.Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện chư pưh, tỉnh gia lai (Trang 56 - 58)

2.2.2.1. Về kinh tế

Huyện có nền kinh tế phát triển khá, chuyển dịch cơ cấu hợp lý theo điều kiện của huyện. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 5 năm là 12,88%. Tổng giá trị sản xuất đạt 3.608,3 tỷ đồng; giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng.

Phát triển cơng nghiệp: Chủ động, tích cực phối hợp với các ngành của tỉnh để kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp huyện, các dự án năng lượng tái tạo như điện gió… để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện; tạo mơi trường thuận lợi, cải cách thủ tục hành chính cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn; tiếp tục đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông nông thôn; phát triển mạng lưới điện quốc gia, hệ thống điện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Làm tốt công tác quy hoạch, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, đảm bảo tiến độ, khối lượng, chất lượng trong hoạt động đầu tư, xây dựng. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn; chú trọng đầu tư có trọng điểm, ưu tiên đầu tư cho các vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch với những mặt hàng chủ yếu từ cây ăn trái, hồ tiêu, cà phê, chanh dây,... để phần lớn nơng sản hàng hóa sau thu hoạch của nông dân được qua sơ chế, chế biến có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường, phù hợp với việc phát triển đồng bộ của các thành phần kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Phát triển nông nghiệp: Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

phù hợp với thế mạnh, điều kiện từng vùng, từng địa phương gắn với xây dựng, phát triển Nông hội, Hợp tác xã, vận động thành lập, xây dựng và phát triển một số hợp tác xã kiểu mới; thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cao phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản; nâng cao tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi theo hướng tập trung trang trại; kêu gọi, thu hút nhà đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao; đảm bảo an tồn thực phẩm, tăng giá trị hàng hóa; xây dựng, phát triển nhãn hiệu, thương hiệu hàng nông sản, cây ăn trái để nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn theo nhu cầu thị trường; phát triển các ngành nghề, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho lao động và có định hướng từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang lao động dịch vụ.

Tập trung chỉ đạo sản xuất nơng nghiệp đạt trên các tiêu chí về diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng, nâng cao hiệu quả giá trị trên một đơn vị diện tích; chú trọng cơng tác phịng, chống dịch bệnh gây hại trên các loại cây trồng; tập trung công tác vận động thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, hợp tác xã kiểu mới, xây dựng và phát triển các mơ hình “Nơng hội”; nâng cao năng lực hoạt động của các Hợp tác xã, vận động thành lập, xây dựng và phát triển một số hợp tác xã mới; đồng thời, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nơng sản, phát triển

các mơ hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tiêu thụ sản phẩm; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và chế biến lâm sản rừng trồng.

Xây dựng kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư phát triển mạnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các xã đặc biệt khó khăn, ưu tiên phát triển hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Bố trí nguồn lực đầu tư cho hạ tầng nông thôn để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng các tiêu chí nơng thơn mới để đến năm 2025 huyện Chư Pưh trở thành huyện nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện chư pưh, tỉnh gia lai (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)