Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2013 2020 (Trang 29 - 123)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên trung học cơ sở

Giáo viên trƣờng THCS là ngƣời làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trƣờng THCS.

* Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học cơ sở

1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Dạy học và giáo dục theo chƣơng trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trƣờng theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trƣờng tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lƣợng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng;

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phƣơng;

c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phƣơng pháp tự học của học sinh;

d) Thực hiện Điều lệ nhà trƣờng; thực hiện quyết định của Hiệu trƣởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trƣởng và các cấp quản lý giáo dục;

đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gƣơng mẫu trƣớc học sinh; thƣơng yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trƣờng học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;

e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;

b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;

c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hƣớng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trƣờng;

d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thƣởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh đƣợc lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

đ) Báo cáo thƣờng kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trƣởng. 3. Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định trong hợp đồng thỉnh giảng.

4. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên trung học đƣợc bồi dƣỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trƣờng.

5. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS đƣợc bồi dƣỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền

phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trƣờng.

6. Giáo viên làm công tác tƣ vấn cho học sinh là giáo viên trung học đƣợc đào tạo hoặc bồi dƣỡng về nghiệp vụ tƣ vấn; có nhiệm vụ tƣ vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vƣợt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt.

* Quyền của giáo viên trung học cơ sở

1. Giáo viên có những quyền sau đây:

a) Đƣợc nhà trƣờng tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;

b) Đƣợc hƣởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và đƣợc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;

c) Đƣợc trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trƣờng; d) Đƣợc hƣởng lƣơng và phụ cấp (nếu có) khi đƣợc cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;

đ) Đƣợc cử tham gia các lớp bồi dƣỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

e) Đƣợc hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trƣờng và cơ sở giáo dục khác nếu thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại Điều 30 của Điều lệ này và đƣợc sự đồng ý của Hiệu trƣởng ;

g) Đƣợc bảo vệ nhân phẩm, danh dự, an toàn thân thể; h) Đƣợc hƣởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những quyền sau đây:

a) Đƣợc dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình; b) Đƣợc dự các cuộc họp của Hội đồng khen thƣởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;

d) Đƣợc quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục;

đ) Đƣợc giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp. 3. Giáo viên làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đƣợc hƣởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

4. Hiệu trƣởng có thể phân công giáo viên làm công tác tƣ vấn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Giáo viên làm công tác tƣ vấn đƣợc bố trí chỗ làm việc riêng và đƣợc vận dụng hƣởng các chế độ chính sách hiện hành.

1.2.4.3. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên THCS

Trình độ chuẩn đƣợc đào tạo của giáo viên THCS đƣợc quy định nhƣ sau: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sƣ phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm đối với giáo viên THCS.

Giáo viên chƣa đạt trình độ chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đƣợc nhà trƣờng, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện học tập, bồi dƣỡng để đạt trình độ chuẩn.

Giáo viên có trình độ trên chuẩn, có năng lực giáo dục cao đƣợc hƣởng chính sách theo quy định của Nhà nƣớc, đƣợc nhà trƣờng, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để phát huy tác dụng của mình trong giảng dạy và giáo dục.

1.2.5. Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở

Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở đã đƣợc ban hành kèm theo Thông tƣ số 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học bao gồm có 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí, cụ thể nhƣ sau:

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

Yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp

Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gƣơng tốt cho học sinh.

Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh

Thƣơng yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp

tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trƣờng giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tƣợng và môi trƣờng giáo dục

Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tƣợng giáo dục

Có phƣơng pháp thu thập và xử lí thông tin thƣờng xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu đƣợc vào dạy học, giáo dục.

Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trƣờng giáo dục

Có phƣơng pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trƣờng và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phƣơng, sử dụng các thông tin thu đƣợc vào dạy học, giáo dục.

Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học

Các kế hoạch dạy học đƣợc xây dựng theo hƣớng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trƣờng giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hƣớng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học

Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

Tiêu chí 10. Đảm bảo chƣơng trình môn học

thái độ đƣợc quy định trong chƣơng trình môn học. Tiêu chí 11. Vận dụng các phƣơng pháp dạy học

Vận dụng các phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tƣ duy của học sinh.

Tiêu chí 12. Sử dụng các phƣơng tiện dạy học

Sử dụng các phƣơng tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học. Tiêu chí 13. Xây dựng môi trƣờng học tập

Tạo dựng môi trƣờng học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.

Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học

Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ .

, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

Kế hoạch các hoạt động giáo dục đƣợc xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng.

Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.

Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.

Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng nhƣ: lao động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng.

Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục

Vận dụng các nguyên tắc, phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sƣ phạm cụ thể, phù hợp đối tƣợng và môi trƣờng giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.

Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vƣơn lên của học sinh.

Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng

Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hƣớng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trƣờng.

Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội

Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trƣờng nhằm phát triển nhà trƣờng và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.

Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dạy học và giáo dục.

Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục. P

.

1.3. Công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS là những tác động liên tục, có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý tới đội ngũ giáo viên các trƣờng THCS nhằm làm cho đội ngũ này tiến triển theo chiều hƣớng tăng lên, đảm bảo đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, thực hiện chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tạo điều kiện phát huy năng lực, vai trò, trách nhiệm của họ trong việc đảm bảo chất lƣợng GD&ÐT, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phƣơng và của đất nƣớc.

1.3.1. Mục đích phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

Mục đích của việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS là nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THCS đảm bảo đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao đƣợc bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lƣơng tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của các nhà giáo góp phần từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục cơ sở đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển giáo dục THCS và đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.

1.3.2. Nguyên tắc phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

Phát triển đội ngũ giáo viên THCS trong hoàn cảnh hiện nay phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu về nguồn nhân lực. Phát triển đội ngũ giáo viên liên quan đến quy mô, cơ cấu, chất lƣợng của đội ngũ giáo viên.

- Quy mô: Quy mô thể hiện bằng số lƣợng. Mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên về số lƣợng là đảm bảo đủ số lƣợng giáo viên theo Thông tƣ 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV.

- Cơ cấu: thể hiện độ tuổi, giới tính, dân tộc, bộ môn chuyên môn, thâm niên công tác, vùng miền và mục tiêu phát triển cơ cấu đội ngũ giáo viên là tạo ra sự hợp lý.

- Chất lƣợng: Theo khái niệm triết học, chất lƣợng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị con ngƣời, mọi sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản, khẳng định sự tồn tại của con ngƣời và sự vật, phân biệt nó với ngƣời và sự vật khác. Hiện tại, chất lƣợng đội ngũ giáo viên trƣờng THCS phải đạt yêu cầu theo chuẩn của Bộ GD&ĐT ban hành.

Tóm lại, phát triển đội ngũ giáo viên THCS cần chú trọng đến việc phát triển về quy mô, cơ cấu, chất lƣợng của đội ngũ; ba vấn đề này liên quan chặt chẽ với nhau và ràng buộc lẫn nhau trong việc phát triển đội ngũ giáo viên vững mạnh.

Quan hệ giữa số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng trong quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2013 2020 (Trang 29 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)