2.2.3.1. Tổng quan về giáo dục – đào tạo huyện Chư Pưh
Giáo dục – đào tạo có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của huyện Chư Pưh. Đây là xã vùng sâu, vùng xa nên các điều kiện về đầu tư cho phát triển giáo dục cịng nhiều khó khăn. Các cấp chính quyền, đồn thể của địa phương rất quan tâm đến công tác giáo dục phổ thông, phổ cập giáo dục. Hệ thống các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Hệ thống trường Mầm non, Tiểu học và THCS huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai
TT Bậc học Tổng số Công lập Tư thục
1 Mầm non 11 9 2
2 Tiểu học 12 12 0
3 Tiểu học và Trung học cơ sở 2 2 0
4 Trung học cơ sở 8 8 0
(Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo chuyện Chư Pưh)
Kết quả phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học và THCS như sau:
Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 05 tuổi: Có 9/9 Xã, đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi, đạt 100%.
Phổ cập giáo dục tiểu học: Có 9./9 xã, đạt chuẩn mức độ 3. Phổ cập giáo dục THCS: Có 9/9 Xã, đạt chuẩn mức độ 3. Xóa mù chữ: Có 9/9 xã, đạt chuẩn mức độ 2.
2.2.3.2. Thực trạng giáo dục tiểu học huyện Chư Pưh
xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Cho nên, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo chuẩn nghề nghiệp được huyện quan tâm. Kết quả xếp loại giáo giáo viên được thể hiện quan bảng 2.3.
Kết quả bảng 2.3 cho thấy các giáo viên được đào tạo tốt về chuyên môn nghiệp vụ. Tỷ lệ giáo viên xếp loại chuẩn giáo viên từ loại khá trở lên cao.
Bảng 2.3. Kết quả xếp loại theo chuẩn cán bộ, giáo viên tiểu học
Năm học Tổng số GV Xếp loại Xuất sắc Khá Trung bình Kém SL % SL % SL % SL % 2016-2017 330 220 66,66 110 33,34 0 0 0 0 2017-2018 359 279 77,71 80 22,29 0 0 0 0 2018-2019 354 286 80,79 68 19,21 0 0 0 0 2019-2020 367 277 75,47 90 24,53 0 0 0 0 2020-2021 380 300 78,94 80 21,06 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo chuyện Chư Pưh)
Bảng 2.4. Tổng hợp về cơ cấu chun mơn của cán bộ GV tính đến năm học 2020 – 2021
STT Môn học Đội ngũ GV Số lượng Nam % Nữ % 1 Văn hóa 310 120 38.71 190 61.29 2 Âm nhạc 14 4 28.57 10 71.429 3 Tiếng Anh 14 3 21.43 11 78.571 4 Thể dục 14 12 85.71 2 14.286 5 Mĩ thuật 14 4 28.57 10 71.429 6 Tin học 14 5 35.71 9 64.286 Tổng 380 148 100 232 100
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Chư Pưh)
Đội ngũ giáo viên tiểu học đảm bảo các môn học theo quy định tại các trường tiểu học. Ngồi các mơn về văn hóa, các mơn giảng dạy tại các trường
tiểu học gồm Âm nhạc, tiếng Anh, Thể dục, Mĩ thuật, Tin học. Kết quả giáo viên giảng dạy các môn học thể hiện qua bảng 2.4. Theo kết quả này, 14 giáo viên giảng dạy Tin học dành cho các lớp 3,4 và 5 tại 14 trường tiểu học. Số lượng giáo viên tiếng Anh với 14 người giảng dạy tại 14 trường tiểu học.
Trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai thể hiện bảng 2.5. Trình độ đào tạo là một trong những nhân tố tác động đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và thể hiện thơng qua bằng cấp. Theo quy định, trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học là Trung học sư phạm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ lệ giáo viên có bằng từ cao đẳng trở lên giảng dạy tiểu học chiếm tỷ lệ cao trên 70% tổng số giáo viên tiểu học.
