8. Cấu trúc luận văn
1.3.3.2. Bố trí, sử dụng
Công việc này hiện nay trong thực tế ở khối THCS diễn ra rất phức tạp do đặc điểm khối THCS có số lƣợng các trƣờng rất nhiều (thƣờng mỗi xã phƣờng, mỗi khu hành chính có một trƣờng) mà về vị trí địa lí, về trình độ dân trí, về kinh tế chính trị ở mỗi khu vực là hết sức khác nhau. Về giáo viên cũng rất khác nhau về trình độ, về nơi đào tạo, về bộ môn đảm nhiệm. Một đặc điểm thực tế nữa cũng ảnh hƣởng đến công việc bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên đó là đa số giáo viên đều xuất thân (hoặc thƣờng trú) ở những vùng trung tâm có kinh tế đời sống văn hoá phát triển và họ luôn có xu hƣớng muốn giảng dạy ở những trƣờng gần nhà. Vì vậy đã có những hiện tƣợng xin tuyên chuyển không theo đúng nguyên tắc, không đúng với yêu cầu chuyên môn hoặc nhu cầu sử dụng cán bộ của nhà trƣờng nên trong một nhà trƣờng có thể thừa giáo viên có thể thiếu giáo viên và giáo viên các bộ môn không đồng bộ, không đảm bảo yêu cầu và đã gây rất nhiều khó khăn cho lãnh đạo các trƣờng THCS nhất là các trƣờng ở nơi có nền kinh tế thấp, ở đây tỉ lệ giáo viên giảng dạy chéo ban rất nhiều.
Vì vậy nên công việc bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên phải có một cơ chế rõ ràng. Sự bố trí sử dụng phải đảm bảo phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực công tác và nhu cầu công việc của nhà trƣờng. Sự bố trí sử dụng phải là sự kết hợp chặt chẽ có tính thống nhất, hợp lí giữa Phòng Nội vụ với Phòng GD&ĐT và Ban giám hiệu các nhà trƣờng THCS, công việc này cũng cần tiến hành một cách công khai rõ ràng không phải vì bất cứ lí do nào mà chỉ để sử dụng đúng, tốt, hợp lí đội ngũ giáo viên để họ phát huy đƣợc khả năng chuyên môn của mình, để cho từng nhà trƣờng thuận lợi trong công việc phân công chuyên môn và đảm bảo tốt chất lƣợng giáo dục.
1.3.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng
Do đặc thù công việc, giáo viên phải thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng để hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn. Việc bồi duỡng càng đƣợc quan tâm thì càng tạo sự năng động, sáng tạo cho giáo viên
và tránh đƣợc sự “ỳ” và tự thoả mãn của giáo viên. Theo đánh giá chung thì hiện nay công tác bồi dƣỡng của giáo viên phổ thông chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của cải cách giáo dục và đổi mới phƣơng pháp.
Việc bồi dƣỡng phải kết hợp tự bồi dƣỡng và đào tạo. Việc bồi dƣỡng phải theo nguyên tắc:
+ Thống nhất giữa bồi dƣỡng chính trị, tƣ tƣởng, nghiệp vụ và nhiệm vụ thực tiễn đặt ra.
+ Thu hút đông đảo cán bộ giáo viên hình thức tự học.
+ Tận dụng thành tựu mới nhất của khoa học giáo dục và kinh nghiệm tiên tiến để giáo viên sớm tiếp cận.
Nội dung đào tạo bồi bồi dƣỡng bao gồm chính trị, tƣ tƣởng, quan điểm đƣờng lối của Đảng nắm bắt thời sự, xu thế phát triển của đất nƣớc, thời đại. Hiệu trƣởng quan tâm giúp đỡ giáo viên phấn đấu vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Bồi dƣỡng về văn hoá, ngoại ngữ, tin học, kiến thức khoa học kỹ thuật, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm, trao đổi kinh nghiệm, thảo luận chuyên đề….
