3.1 .Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.4 .Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các tổ chức trong nhà trường. Các biện pháp đề xuất xây dựng trường chuẩn quốc gia phải phù hợp với điều kiện đa số các trường tiểu học trong huyện, thực tiễn giáo dục của địa phương và của ngành, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường tạo nên một khối thống nhất để thực hiện có hiệu quả các tiêu chuẩn và yêu cầu của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
3.2. Các biện pháp quản lý công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai
3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức của CBQL giáo dục, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh về sự cần thiết xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
* Mục tiêu
Nhận thức được xem là khâu đầu tiên và yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành cơng hay thất bại của hoạt động bởi vì nhận thức đúng
sẽ dẫn đến thống nhất về tư tưởng và đi đến hành động đúng. Đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên trong nhà trường là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia nên cần nâng cao nhận thức của họ về vấn đề này. Biện pháp đưa ra nhằm tuyên truyền, vận động để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và CMHS nhận thức đúng, đủ về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia của Đảng, của Nhà nước và của Ngành, từ đó tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong việc thực hiện các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia.
* Nội dung
CBQL giáo dục huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai cần tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chiến lược phát triển giáo dục 2021-2030 của Chính phủ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Việc giáo dục truyên truyền giúp CBQL, giáo viên, nhân viên, CMHS, lãnh đạo Đảng, chính quyền, các đồn thể xã hội và toàn thể nhân dân địa phương nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là tạo ra điều kiện và môi trường tốt nhất để học sinh học tập tốt hơn, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội.
Ngồi ra, Thơng tư số 17/2018/TT-BGDĐT về việc ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học là cơ sở để các cơ quan giáo dục và trường tiểu học lập kế hoạch và thực hiện viên xây dựng và đánh giá trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, đây là văn bản mới và có nhiều thay đổi so với các quy định xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đã thực hiện trước đây. Hệ thống các tiêu chuẩn và tiêu chí được đưa ra mới và phức tạp hơn. Do đó, CBQL, giáo viên và nhân viên cần có những hiểu biết và nhận thức đúng đắn về hệ thống các tiêu chuẩn và tiêu chí xây dựng trường chuẩn quốc giá. Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, các đối tượng liên quan sẽ hiểu rõ về trách nhiệm của mình trong cơng cuộc nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện đúng các tiêu chuẩn đã đưa ra.
* Cách thực hiện
Hình thức tuyên truyền, phổ biến về xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cần được đa dạng hoá nhằm nâng cao hiệu quả, lôi cuốn được nhiều người tham gia. Muốn việc tuyên truyền có hiệu quả, cần phải đa dạng hóa các hình thức tun truyền trực tiếp bằng lời hay gián tiếp hay bằng văn bản và thực hiện như sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của lãnh đạo, chính quyền, các đồn thể xã hội và CMHS:
Phòng GD&ĐT tổ chức các hoạt động tuyên truyền với các ngành, các cấp chính quyền địa phương về đường lối đổi mới cơng tác giáo dục của Đảng, chiến lược phát triển GD&ĐT trong tình hình mới của Chính phủ, của Bộ GD&ĐT theo quyết định xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và của địa phương nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển sự nghiệp GD&ĐT nói chung và xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong tình hình mới.
Nhà trường cần báo cáo với lãnh đạo địa phương về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền địa phương đưa vấn đề xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia vào nghị quyết, chương trình hành động của địa phương.
Nhà trường tuyên truyền trực tiếp, cung cấp thông tin trong các cuộc họp của nhà trường, hội đồng sư phạm, ban đại diện CMHS, các cuộc họp của các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để truyền đạt đến mọi người vai trò, ý nghĩa, tác dụng của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, nội dung, yêu cầu của 5 tiêu chuẩn, kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của nhà trường. Giới thiệu cho CMHS biết những trường đã đạt chuẩn trên địa bàn thành phố đã đem lại những lợi ích thiết thực cho việc giáo dục toàn diện học sinh. Tạo điều kiện cho thành viên của hội cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động của nhà trường. Ban giám hiệu cần tham mưu cụ thể, các dự toán thu chi của hội cha mẹ học sinh và những đóng góp khác của cha mẹ học sinh xây dựng trường đạt chuẩn.
