Nhóm nhân tố kinh tế

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2013 2020 (Trang 43 - 123)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2.Nhóm nhân tố kinh tế

Một nền kinh tế phát triển của xã hội văn minh sẽ tạo điều kiện cho nền giáo dục phát triển. Trong đó đội ngũ giáo viên có đầy đủ các phƣơng tiện hỗ trợ hiện đại giúp họ hoàn thành nhiệm vụ dạy học trong một nhà trƣờng đảm bảo đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất phƣơng tiện dạy học cùng với biện pháp sẽ làm cho một giờ dạy sâu hơn có chất lƣợng hơn sinh động hơn và thực tế hơn làm cho ngƣời học hiểu bài nhanh và hứng thú với bài học hơn tạo điều kiện cho một giờ học thành công. Khi đã có đầy đủ cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học ngƣời giáo viên phải tìm tòi sáng tạo và học hỏi sử dụng hiệu quả phƣơng tiện dạy học trong giờ dạy, chính sự tìm tòi học hỏi này đã giúp giáo viên nâng cao đƣợc trình độ chuyên môn, tiếp cận đƣợc với nền giáo dục hiện đại và hiểu sâu thấu đáo bản chất của sự việc vì vậy họ làm chủ đƣợc kiến thức, tự tin hơn khi truyền đạt cho học sinh những kiến thức khó.

Khi những hoạt động giáo dục nằm trong một môi trƣờng kinh tế xã hội phát triển ngoài cơ sở vật chất phục vụ ngƣời học thuận lợi mà sự ảnh hƣởng chất lƣợng sống của học sinh, phụ huynh học sinh trong môi trƣờng tới hoạt động giáo dục là rất lớn phải để học sinh có điều kiện hơn khi đến trƣờng đầy đủ về đồ dùng học tập, thời gian giành cho học tập nhiều hơn. Gia đình có điều kiện có ý thức chăm lo đến việc học hành của con em mình hơn từ đó nhu cầu học của học sinh những kiến thức nâng cao hơn để đáp ứng đƣợc với định hƣớng của gia đình vì vậy kiến thức của ngƣời thầy cũng phải đƣợc nâng cao để đáp ứng với yêu cầu của ngƣời học. Các em ở trong một môi trƣờng tốt không có những tai tệ nạn xã hội, chính quyền nhà trƣờng và gia đình quan tâm dạy dỗ các

em sẽ trở thành những học sinh ngoan có ý thức học tập kính trọng thầy cô đây cũng là một điều làm cho giáo viên thêm yêu nghề, tâm huyết với nghề hơn.

Ngƣợc lại nhà trƣờng nằm trong một khu vực có nền kinh tế thấp, nghèo đói hoặc nhiều tai tệ nạn xã hội sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. Dẫn đến học sinh thiếu đồ dùng học tập thiếu ý thức không chịu học do không có sự quan tâm của gia đình và xã hội hoặc các em phải lao động giúp gia đình những việc nặng nhọc điều đó làm cho giáo viên rất khó khăn. Sự hoàn thành đƣợc nội dung của bài giảng trên lớp đã là đạt yêu cầu nên họ không cần học hỏi phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn của mình dần dần làm mai một kiến thức và dẫn đến chất lƣợng đội ngũ giáo viên không đƣợc nâng cao. Đội ngũ giáo viên có lập trƣờng tƣ tƣởng không ổn định không yên tâm công tác mà luôn mong muốn chuyển về vùng kinh tế xã hội phát triển. Yếu tố kinh tế xã hội ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên điều này đƣợc các chính quyền quan tâm giúp đỡ. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng cần tuyên truyền cho ngƣời dân thấy đƣợc tác dụng của giáo dục đối với con em họ. Và điều quan trọng nhất là sự nỗ lực của nhà trƣờng các thành viên trong nhà trƣờng cố gắng vƣợt qua khó khăn lấy tình yêu thƣơng con trẻ để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình.