Bảng 2.5. Trình độ đào tạo từ năm học 2018 – 2019 đến năm học 2020-2021
Trình độ Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 SL % SL % SL % Đại học 250 70,62 277 75,47 300 78,94 Cao đẳng 54 15,26 40 10,89 32 8,42 Trung cấp 50 14,12 50 13,64 48 12,64
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Phịng GD&ĐT huyện Chư Pưh)
2.3. Thực trạng cơng tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai
2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quôc gia là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển giáo dục của huyện và đã trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị được cụ thể hóa trong các văn bản chỉ đạo của các cấp. Nhận thức về công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo sự đồng thuận, chia sẻ và hỗ trợc cùng với ngành Giáo dục để kết quả xây dựng trường chuẩn ngày càng được cao hơn. Đồng thời tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong lãnh đạo của địa phương và nhân dân có nhận thức đúng về việc xây dựng trường chuẩn quốc gia là một yêu cầu cần
thiết, tất yếu để nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức của CBQL, giáo viên và nhân viên về tầm quan trọng của công tác xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia thể hiện bảng 2.6.
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, giáo viên và nhân viên về tầm quan trọng của công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
STT Mức độ cần thiết Số lượng Phần trăm (%)
1 Rất quan trọng 87 69.6
2 Quan trọng 38 30.4
3 Bình thường 0 0
4 Khơng quan trọng 0 0
Kết quả khảo sát cho thấy, 69.6% CBQL, giáo viên và nhân viên đã nhận định việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn là rất quan trọng và 30.4% đã nhận định quan trọng. Thông qua phiếu điều tra, chúng ta đã thấy rõ, công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng, là tư tưởng chiến lược, là con đường để phát triển giáo dục nhằm phục vụ thiết thực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của tỉnh nhà nói chung. Các ý kiến đều cho rằng, việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện của nhà trường và tạo ra mơi trường giảng dạy và học tập tốt hơn, góp phần. phát triển nhanh và bền vững của sự nghiệp giáo dục huyện Chư Pưh nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.
2.3.2. Thực trạng công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Chư Pưh, tỉnh GiaLai
2.3.2.1. Thực trạng quá trình triển khai xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sự phối hợp của các cấp, các ban, ngành đoàn thể, các địa phương, ngành Giáo dục và Đào tạo đã đạt được nhiều kết quả trong công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Trên cơ sở các Nghị quyết, kế hoạch của Huyện ủy, UBND huyện và của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đã tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
Phòng GD&ĐT đã triển khai quy chế, các văn bản hướng dẫn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đến các trường tiểu học. Đồng thời, ban hành quy trình kiểm tra, cơng nhận trường chuẩn một cách cụ thể để các đơn vị căn cứ thực hiện. Nội dung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã được cấp ủy Đảng và HĐND đưa vào là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025.
Công tác xây dựng và phát triển trường đạt chuẩn quốc gia đã được ngành GD&ĐT đưa vào là một trong những tiêu chí để đánh giá, xem xét thi đua của các đơn vị. Bên cạnh đó, cơng tác xây dựng cơ bản trường học trong giai đoạn vừa qua đã kết hợp chặt chẽ việc xây dựng cơ bản các trường học phù hợp với quy định về trường đạt chuẩn quốc gia (tiêu chuẩn quy định về cơ sở vật chất) theo từng bậc học học đối với các trường được xây dựng sau khi có quy chế về trường chuẩn quốc gia, cũng như kết hợp tốt mục tiêu kiên cố hóa trường lớp với chuẩn quốc gia.
Kết quả xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện thể hiện qua bảng 2.7.
Qua đó, đến cuối năng 2020, tồn huyện Chư Pưh có 6 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở mức độ 1, chưa có trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Bên cạnh đó, tồn huyện vẫn cịn 6 trường tiểu học đang phấn đấu hoàn thành chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2021 – 2025.