Thứ hai, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về tiêu chuẩn, tiêu chí xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia:
Nhà trường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên tiểu học thông qua các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, tự nghiên cứu học tập, hội thảo, tham quan học tập để nắm được các nội dung về giáo dục tiểu học.
Nhà trường khuyến khích CBQL, giáo viên và nhân viên tham gia học tập các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề do trường, phòng GD&ĐT tổ chức nhằm thực hiện tốt đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng cao.
Thứ ba, nâng cao nhận thức của học sinh các trường tiểu học về công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia:
Hiệu trưởng các trường chủ động phối hợp với hội đồng Đội, liên Đội thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập và tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức như phong trào trồng cây tạo cảnh quan sư phạm trường học xanh- sạch- đẹp.
CBQL, giáo viên và nhân viên cần giáo dục học sinh về tinh thần thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập, bảo quản tốt tài sản, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Phấn đấu đạt được các tiêu chuẩn. Việc giáo dục giúp các em nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc hồn thành các tiêu chí liên quan đấn bản thân các em.
3.2.2. Nhóm biện pháp thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT trong việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
3.2.2.1. Lập kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
* Mục tiêu
Lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nhằm định hướng cho sự phát triển của nhà trường ở một giai đoạn cụ thể trong tương lai, là mục tiêu để các tổ chức và cá nhân trong nhà trường cần hướng đến, làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức các hoạt động xây dựng nhà trường, huy động các nguồn lực bên
trong và bên ngồi nhà trường. Lập kế hoạch cịn nhằm để ứng phó với sự bất định và sự thay đổi, tập trung sự chú ý vào các mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia, tạo khả năng đạt các mục tiêu một cách hiệu quả nhất, giúp cho hiệu trưởng nhà trường có khả năng kiểm sốt q trình tiến hành các hoạt động xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Xây dựng kế hoạch để phối hợp các hoạt động của các bộ phận có liên quan trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Kế hoạch sẽ tập trung vào thực hiện các mục tiêu của nhà trường và để khẳng định sự phát triển của nhà trường trong tương lai ở một thời điểm nào đó. Dựa trên kế hoạch đã xây dựng, các nhà quản lý giáo dục kiểm tra, đánh giá việc thực hiện xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của các cá nhân và tổ chức.
* Nội dung
Các đơn vị giáo dục lập kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và kiểm tra công tác xây dựng nhà trường theo các tiêu chuẩn quy định của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Lồng ghép kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia vào kế hoạch năm học và kế hoạch dài hạn của nhà trường. Việc đưa kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia vào kế hoạch năm học, kế hoạch dài hạn của nhà trường là việc làm mang tính lồng ghép, cụ thể hóa mục tiêu phấn đấu một cách tổng thể, bao quát hơn. Có như vậy, mục tiêu phấn đấu xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mới trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả mọi hoạt động của nhà trường.
* Cách thực hiện
Kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia sau khi được xây dựng cần gửi cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức ban ngành, đoàn thể, các bộ phận trong trường, hội CMHS, … nhằm làm cho các bên đều hiểu, nhà trường tranh thủ được sự ủng hộ và có sự thống nhất trong hành động.
trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Kiểm tra, thanh tra là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản lý, lãnh đạo. Nếu không thực hiện kiểm tra hoặc kiểm tra hình thức, khơng có sự đổi mới cho phù hợp với thực tiễn trong từng giai đoạn, từng nội dung cơng việc thì coi như khơng có quản lý. Kiểm tra, thanh tra thực chất là thu thập thơng tin phản hồi từ phía đối tượng quản lý để biết kết quả hoạt động của bộ máy, kịp thời điều chỉnh các sai lệch, làm cho sự hoạt động đạt hiệu quả, đạt được mục đích đã đề ra. Bên cạnh đó, kiểm tra cịn có chức năng khuyến khích, động viên người làm tốt, ngăn chặn những sai sót có thể xảy ra làm cho bộ máy hoạt động tốt hơn.