1.3.3.4. Thiết lập môi trường làm việc
Môi trƣờng làm việc của đội ngũ giáo viên quan trọng nhất đó là xây dựng đƣợc một nhà trƣờng phát triển văn minh, hiện đại. Trong đó mối quan hệ đoàn kết phải có tính hợp tác giữa các đồng nghiệp, giữa ban giám hiệu với cán bộ giáo viên nhân viên nhà trƣờng, mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, phụ huynh học sinh và giữa nhà trƣờng với các tổ chức xã hội khác trong địa phƣơng. Sự đoàn kết đây là phẩm chất rất cần thiết của ngƣời giáo viên. Sự khiêm tốn học hỏi, sống chan hoà với đồng nghiệp trong nhà trƣờng là phẩm chất cao đẹp của ngƣời thầy. Trong thời đại ngày nay, xu hƣớng hoà bình, hợp tác là xu hƣớng chung của toàn cầu, ở ngay một đơn vị nhỏ xu hƣớng ấy càng cần thiết để tạo ra cộng đồng tập thể vững mạnh giúp cho mỗi thành viên có điều kiện vƣơn lên. Thực tế hiện nay nhiều giáo viên sống ích kỉ, tự coi mình là hơn đồng nghiệp, chính họ đánh mất mình trƣớc tập thể, kiến thức tay nghề
chuyên môn bị tụt hậu. Trong các nghề thì nghề thấy giáo đức tính khiêm tốn, chịu khó học hỏi, đoàn kết đồng nghiệp, nhiệt tình đóng góp công sức xây dựng nhà trƣờng vững mạnh là cực kì cần thiết vì nghề thầy giáo là nghề cao quý nhất. Cao quý ở ngay trong cuộc sống giao tiếp với đồng nghiệp.
1.3.3.5. Kiểm tra, đánh giá
Khâu kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên là khâu quan trọng, là một phần để xếp loại, phân loại đội ngũ giáo viên trong từng năm học. Điều này khi ta làm tốt sẽ có một tác động rất tốt với sự cố gắng tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sƣ phạm, thúc đẩy ngƣời giáo viên tự bồi dƣỡng kiến thức cho mình và họ luôn có ý thức rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức tƣ cách tác phong của ngƣời thầy trong quá trình dạy học của mình. Bởi vì đó là quyền lợi của họ khi họ làm tốt thì đƣợc khen thƣờng, làm không tốt sẽ bị kỉ luật mặt khác họ là đội ngũ trí thức và nhà giáo dục nên họ rất coi trọng uy tín của mình đối với đồng nghiệp, đối với học sinh, phụ huynh học sinh và đối với mọi ngƣời xung quanh mình. Việc kiểm tra đánh giá xếp loại đội ngũ giáo viên phải tuân theo một quy trình hợp lí có tính thống nhất, tính minh bạch, đảm bảo đƣợc sự công bằng và quyền lợi cho từng giáo viên nếu không có sự công bằng minh bạch nhiều khi lại có tác dụng xấu, sự đánh giá không đúng sẽ gây ức chế đối với giáo viên làm mất lòng tin, uy tín của các nhà quản lý giáo dục. Ở trƣờng THCS thì việc kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên đƣợc thực hiện bằng nhiều nôi dung:
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm học của cá nhân, của tổ. + Kiểm tra việc chuẩn bị dạy học (giáo án, phƣơng tiện…..) + Dự giờ có báo trƣớc hoặc không báo trƣớc.
+ Kiểm tra việc hƣớng dẫn học sinh học tập.
+ Kiểm tra kế hoạch giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp. + Kiểm tra qua thăm dò ý kiến của phụ huynh học sinh.
+ Trực tiếp trò chuyện để nắm bắt vấn đề.
Để nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá cần chú ý các yêu cầu sau: + Tập trung kiểm tra trực tiếp kết quả lao động và học tập của giáo viên và học sinh là chính, lấy mục tiêu giáo dục là đích kiểm tra.
+ Kiểm tra nhằm tìm ra nguyên nhân của các hiện tƣợng (tại sao chất lƣợng giờ dạy thấp, học sinh chán học?)
+ Kiểm tra có ý nghĩa lâu dài là tạo nên động lực tự kiểm tra đối với trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Kiểm tra với hình thức nào cũng cần có đánh giá kịp thời nhằm giúp cho giáo viên thấy đƣợc mức độ phấn đấu của mình. Tránh tâm lí gò bó bị cƣỡng bức đối với giáo viên trong quá trình kiểm tra hoạt động dạy học giáo dục dẫn tới các hình thức đối phó.
Để đạt đƣợc mục đích kiểm tra đánh giá phải nắm bắt đƣợc các nguồn thông tin, đặc biệt là thông tin ngƣợc một cách toàn diện, đầy đủ, khách quan để đề ra các quyết định đúng đắn phù hợp và từ đó cho từng cá nhân thấy đƣợc những ƣu nhƣợc điểm của mình mà có biện pháp tự điều chỉnh hoặc ngƣời kiểm tra đánh giá giúp họ điều chỉnh nhằm một mục đích cho bản thân họ đƣợc hoàn thiện hơn để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục góp phần cùng tập thể nhà trƣờng phát triển.
