bình phương (Chisqure test) để so sánh các tỷ lệ bằng phần mềm Excell version 7.0 và theo phương pháp
thống kê của Nguyễn Văn Thiện và CS, 2002 [64]. Tất cả số liệu thí nghiệm thu được sau khi tính các giá trị trung bình theo các mô hình toán cụ thể cho từng thí nghiệm sẽ phân tích phương sai (ANOVA). Nếu phân tích phương sai cho thấy có sai khác giữa các số trung bình, so sánh cặp bằng T-Student sẽđược áp dụng.
Để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố thí nghiệm như khoảng cách cắt, lượng phân bón... đến thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng, năng suất, sản lượng cỏ... kỹ thuật hồi qui (Regression technique) đã được sử dụng để kiểm tra và xây dựng các quan hệ. Số liệu được xử lý thống kê trên máy vi tính với phần mềm Minitab 13 (Nguyễn Đình Hiền, 2009) [29]. Mô hình toán học cụ thể sử dụng cho từng thí nghiệm được trình bày tại phần phụ lục 5.
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. THÍ NGHIỆM 1: NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO 3.1.1. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm 3.1.1. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm
Một số thành phần của đất như Nitơ tổng số; P2O5 tổng số và dễ tiêu, K2O tổng số và trao đổi, pHvà OM của đất đã được phân tích. Kết quảđược trình bày tại bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm
Chỉ tiêu Giá trị pHHCl 4,750 Nitơ tổng số, % 0,066 P2O5 tổng số, % 0,082 P2O5 dễ tiêu, mg/100g 2,700 K2O tổng số, % 0,123 K2O trao đổi, mg/100g 1,747 OM, % 7,120
Kết quả phân tích đất khu vực thí nghiệm cho thấy: độ pH thuộc loại chua vừa (4,75) không hoàn toàn phù hợp đối với các cỏ thí nghiệm. Còn các chất dinh dưỡng khác trong đất lần lượt như sau: Nitơ tổng số: 0,066 %, P2O5 tổng số: 0,082 %, P2O5 dễ tiêu: 2,700 mg/100g, K2O tổng số 0,123 %, K2O trao đổi: 1,747 mg/100g, OM: 7,120 %. Theo Từ Quang Hiển và CS, (2002) [32] về xếp hạng dinh dưỡng đất thì đất của khu vực thí nghiệm thuộc loại chua vừa và là loại đất nghèo dinh dưỡng, vì vậy để canh tác tốt ta cần bón phân và vôi để tăng dinh dưỡng và độ pH cho đất.
3.1.2. Khí tượng khu vực thí nghiệm từ 2004 - 2009
Thái Nguyên là một tỉnh trung du - miền núi của vùng Đông Bắc Việt Nam, vì vậy nó mang đặc trưng của khí hậu phía Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đông lạnh và ẩm, đôi khi có sương muối, do đó sinh trưởng của thực vật ở các mùa vụ khác nhau có sự khác nhau. Kết quả theo dõi về khí tượng tại Thái nguyên từ năm 2004 đến 2009 được trình bày tại bảng 3.2.
Bảng 3.2: Giá trị trung bình về khí tượng Thái Nguyên từ năm 2004 - 2009 Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB/ th¸ng Tổng năm Nhiệt độ (0 C) 16,1 17,6 20,1 23,9 26,9 28,9 28,8 27,9 27,6 25,8 21,8 17,8 23,6 Ẩm độ (%) 78,8 82,4 86,4 84,8 81,2 82 83,8 85,4 82,2 80,2 79,6 78,2 82 Lượng mưa (mm) 13 29 59 86 244 215 389 299 227 58 96 29 145 1742
(Số liệu: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên)
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm của khu vực là 23,60C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, 7, 8, 9 là 28,9; 28,8; 27,9 và 27,60C, trong đó, một số ngày trong các tháng, nhiệt độ lên trên 38, 390C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là vào các tháng 1, 2 và tháng 12 là 16,1; 17,6 và 17,80C, trong đó có những ngày hoặc từng đợt ngắn ngày hay dài ngày nhiệt độ xuống dưới 150C, đồng thời đôi lúc có sương muối. Nhiệt độ một số ngày quá cao trong mùa hè và quá thấp trong mùa đông đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cỏ.
