.Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện chư pưh, tỉnh gia lai (Trang 34 - 37)

1.3.3.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiệm vụ của giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu khơng có thầy giáo thì khơng có giáo dục, khơng có giáo dục, khơng có cán bộ thì cũng khơng nói gì đến kinh tế văn hố...” [20]. Giáo dục có mục tiêu cung cấp, trang bị kiến thức, kỹ năng cũng như rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống cho con người để hịa nhập với cộng đồng của mình. Có thể nói, mục tiêu giáo dục tương ứng với mỗi thời đại nhất định trong quá trình phát triển xã hội, bao gồm một hệ thống các yêu cầu xã hội cụ thể, các chuẩn mực của một hình mẫu nhân cách cần hình thành ở một người được giáo dục nhất định.

Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia không những là của những người làm công tác giáo dục mà nó cịn là của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể; của cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội. Chất lượng giáo dục có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước.

Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là cơ sở để nâng cao năng lực quản lý, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên ngày càng cao hơn, chất lượng giảng dạy có hiệu quả hơn, sản phẩm mà ngành giáo dục đem lại ngày càng có chất lượng và có ích cho xã hội nhiều hơn. Đồng thời, là cơ sở để nâng cao vai trị trách nhiệm của các cấp chính quyền, đồn thể, CMHS, ... trong việc quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường học, chăm sóc giáo dục học sinh nhằm thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng, Nhà nước ta.

Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhất để các trường tiểu học có hướng phấn đấu vươn lên đạt các điển hình tiên tiến, các trường cũng tự chủ được quá trình đi lên và dự đốn biết được khi

nào sẽ đạt được trường chuẩn.

1.3.3.2. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng và quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Hiện nay, cơ sở pháp lý hiện hành điều chỉnh việc xây dựng và quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia như sau:

- Luật Giáo dục số 34/2019/QH14.

- Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học.

- Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

- Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/09/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Trường tiểu học.

- Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học.

Những quy định trên là tiền đề cơ sở để các đơn vị quản lý giáo dục, các trường tiểu học xây dựng các nội dung công việc liên quan đến công tác xây dựng trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia.

1.3.3.3. Nội dung xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Xây dựng trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia là chủ trương lớn mang tính chiến lược của ngành giáo dục và đào tạo nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Xác định mục tiêu đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Hiện nay, đánh giá trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thực hiện theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ

trưởng Bộ GD&ĐT về ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học. Nội dung xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia được cụ thể hóa bằng những tiêu chuẩn, tiêu chí để cho các trường thực hiện. Nội dung cụ thể như sau:

Các tiêu chí của tiêu chuẩn tổ chức và quản lý nhà trường. Các nội dung thực hiện bao gồm: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường; Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác; Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng; Khối lớp và tổ chức lớp học; Quản lý hành chính, tài chính và tài sản; Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên; Quản lý các hoạt động giáo dục; Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học.

Các tiêu chí của tiêu chuẩn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh. Tiêu chuẩn này được đánh giá với các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Các tiêu chí của tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Tiêu chuẩn này quy định về các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. Nội dung cụ thể quy định về Khuôn viên, sân chơi, sân tập; phòng học; khối phòng phục vụ học tập và khối phịng hành chính - quản trị; khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước; thiết bị; thư viện.

Các tiêu chí của tiêu chuẩn quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tiêu chuẩn này liên quan đến các nội dung về Ban đại diện cha mẹ học sinh; công tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường

Các tiêu chí của tiêu chuẩn hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục. Tiêu chuẩn này liên quan đến việc thực hiện và đánh giá hoạt động dạy và học. Nội dung cụ thể bao gồm kế hoạch giáo dục của nhà trường; thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học; thực hiện các hoạt động giáo dục khác; công tác phổ cập giáo dục tiểu học; kết quả giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện chư pưh, tỉnh gia lai (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)