làm bánh xe có xu hướng bị nghiêng. Góc Caster được đặt cho các bánh xe dẫn hướng để ổn định về trạng thái trung gian đi thẳng của xe và trả lái sau khi chuyển hướng.
góc nghiêng ngang Trụ đứng (kingpin angle) (kingpin angle)
Góc nghiêng ngang trụ đứng là góc hợp bởi
đường tâm trụ đứng của bánh xe và phương thẳng đứng theo mặt phẳng cắt ngang. Góc này thường có giá trị từ 20 - 160.
Góc này sẽ đóng vai trị giúp bánh xe dẫn hướng có khả năng tự quay trở về vị trí đi thẳng sau khi quay vịng (tự trả lái). Điều này có được là nhờ momen phản lực (momen cản quay vòng) tác động từ mặt đường lên bánh xe.
Vì sao phải căn chỉnh “góc đặT bánh xe”? bánh xe”?
Sau thời gian sử dụng, các liên kết của hệ thống treo, hệ thống lái bị mài mòn gây rơ, lắc khiến cho các góc đặt bánh xe khơng cịn chính xác làm mất ổn định lái, khơng có khả năng trả lái, mài mịn lốp khơng đều. Do đó, cần phải chỉnh lại các góc đặt bánh xe để khắc phục các hiện tượng nói trên.
Về mặt nguyên tắc, để xe hoạt động tối ưu thì trong mọi điều kiện làm việc thì bốn bánh phải tiếp xúc đều với nền đường. Điều này cho thấy ý nghĩa vô cùng quan trọng của các chi tiết của hệ thống treo, hệ thống lái để cùng với bánh xe khơng chỉ là nâng đỡ tồn bộ thân xe mà còn được thiết kế mang tính hình học tối ưu, tạo cho chiếc xe đó có tính năng vận hành tốt với các tiêu chí:
- Khả năng bám đường tốt nhất. - Tạo cảm giác lái êm dịu nhất.
- Đảm bảo độ bền nhất cho các chi tiết cơ khí (giàn rơ-tuyn, cao su, bi moay-ơ).
- Các lốp xe mòn đều và tốc độ mài mịn thấp. Trong thực tế sử dụng ơ tơ chúng ta thấy có những xe lái rất nhẹ nhàng, chắc chắn, linh hoạt, chính xác, dễ điều khiển, lái lâu khơng bị mệt, và có những xe thì cảm giác lái rất “cứng” hoặc rất “nhão”, hoặc phải tốn rất nhiều công sức để điều khiển xe đi đúng hướng.
Vì sao lại có hiện tượng như vậy? Chưa nói đến sự khác nhau về cơng suất động cơ, bộ truyền động, lý do có sự khác nhau như vậy là vì các xe đó được thiết kế với các góc đặt bánh xe khác nhau phụ thuộc vào việc bố trí, độ cứng của các chi tiết trên hệ thống treo, hệ thống lái và phù hợp với các yêu cầu thiết
kế. Tuy nhiên các mục tiêu này lại mâu thuẫn với nhau: xe chạy êm dịu, vào cua nhẹ nhàng thì lại khó vượt được chướng ngại vật và ngược lại. Chính vì vậy nên trong quá trình sử dụng và sửa chữa chúng ta phải tơn trọng các thiết kế đó bằng cách thường xun và định kỳ phải kiểm tra và hiệu chỉnh đưa các góc đặt bánh xe về đúng với thiết kế của nhà sản xuất.
Trước đây, khi đi vào xưởng sửa chữa thợ kỹ thuật thường chỉnh các góc đặt bánh xe (chủ yếu là độ chụm và góc camber) bằng kinh nghiệm, do đó khơng đạt được độ chính xác cao. Hiện nay, với sự trợ giúp của khoa học máy tính như phần mềm chuyên dùng và bộ vi xử lý, cũng như kỹ thuật quét camera không gian 3 chiều, người ta đã chế tạo được các bộ máy thay thế con người có thể trong một thời gian ngắn tự động đo kiểm tra và hiệu chỉnh các góc đặt bánh xe một cách chính xác và thuận tiện ngay cả các góc ẩn và góc trìu tượng mà bằng mắt người, kinh nghiệm, hoặc kỹ thuật hồng ngoại, kỹ thuật laser (phương pháp đo góc đặt bánh xe theo kiểu cũ) không thể làm được.
Nhiều người sử dụng thắc mắc là ngay cả khi xe đã được căn chỉnh góc đặt bánh xe một cách cẩn thận đúng thông số của nhà sản xuất nhưng vẫn có hiện tượng “nhao” lái. Điều này thường xảy ra đối với các xe đã bị tai nạn làm thay đổi kết cấu của các hệ thống và thân xe, lúc này yêu cầu phải có những người thợ có kinh nghiệm để khắc phục và căn chỉnh các góc đặt bánh xe chính xác. Ngồi ra, theo kinh nghiệm thì ngay tại các trung tâm bảo hành chính hãng, việc kiểm tra góc đặt bánh xe nhiều khi rất qua loa, chính vì vậy ngay cả sau khi đã kiểm tra theo thời hạn bảo hành định kỳ, bạn vẫn cần đặc biệt để ý khi điều khiển xe, có hiện tưởng nhao lái hay vơ lăng hay bị lệch thì cần quay lại yêu cầu kiểm tra cho chắc chắn.
~ s.Thu