3.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn
quốc gia
* Mục tiêu
Chức năng tổ chức trong quản lý là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận phù hợp với mục tiêu tổ chức. Ngồi ra, cịn phải chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của bộ phận, tổ chức đoàn thể, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang dọc và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ, người vận hành các bộ phận của tổ chức.
Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là công việc phức tạp, tốn nhiều thời gian, cơng sức; đồng thời cần có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp và trách nhiệm của tập thể, do đó địi hỏi sự phối hợp, hợp tác cao của các tổ chức đoàn thể, của CBQL, giáo viên và nhân viên trong trường và sự phân cơng, phân nhiệm hợp lý, có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong quá trình quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia như kế hoạch đề ra.
* Nội dung
Ban chỉ đạo là hạt nhân trong các hoạt động và nhân tố quan trọng góp phần rất lớn sự thành cơng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia các cấp gồm: Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cấp huyện, Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của Phòng GD&ĐT huyện, Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cấp xã,
thị trấn, Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cấp trường. Trong đó, Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của Phòng GD&ĐT huyện gồm lãnh đạo và chuyên viên các bộ phận có trách nhiệm liên quan đến 5 tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia.
Ban chỉ đạo ban hành quyết định phân công công việc cụ thể cho từng thành viên, chú ý năng lực và nhiệm vụ phù hợp để theo dõi tham mưu giúp lãnh đạo rà soát thực hiện kế hoạch phù hợp từng trường. Cụ thể: Phân công bộ phận tổ chức cán bộ phụ trách theo dõi, xây dựng tiêu chuẩn 1 - Tổ chức và quản lý nhà trường và tiêu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; bộ phận chuyên môn cấp học đảm nhận tiêu chuẩn 5 - Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục; bộ phận kế hoạch, tài chính phụ trách theo dõi tiêu chuẩn 3 - Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; tổ chức Cơng đồn theo dõi, xây dựng tiêu chuẩn 4 - Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Các tổ, bộ phận và các thành viên trong Ban chỉ đạo có trách nhiệm quan hệ phối hợp với nhau trong cơng việc để hồn thành nhiệm vụ được giao.
Hoạt động của Ban chỉ đạo cần có các biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, biết tận dụng những cơ hội thuận lợi của địa phương, của ngành và đơn vị, tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nhà trường, của cha mẹ trẻ để hồn thiện các tiêu chí của từng tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia.
*Cách thực hiện
Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của Phòng GD&ĐT và Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của các trường tiểu học.
Trưởng ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên của Ban chỉ đạo, tổ chức hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành. Phân công từng thành viên phụ trách từng tiêu chí trong 5 tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia phù hợp với vai trị, vị trí và cơng việc đang đảm nhiệm. Trong đó chú trọng đến mối quan hệ
phối hợp giữa các bộ phận, thành viên trong Ban chỉ đạo để tổ chức các hoạt động có hiệu quả.
Tiến hành họp Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch và đề ra những công việc liên quan đến nội dung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia như: Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức; công tác bồi dưỡng CBQL, GV, NV; công tác đầu tư CSVC, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi trường học; cơng tác nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; cơng tác xã hội hóa giáo dục… Từ đó, giao nhiệm vụ phù hợp theo lĩnh vực phụ trách của từng thành viên trong Ban chỉ đạo.
3.2.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
*Mục tiêu
Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp có tổ chức, người cán bộ lãnh đạo phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là quá trình theo dõi liên tục nhiều năm, chỉ đạo kiên quyết 5 tiêu chuẩn theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT. Tiêu chuẩn 1 (Tổ chức và quản lý nhà trường), tiêu chuẩn 2 (Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh), tiêu chuẩn 5 (Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục), là những tiêu chuẩn mà nội lực nhà trường phải có trách nhiệm nỗ lực phấn đấu xây dựng và từng bước hoàn thiện. Tiêu chuẩn 3 (Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học), tiêu chuẩn 4 (Quan hệ