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trung học cơ sở
1.4.1. Nhóm nhân tố về chính trị - xã hội
Một đất nƣớc có nền chính trị ổn định, tiến bộ; Nhà nƣớc có quan điểm đúng đắn về vị trí, vai trò của GD&ĐT đối với sự phát triển kinh tế xã hội, chính sách đầu tƣ cho giáo dục hợp lý, GD&ĐT sẽ phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lƣợng. Đội ngũ giáo viên sẽ đƣợc quan tâm, tạo điều kiện để nâng cao trình độ; việc tuyển chọn, sử dụng giáo viên sẽ đƣợc thực hiện khách quan, công bằng. Ngƣợc lại, chính trị không ổ định, bộ máy lãnh đạo không coi trọng GD&ĐT sẽ kìm hãm sự phát triển của giáo dục, ảnh hƣởng xấu đến tƣ tƣởng và môi trƣờng làm việc của đội ngũ giáo viên.
Trong các yếu tố xã hội tác động đến sự phát triển của GD&ĐT nói chung và đội ngũ giáo viên THCS nói riêng thì yếu tố dân số và dân số trong độ tuổi đi học có ảnh hƣởng cơ bản, trực tiếp đến quy mô phát triển GD&ĐT. Dân số tăng nhanh hay giảm đột ngột gây sức ép cho giáo dục nhất là những lớp đầu cấp.
1.4.2. Nhóm nhân tố kinh tế
Một nền kinh tế phát triển của xã hội văn minh sẽ tạo điều kiện cho nền giáo dục phát triển. Trong đó đội ngũ giáo viên có đầy đủ các phƣơng tiện hỗ trợ hiện đại giúp họ hoàn thành nhiệm vụ dạy học trong một nhà trƣờng đảm bảo đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất phƣơng tiện dạy học cùng với biện pháp sẽ làm cho một giờ dạy sâu hơn có chất lƣợng hơn sinh động hơn và thực tế hơn làm cho ngƣời học hiểu bài nhanh và hứng thú với bài học hơn tạo điều kiện cho một giờ học thành công. Khi đã có đầy đủ cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học ngƣời giáo viên phải tìm tòi sáng tạo và học hỏi sử dụng hiệu quả phƣơng tiện dạy học trong giờ dạy, chính sự tìm tòi học hỏi này đã giúp giáo viên nâng cao đƣợc trình độ chuyên môn, tiếp cận đƣợc với nền giáo dục hiện đại và hiểu sâu thấu đáo bản chất của sự việc vì vậy họ làm chủ đƣợc kiến thức, tự tin hơn khi truyền đạt cho học sinh những kiến thức khó.
Khi những hoạt động giáo dục nằm trong một môi trƣờng kinh tế xã hội phát triển ngoài cơ sở vật chất phục vụ ngƣời học thuận lợi mà sự ảnh hƣởng chất lƣợng sống của học sinh, phụ huynh học sinh trong môi trƣờng tới hoạt động giáo dục là rất lớn phải để học sinh có điều kiện hơn khi đến trƣờng đầy đủ về đồ dùng học tập, thời gian giành cho học tập nhiều hơn. Gia đình có điều kiện có ý thức chăm lo đến việc học hành của con em mình hơn từ đó nhu cầu học của học sinh những kiến thức nâng cao hơn để đáp ứng đƣợc với định hƣớng của gia đình vì vậy kiến thức của ngƣời thầy cũng phải đƣợc nâng cao để đáp ứng với yêu cầu của ngƣời học. Các em ở trong một môi trƣờng tốt không có những tai tệ nạn xã hội, chính quyền nhà trƣờng và gia đình quan tâm dạy dỗ các
em sẽ trở thành những học sinh ngoan có ý thức học tập kính trọng thầy cô đây cũng là một điều làm cho giáo viên thêm yêu nghề, tâm huyết với nghề hơn.