1.4.3. Nhóm nhân tố về phát triển khoa học - công nghệ, thị trường lao động việc làm

Từ khi nhà nƣớc có chính sách mở cửa nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới các nhà đầu tƣ từ các nền kinh tế lớn đã vào Việt Nam đầu tƣ. Họ đều áp dụng quy trình sản xuất hiện đại, xây dựng những nhà máy áp dụng công nghệ hiện đại nhất để sản xuất ra sản phẩm vì vậy nhu cầu cần lao động có trình độ học vấn tay nghề cao tăng đột biến làm cho nƣớc ta lâm vào tình trạng thiếu lao động có trình độ kĩ thuật, trong khi đó lực lƣợng lao động phổ thông không có tay nghề của nƣớc ta đang ở mức thừa. Vậy là hiện nay chúng ta không đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho các

nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không tìm đƣợc lao động đáp ứng với yêu cầu công việc và không ít nhà đầu tƣ từ chuối đầu tƣ vào Việt Nam vì lí do này.

Theo thống kê và đánh giá của các cơ quan nghiên cứu về lao động, nguồn nhân lực nƣớc ta thấp về tính cạnh tranh so với các nƣớc trong khu vực.

Điều này muốn giải quyết đƣợc thì chính phủ phải có chính sách hành động cụ thể cho ngành giáo dục và đào tạo trong đó có cấp học THCS. Công việc giáo dục phải diễn ra thực chất bởi vì sự đòi hỏi của các nhà đầu tƣ là cần những lao động làm đƣợc việc tạo ra sản phẩm có giá trị, có lãi cho nhà sản xuất. Điều này Bộ giáo dục hiện nay đang có những bƣớc thay đổi đáng kể bằng những hành động cụ thể là nói không với tiêu cực trong thi cử, trong kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua, ngành giáo dục đã thành công tạo ra một bƣớc ngoặt lớn làm thay đổi quan niệm của ngƣời học, phụ huynh học sinh là cứ đi học thì lên lớp buộc họ phải học tập thật tốt thì mới có cơ hội học tiếp đƣợc và chúng ta tin rằng những năm tới chất lƣợng giáo dục sẽ đƣợc nâng lên. Điều này cũng tạo áp lực rất lớn đến đội ngũ giáo viên do đòi hỏi của học sinh, của phụ huynh học sinh và xã hội và yêu cầu của ngành giáo dục buộc ngƣời giáo viên phải có một trình độ sƣ phạm tốt thì mới cùng ngành giáo dục thực hiện đƣợc mục tiêu lớn lao này.

1.4.4. Nhóm các nhân tố bên trong của giáo dục trung học cơ sở

Cấu trúc mạng lƣới các loại hình đào tạo, các loại hình trƣờng, phƣơng thức tổ chức quá trình đào tạo, thời gian đào tạo, chất lƣợng đào tạo, hiệu quả trong và ngoài đào tạo. Nhóm này phản ánh khả năng phát triển của hệ thống GD&ĐT. Trong quy mô đào tạo, cấu trúc mạng lƣới trƣờng lớp, chất lƣợng đào tạo đội ngũ giáo viên là nhân tố có vai trò quan trọng. Nếu các loại hình trƣờng lớp đƣợc phát triển đa dạng, đƣợc bố trí hợp lý trên địa bàn lãnh thổ với đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, cơ cấu, đảm bảo chất lƣợng sẽ là điều kiện để tăng quy mô phát triển GD&ĐT.

1.4.5. Nhóm các nhân tố quốc tế về GD&ĐT

Xu thế phát triển GD&ĐT trên thế giới và khu vực sẽ ảnh hƣởng đến phát triển GD&ĐT của một quốc gia. Các nhân tố này ảnh hƣởng trực tiếp đến quan điểm, chính sách của Nhà nƣớc về giáo dục. Những định hƣớng đúng đắn đƣợc đầu tƣ một cách thỏa đáng, tạo cơ sở pháp lý tạo điều kiện GD&ĐT phát triển. Hợp tác quốc tế về nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên cũng góp phần phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên THCS nói riêng.

