.Các lực lượng xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện chư pưh, tỉnh gia lai (Trang 37 - 40)

1.4 .Quản lý công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

1.4.1 .Các lực lượng xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

1.4.1.1. Phòng Giáo dục và Đào tạo

Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, giúp UBND huyện quản lý về lĩnh vực GD&ĐT trên địa bàn huyện, chỉ đạo các trường học trực thuộc về công tác chuyên môn như khảo thí, kiểm định chất lượng, chỉ đạo việc dạy và học, phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, … Trong đó, nhiệm vụ chỉ đạo công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia rất được quan tâm. Phòng GD&ĐT tham mưu UBND huyện tuyển dụng giáo viên, nhân viên, đầu tư kinh phí, xây dựng CSVC cho các trường, lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo từng giai đoạn, có quy hoạch cụ thể những trường có thể đạt chuẩn trong thời gian gần, những trường cận chuẩn và những trường phải đầu tư lâu dài, để từ đó có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ và việc đầu tư kinh phí có tập trung, có trọng điểm. Bên cạnh đó, đơn vị này cịn đơn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các trường học hoàn thành các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia, đồng thời xem xét, xác nhận hồ sơ tự kiểm tra về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia của các trường, trình UBND cấp huyện cho ý kiến và nộp hồ sơ về Sở GD&ĐT để trình UBND tỉnh kiểm tra, cơng nhận.

1.4.1.2. Hiệu trưởng trường tiểu học

Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 11 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT- BGDĐT, cụ thể như sau:

Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp giáo viên; tổ chức các bước giới thiệu nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng.

Quản lý, tiếp nhận học sinh, cho phép học sinh chuyển trường; quyết định kỉ luật, khen thưởng học sinh; phê duyệt kết quả đánh giá học sinh, danh sách học sinh lên lớp, lưu ban; tổ chức kiểm tra công nhận việc hồn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.

Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sách giáo khoa, nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện quản lý, sử dụng và lựa chọn các xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy theo quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng.

Quản lý hành chính; quản lý và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường theo quy định.

Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng xã hội.

Xây dựng mơi trường học đường an tồn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo quy định của Pháp luật.

Được hưởng chế độ phụ cấp đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Như vậy, hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đối với trường công lập hoặc công nhận làm hiệu trưởng đối với trường tư thục phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và đảm bảo các yêu cầu: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp tiểu học; đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế

- xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp tiểu học. Để thực hiện có hiệu quả việc quản lý công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia theo 5 tiêu chuẩn quy định, thì địi hỏi hiệu trưởng cần phải chỉ đạo tích cực phát huy tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; không trông chờ, ỷ lại; quyết tâm phấn đấu đạt từng tiêu chuẩn theo thời gian đề ra.

1.4.1.3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh là nhân tố quyết định đến hoạt động xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Đây là lực lượng trực tiếp thực hiện các chủ trương, kế hoạch để đạt được các tiêu chuẩn, tiêu chí của một trường đạt chuẩn. Cán bộ quản lý nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ trên chuẩn, có năng lực, tận tụy, hết lịng với cơng việc, có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy và giúp đỡ tận tình cho giáo viên khi gặp khó khăn. Số lượng giáo viên, nhân viên của trường đảm bảo yêu cầu quy định và được đào tạo chuyên môn phù hợp với công tác được giao. Mối đoàn kết nội bộ trong nhà trường được đẩy mạnh và phát triển không ngừng. Tập thể Cán bộ - giáo viên - nhân viên trong trường nêu cao tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau những khó khăn trong cơng tác cũng như trong cuộc sống, điều đó thúc đẩy hoạt động giáo dục của nhà trường ngày càng vững mạnh.

Học sinh có vai trị trung tâm trọng mọi hoạt động tại trường tiểu học. Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh thể hiện chất lượng của việc giáo dục tại

trường tiểu học. Do vậy, việc đánh giá trường đạt chuẩn quốc gia gắn liền với việc đánh giá các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đến học sinh. Kết quả học tập của học sinh thể hiện hiệu quả trong việc đầu tư cơ sở vật chất và TBDH của các trường tiều học và các chính sách giáo dục trường tiểu học.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện chư pưh, tỉnh gia lai (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)