Ngƣợc lại nhà trƣờng nằm trong một khu vực có nền kinh tế thấp, nghèo đói hoặc nhiều tai tệ nạn xã hội sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. Dẫn đến học sinh thiếu đồ dùng học tập thiếu ý thức không chịu học do không có sự quan tâm của gia đình và xã hội hoặc các em phải lao động giúp gia đình những việc nặng nhọc điều đó làm cho giáo viên rất khó khăn. Sự hoàn thành đƣợc nội dung của bài giảng trên lớp đã là đạt yêu cầu nên họ không cần học hỏi phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn của mình dần dần làm mai một kiến thức và dẫn đến chất lƣợng đội ngũ giáo viên không đƣợc nâng cao. Đội ngũ giáo viên có lập trƣờng tƣ tƣởng không ổn định không yên tâm công tác mà luôn mong muốn chuyển về vùng kinh tế xã hội phát triển. Yếu tố kinh tế xã hội ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên điều này đƣợc các chính quyền quan tâm giúp đỡ. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng cần tuyên truyền cho ngƣời dân thấy đƣợc tác dụng của giáo dục đối với con em họ. Và điều quan trọng nhất là sự nỗ lực của nhà trƣờng các thành viên trong nhà trƣờng cố gắng vƣợt qua khó khăn lấy tình yêu thƣơng con trẻ để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình.
1.4.3. Nhóm nhân tố về phát triển khoa học - công nghệ, thị trường lao động việc làm
Từ khi nhà nƣớc có chính sách mở cửa nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới các nhà đầu tƣ từ các nền kinh tế lớn đã vào Việt Nam đầu tƣ. Họ đều áp dụng quy trình sản xuất hiện đại, xây dựng những nhà máy áp dụng công nghệ hiện đại nhất để sản xuất ra sản phẩm vì vậy nhu cầu cần lao động có trình độ học vấn tay nghề cao tăng đột biến làm cho nƣớc ta lâm vào tình trạng thiếu lao động có trình độ kĩ thuật, trong khi đó lực lƣợng lao động phổ thông không có tay nghề của nƣớc ta đang ở mức thừa. Vậy là hiện nay chúng ta không đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho các
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không tìm đƣợc lao động đáp ứng với yêu cầu công việc và không ít nhà đầu tƣ từ chuối đầu tƣ vào Việt Nam vì lí do này.
Theo thống kê và đánh giá của các cơ quan nghiên cứu về lao động, nguồn nhân lực nƣớc ta thấp về tính cạnh tranh so với các nƣớc trong khu vực.
Điều này muốn giải quyết đƣợc thì chính phủ phải có chính sách hành động cụ thể cho ngành giáo dục và đào tạo trong đó có cấp học THCS. Công việc giáo dục phải diễn ra thực chất bởi vì sự đòi hỏi của các nhà đầu tƣ là cần những lao động làm đƣợc việc tạo ra sản phẩm có giá trị, có lãi cho nhà sản xuất. Điều này Bộ giáo dục hiện nay đang có những bƣớc thay đổi đáng kể bằng những hành động cụ thể là nói không với tiêu cực trong thi cử, trong kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua, ngành giáo dục đã thành công tạo ra một bƣớc ngoặt lớn làm thay đổi quan niệm của ngƣời học, phụ huynh học sinh là cứ đi học thì lên lớp buộc họ phải học tập thật tốt thì mới có cơ hội học tiếp đƣợc và chúng ta tin rằng những năm tới chất lƣợng giáo dục sẽ đƣợc nâng lên. Điều này cũng tạo áp lực rất lớn đến đội ngũ giáo viên do đòi hỏi của học sinh, của phụ huynh học sinh và xã hội và yêu cầu của ngành giáo dục buộc ngƣời giáo viên phải có một trình độ sƣ phạm tốt thì mới cùng ngành giáo dục thực hiện đƣợc mục tiêu lớn lao này.
1.4.4. Nhóm các nhân tố bên trong của giáo dục trung học cơ sở
Cấu trúc mạng lƣới các loại hình đào tạo, các loại hình trƣờng, phƣơng thức tổ chức quá trình đào tạo, thời gian đào tạo, chất lƣợng đào tạo, hiệu quả trong và ngoài đào tạo. Nhóm này phản ánh khả năng phát triển của hệ thống GD&ĐT. Trong quy mô đào tạo, cấu trúc mạng lƣới trƣờng lớp, chất lƣợng đào tạo đội ngũ giáo viên là nhân tố có vai trò quan trọng. Nếu các loại hình trƣờng lớp đƣợc phát triển đa dạng, đƣợc bố trí hợp lý trên địa bàn lãnh thổ với đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, cơ cấu, đảm bảo chất lƣợng sẽ là điều kiện để