Bảng 2.7. Kết quả các trường tiểu học trên địa bàn huyện Chư Pưh đạt chuẩn quốc gia và chưa đạt chuẩn quốc gia
Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
mức độ 1
Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
mức độ 2
Trường tiểu học chưa đạt chuẩn quốc gia
Nguyễn Văn Cừ 0 Nguyễn Thị Minh Khai
Phan Chu Trinh 0 Kim Đồng
Đinh Tiên Hoàng 0 Nguyễn Văn Trỗi
Nguyễn Viết Xuân 0 Hùng Vương
Trần Quốc Toản 0 Lê Văn Tám
Anh Hùng Núp 0 Nguyễn Tất Thành
2.3.2.2. Thực trạng quán trình triển khai xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo các tiêu chuẩn trường đạt chuần quốc gia
* Tiêu chuẩn 1: Tổ chức quản lý nhà trường
Tổ chức và quản lý nhà trường được quy định với 10 tiêu chí thực hiện. Kết quả thực tiêu chuẩn 1 thể hiện qua bảng 2.8 và bảng 2.9.
Về mạng lưới trường, lớp, học sinh cấp tiểu học:
Kết quả khảo sát bảng 2.8 ta thấy, việc sắp xếp bố trí tỉ lệ học sinh/lớp của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Chư Pưh đảm bảo đúng theo quy định chuẩn, trường có số học sinh/lớp cao nhất là trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai với tỷ lệ 31.52 học sinh/lớp. Trường có số học sinh/lớp thấp nhất là trường tiểu học Nguyễn Tất Thànhvới tỷ lệ 24.17 học sinh/lớp. Nhìn chung, việc bố trí tỷ lệ học sinh/lớp đảm bảo đạt theo chuẩn quy định là không quá 35 học sinh/lớp.
Bảng 2.8. Mạng lưới trường, lớp, học sinh cấp tiểu học
Tên Trường Số lớp Số học
sinh
Tỷ lệ học sinh/lớp
Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai 27 851 31.52 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi 30 819 27.30 Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành 18 435 24.17
Trường Tiểu học Hùng Vương 19 498 26.21
Trường Tiểu học Lê Văn Tám 23 642 27.91
Trường Tiểu học Kim Đồng 34 907 26.68
Tổ chuyên môn:
Kết quả bảng 2.9 cho thấy, trong tổng số 6 trường đều có đầy đủ các tổ chuyên môn theo quy định, hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ nhà trường. Các tổ đã lập kế hoạch, tổ chức báo cáo các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và đã triển khai đủ số lượng chuyên đề trên năm học có hiệu quả, 100% các tổ chun mơn đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên đảm bảo đạt quy định của Bộ GD&ĐT, tổ chức sinh hoạt tổ có chất lượng.
Tổ văn phòng:
Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.9 thì hiện nay có 3/6 trường tiểu học thiếu nhân viên thư viện và nhân viên y tế theo quy định (chiếm tỷ lệ 50 %). Nhìn chung, tổ văn phịng của các trường thực hiện tốt chức năng quản lý hệ thống hồ sơ sổ sách đúng quy định theo Điều lệ nhà trường, sắp xếp khoa học. Tuy nhiên, hoạt động công tác y tế trường học của một số trường mang lại hiệu quả chưa cao.
Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 1
Nội dung tiêu chuẩn 1
Số trường đạt Số trường chưa đạt
SL % SL %
1. Lớp học
a. Có đủ các khối lớp 6/6 100 0 0
b. Mỗi lớp không quá 35 học sinh 6/6 100 0 0
2. Tổ chuyên môn 6/6 100 0 0
a. Tổ chức và hoạt động theo đúng Điều lệ 6/6 100 0 0
b. Giải quyết hai chun đề chun mơn có tác dụng/năm.