Ẩm độ: Ẩm độ không khí trung bình các năm là 82 %. Còn trong mùa khô hay mùa mưa thì độ ẩm không khí đều thuận lợi cho cỏ sinh trưởng và phát triển, dao động từ 78,8 đến 86,4 %.
Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình các năm theo dõi là 1742 mm. Còn lượng mưa các tháng trong năm phân bố không đều, cao nhất vào các tháng mùa mưa (tháng 4, 5, 6, 7, 8 và 9) với mức trung bình là: 86; 244; 215; 389; 299 và 227 mm, riêng tháng 4 cũng thuộc tháng mùa mưa, tuy nhiên, mức độ biến động lượng mưa trong tháng 4 ở các năm khác nhau là rất khác nhau, do đây là tháng giao nhau giữa mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa đạt thấp nhất vào các tháng mùa khô (tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12) với mức trung bình là 13; 29; 59; 58; 96 và 29 mm. Các tháng 1, 2 và 12 luôn là các tháng có lượng mưa thấp nhất trong năm, cỏ thường không có đủ nước, nên sinh trưởng rất chậm, cộng thêm nhiệt độ các tháng này thấp nhất trong năm nên càng bất lợi cho cỏ hơn.
Như vậy, lượng mưa hoàn toàn đáp ứng cho cỏ trong mùa mưa, còn mùa khô thì thiếu.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng N hi ệ t đ ộ
Nhiệt độ tối đa Nhiệt độ tối thiểu Nhiệt độ trung bình Đồ thị 3.1: Nhiệt độ trung bình từ năm 2004 - 2009
0 100 200 300 400 500 600 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng m m
Lượng mưa tối cao Lượng mưa tối thấp Lượng mưa trung bình Đồ thị 3.2: Sự phân bố lượng mưa trong 5 năm (2004 - 2009)
3.1.3. Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm tính theo khóm
Tỷ lệ cỏ sống được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số khóm cỏ sống trên tổng số khóm trồng. Kết quảđược trình bày tại bảng 3.3.
Bảng 3.3: Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm sau trồng 30 ngày (%) TT Tên cỏ Tỷ lệ sống (%) TT Tên cỏ Tỷ lệ sống (%) 1 P. atratum 95,24 2 S. splendida 91,53 3 B. decumbens 89,95 4 B. decumbens 1873 86,24 5 B. brizantha 87,83 6 B. brizantha 6387 88,89
Số liệu bảng 3.3 cho thấy cả 6 giống cỏ đều có tỷ lệ sống trung bình trên 86 %. Trong đó cao nhất là có P. atratum là 95,24 % và tiếp theo là cỏ S. splendida đạt 91,53 %, còn các cỏ khác tỷ lệ thấp hơn. Kết quả của chúng tôi tương tự như kết quả thử nghiệm của Kanno và Macedo, (2001) [135] về khả năng thích nghi của P. atratum và
B. brizantha, B. decumbens trên vùng đất lầy. Chúng tôi trồng cỏ vào thời điểm đầu mùa mưa, lúc này, tuy có lượng mưa nhỏ, nhưng kéo dài, sau đó lại nắng gắt trở lại ngay, nên gây bất lợi cho cỏ. Theo chúng tôi thì điều bất lợi ởđây chính là do mưa nhiều làm cho đất quá ẩm ướt, đất bị kết dính lại, mất đi sự tơi xốp, thoáng khí, rễ cỏ bị bó chặt. Hơn nữa, trong thời gian này rễ cỏ chưa phát triển mới và đang bị tổn