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng 1 đã phân tích cụ thể từ một số khái niệm chủ yếu đƣợc sử dụng trong đề tài nghiên cứu, trong đó có các khái niệm: Phát triển; Giáo viên; Đội ngũ giáo viên THCS; Phát triển đội ngũ giáo viên THCS.

Trong chƣơng 1, tác giả cũng đã đƣa ra các cơ sở nhằm khẳng định vị trí tầm quan trọng của cấp THCS và đội ngũ giáo viên THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu và nội dung của giáo dục THCS trong chiến lƣợc phát triển giáo dục nói chung; vai trò cấp học trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, chƣơng 1 cũng phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS.

Những cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên THCS sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát, tổng thể, khách quan về thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS ở địa phƣơng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS Ở THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Khái quát về thực trạng kinh tế, xã hội và văn hoá của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông bắc và là tỉnh có nhiều thành phố nhất của Việt Nam. Quảng Ninh đƣợc ví nhƣ một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (về trữ lƣợng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%). Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc Tổ chức UNESCO tôn vinh, với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh đƣợc xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Quảng Ninh có hệ thống cảng biển, cảng nƣớc sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đƣờng biển giữa nƣớc ta với các nƣớc trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lƣu thƣơng mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tƣ; Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực.

Tỉnh Quảng Ninh gồm 14 đơn vị hành chính (có 4 thành phố trực thuộc, 1 thị xã và 9 huyện). Dân số Quảng Ninh theo tổng điều tra dân số và nhà ở

năm 2010 là 1.159.463 ngƣời, trong đó nữ là 566.184 ngƣời, có số dân sống ở thành thị là 667.862 ngƣời (chiếm tỷ lệ 58,1%).

Thành phố Cẩm Phả là một trong bốn thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Thành phố Cẩm Phả nằm ở toạ độ: 20058’10’’ - 21012’ vĩ độ bắc, 107010’ - 107023’50’’ kinh độ đông, cách thành phố Hạ Long 30km, Bắc giáp huyện Ba Chẽ, Đông giáp huyện Vân Đồn, Tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, Nam giáp vịnh Bắc Bộ. Vùng vịnh thuộc thành phố Cẩm Phả là vịnh Bái Tử Long.

Thành phố Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 48.623 ha. Địa hình đồi núi với núi non chiếm 55,4% diện tích, vùng trung du 16,3%, đồng bằng 15,0% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.

Về dân cƣ, theo số liệu thống kế đến ngày 30/7/2010, thành phố Cẩm Phả có số dân 176.005 ngƣời, xấp xỉ số dân của thành phố Hạ Long, hầu hết là ngƣời Kinh (95,2%), còn lại là ngƣời Sán Dìu (3,9%), ngƣời Dao, ngƣời Hoa, mật độ dân số xấp xỉ 517 ngƣời/km2. Ngƣời các dân tộc khác sống xen kẽ rải rác khó phân biệt. Ngƣời Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có gốc từ vùng đồng bắc Bắc Bộ. Dân số thành phố Cẩm Phả luôn có một tỷ lệ không bình thƣờng là nam đông hơn nữ (59% và 47%).

Thành phố Cẩm Phả là một thành phố trẻ, là thành phố công nghiệp khai thác than lớn nhất của cả nƣớc (chiếm 65-70% sản lƣợng khai thác than toàn quốc), là nơi nổ ra cuộc đình công 1936 đƣợc đánh giá cao trong lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam. Thành phố có vị trí quan trọng về địa lý, chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Ninh. Thành phố Cẩm Phả có 15 đơn vị hành chính, trong đó có 12 phƣờng và 3 xã miền núi.