6/6 100 0 0
c. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và cả tổ
6/6 100 0 0
3. Tổ văn phòng 6/6 100 0 0
a. Đủ số người 3/6 50 3/6 50
b. Quản lý hệ thống hồ sơ sổ sách của nhà trường theo đúng quy định
6/6 100 0 0
4. Hội đồng trường và hội đồng khác 6/6 100 0 0
a. Có đủ các hội đồng 6/6 100 0 0
b. Hoạt động có hiệu quả 5/6 83.3 1/6 16.7
5. Tổ chức Đảng và các đoàn thể 6/6 100 0 0
a. Tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh 6/6 100 0 0
b. Các đoàn thể vững mạnh 6/6 100 0 0
Tổng hợp chung tiêu chuẩn 1 4/6
Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường:
Theo kết quả khảo sát bảng 2.9, 100% các trường tiểu học trong huyện đều có Hội đồng trường, Hội đồng tư vấn, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và Hội đồng kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệ nhà trường. Hầu hết Hội đồng trường và các hội đồng khác thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định,
hoạt động có kế hoạch, đạt hiệu quả góp phần xây dựng tính kỷ luật, kỷ cương của nhà trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục. Nhưng qua thực tế khảo sát cũng còn 01/6 trường (chiếm tỷ lệ 16.7%) Hội đồng trường và các hội đồng khác hoạt động chưa đạt hiệu quả, chưa thực hiện hết chức năng và nhiệm vụ theo Điều lệ nhà trường.
Tổ chức Đảng và các đoàn thể nhà trường:
Tất cả 6/6 trường đều có đầy đủ tổ chức Đảng và các đoàn thể. Chi bộ, Cơng đồn, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đều tổ chức hoạt động khá tốt, có 6/6 chi bộ trường xếp loại trong sạch vững mạnh, 100% Cơng đồn cơ sở và Đoàn thanh niên các trường được xếp loại vững mạnh và 6/6 Liên đội xếp loại vững mạnh.
Từ bảng 2.9 cho thấy: Có 3/6 trường tiểu học đạt tiêu chuẩn 1 chiếm tỷ lệ 50% và có 3/6 (tỷ lệ 50%) trường chưa đạt tiêu chuẩn 1 (Trường tiểu học Kim Đồng, Trường tiểu học Nguyễn Tất Thành, Trường tiểu học Hùng Vương).
Nguyên nhân chủ yếu là do Tổ văn phịng khơng đủ số người theo quy định, kết quả và chất lượng hoạt động của cơng tác y tế trường học cịn thấp, trang thiết bị phục vụ cho công tác y tế trường học chưa đáp ứng yêu cầu, hoạt động của hội đồng trường và một số hội đồng khác chưa tốt, một số đoàn thể và tổ chức Đảng chưa mạnh, chưa đóng góp tích cực trong việc xây dựng nhà trường.
* Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên có vai trị quan trọng trong việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ CBQL và nhà giáo cần đảm bảo về số lượng và chất lượng, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Kết quả khảo sát tiêu chuẩn CBQL, giáo viên và nhân viên được thể hiện trong bảng 2.10, bảng 2.11 và bảng 2.12.
Bảng 2.10. Tổng hợp trình độ CBQL và giáo viên các trường tiểu học
Tên trường Tổng số
CBQL
SL Trên chuẩn
SL %
Nguyễn Thị Minh Khai 33 3 3 100
Nguyễn Văn Trỗi 34 4 4 100
Nguyễn Tất Thành 24 3 3 100
Hùng Vương 31 3 3 100
Văn Tám 28 2 2 100
Kim Đồng 39 4 4 100
Tổng cộng 189 19 19 19
Kết quả khảo sát bảng 2.10 ta thấy, trình độ đào tạo của CBQL các trường tiểu học trên địa bàn huyện đều đạt chuẩn 100%, các trường đều có đủ CBQL theo quy định. Như vậy, với số lượng và trình độ đào tạo cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản lý giáo dục đối với cấp học. Tuy nhiên, việc tự học để nâng cao trình độ trên chuẩn (như trình độ thạc sĩ) thì hiện chưa có CBQL nào tham gia theo học chương trình cao học, chứng tỏ rằng Phịng GD&ĐT chưa