Đảng bộ, chính quyền thành phố Cẩm Phả rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo. Ngƣời dân Cẩm Phả coi trọng việc học. Đó là tiền đề cho sự phát triển giáo dục và đào tạo của địa phƣơng và cũng là tiền đề cho sự phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nhà. Với chất lƣợng giáo dục đƣợc đánh giá là xếp thứ hai

trong tỉnh Quảng Ninh (sau thành phố Hạ Long), ngành giáo dục và đào tạo thành phố Cẩm Phả luôn đƣợc chính quyền và nhân dân tin tƣởng. Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo ở thành phố Cẩm Phả vẫn còn những vấn đề cần phải giải quyết nhƣ: đội ngũ giáo viên chƣa đủ mạnh về chất lƣợng, chƣa đồng bộ về cơ cấu; cơ sở vật chất trƣờng lớp ở nhiều trƣờng chƣa đạt chuẩn;… Với quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ “trồng ngƣời”, ngành giáo dục và đào tạo thành phố Cẩm Phả đang không ngừng đổi mới, khắc phục khó khăn và những hạn chế nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng giáo dục của địa phƣơng.

2.2. Thực trạng giáo dục THCS ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Thực trạng trường, lớp, học sinh THCS

Trong hệ thống giáo dục cấp THCS của thành phố Cẩm Phả có 17 trƣờng THCS. Tất cả 15 phƣờng, xã của thành phố Cẩm Phả đều có hệ thống giáo dục cấp THCS thuận lợi cho việc học tập của học sinh. Tính đến tháng 12 năm 2012, thành phố Cẩm Phả có 8/17 trƣờng THCS đạt trƣờng chuẩn quốc gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1. Số trƣờng, số lớp, số học sinh THCS thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2008-2013 Năm học Số trƣờng Số lớp Số học sinh 2008-2009 17 269 9.665 2009-2010 17 275 9.836 2010-2011 17 270 9.341 2011-2012 17 268 9.015 2012-2013 17 264 8585 )

2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

2.2.2.1. Số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên

Năm học 2011-2012, đội ngũ giáo viên bậc THCS của thành phố Cẩm Phả có 554 ngƣời, trong đó giáo viên nữ chiếm tỉ lệ 92%, giáo viên ngƣời dân tộc chiếm tỉ lệ 2%. Lực lƣợng giáo viên trẻ chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Tỉ lệ GV/lớp bình quân toàn thành phố là 2,0 (vƣợt so với định mức quy định 1,9).

Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả năm học 2011-2012 Bộ môn Số lƣợng GV Số lƣợng Gv theo định mức (GV/lớp) GV thừa theo định mức GV thiếu theo định mức Toán 121 87 34 Vật lý 32 25 7 Hoá học 24 20 4 Sinh học 42 40 2 Ngữ văn 112 92 20 Lịch sử 20 30 10 Địa lý 21 30 9 GDCD 14 20 6 Công nghệ 22 40 18 Mỹ thuật 21 17 4 Âm nhạc 22 17 4 Thể dục 18 40 22 85 59 26 Tin học 2 40 38 &ĐT )

Bảng số liệu trên cho thấy cơ cấu giáo viên bộ môn không đồng bộ. Một số môn đặc thù còn thiếu nhiều giáo viên nhƣ môn Thể dục (thiếu 22 giáo

viên), Công nghệ (thiếu 18 giáo viê ).

Nhận xét chung:

- Về số lƣợng: Đội ngũ giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả so với định mức cho phép là 1,9 GV/lớp (theo Thông tƣ liên bộ số 35 ngày 23/8/2006 của Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ) thì hoặc thừa giáo viên ở một số năm học. Song, còn tình trạng vừa thiếu, vừa thừa giáo viên do cơ cấu bộ môn không cân đối,

công tác điều động, luân chuyển giáo viên giữa các trƣờng, các địa bàn khác nhau còn khó khăn.

- Về cơ cấu: Lực lƣợng giáo viên độ tuổi từ 40 trở xuống chiếm 68%. Riêng giáo viên độ tuổi dƣới 30 chiếm gần 25% là điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực sƣ phạm nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và giai đoạn tới. Độ tuổi trên 40 tuy chiếm tỉ lệ không

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2013 2020 (Trang 43 - 123)