Những yêu cầu cơ bản thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 26 - 28)

sách phát triển nhân lực khoa học

1.3.1. Những yêu cầu cơ bản thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học khoa học

Thứ nhất, bảo đảm đạt được các mục tiêu của chính sách đã đề ra:

Để đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra, địi hỏi phải đáp ứng từ hai phía: Bản thân mục tiêu chính sách phát triển NLKH phải đáp ứng được tiêu chí SMART (cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, phù hợp và có khn khổ thời gian); đồng thời các giải pháp chính sách phải cụ thể và thích hợp với mục tiêu chính sách. Trong trường hợp các mục tiêu và giải pháp chính sách chưa đáp ứng được các tiêu chí nêu trên thì cần phải được cụ thể hóa thơng qua hành động của các chủ thể THCS. Thông thường, việc này được thực hiện bằng việc ban hành các văn bản để cụ thể hóa chính sách và tổ chức thực hiện văn bản đó bằng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.

Thứ hai, bảo đảm tính hệ thống trong THCS:

Tổ chức THCS phát triển NLKH là một bộ phận cấu thành của chu trình chính sách kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong chu trình tạo nên một hệ thống thống nhất. Vì vậy, q trình THCS u cầu phải đảm bảo tính hệ thống trong mỗi quá trình. Các chủ thể chịu trách nhiệm THCS phải điều hòa và phối hợp hoạt động, cũng như kiểm soát các bên tham gia THCS để đảm bảo sự đồng bộ, nhịp nhàng, thống nhất về: hệ thống mục tiêu và biện pháp của chính sách; hệ thống trong tổ chức bộ máy tổ chức THCS; hệ thống trong điều hành, phối hợp thực hiện; hệ thống trong sử dụng cơng cụ chính sách với các cơng cụ quản lý khác của nhà nước.

Thứ ba, bảo đảm tính khoa học, pháp lý và hợp lý trong THCS:

Tính khoa học địi hỏi q trình THCS cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý chính sách, các chủ thể THCS, sự khoa học trong việc thu hút các nguồn lực để thực hiện mục tiêu chính sách, hình thành các chương trình, dự án, kế hoạch để thực hiện có hiệu quả chính sách.

Tính pháp lý địi hỏi q trình THCS phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật trong quá trình xây dựng, ban hành các văn bản THCS và trong quá trình thực hiện các văn bản đó; tn thủ pháp luật trong q trình lập, thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án, kế hoạch THCS và trong suốt quá trình tổ chức thực hiện.

Tính hợp lý địi hỏi mục tiêu cụ thể của chính sách phải phù hợp với mục tiêu phát triển của đơn vị, địa phương trong từng thời kỳ; các biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách phải tương ứng với trình độ nhận thức và điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương; quá trình THCS phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, tham nhũng.

Thứ tư, bảo đảm hài hịa lợi ích giữa các bên liên quan:

u cầu này địi hỏi trong q trình THCS phát triển NLKH, chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện phải xác định được lợi ích cụ thể của các nhóm đối tượng, cũng như những thiệt hại cụ thể có thể gây ra đối với các nhóm đối tượng khác. Từ đó, chủ thể THCS cần phải thiết lập cơ chế tái phân bổ lợi ích và thiệt hại giữa các bên. Tức là, những người bị mất mát sẽ được bù đắp xứng đáng, còn những người được lợi thì khơng được quá nhiều đến mức gây bất bình trong xã hội. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo hài hịa lợi ích của tất cả các bên có liên quan, giúp các bên đều cảm thấy hài lịng và tốt hơn so với trước khi có chính sách được thực hiện.

Thứ năm, bảo đảm sự tham gia của các bên liên quan:

u cầu này địi hỏi q trình THCS phát triển NLKH phải thu hút được sự tham gia của tất cả các bên có liên quan (bao gồm các đối tác, những người hưởng lợi từ chính sách và những người có lợi ích liên quan khác). Sự tham gia của các bên đảm bảo cho việc thiết kế các văn bản, chương trình, dự án THCS được tính đến tất cả các nhu cầu, lợi ích chính đáng và đặc điểm hồn cảnh của các bên; tiếp thu ý kiến của các bên; tranh thủ sự ủng hộ của các bên nhằm nâng cao tính khả thi, tính hợp pháp trong quá trình thực hiện. Cơ quan chịu trách nhiệm THCS cần có những hình thức và cơ chế thích hợp để thu hút sự tham gia có trách nhiệm của tất cả các bên không chỉ trong giai đoạn xây dựng văn bản chương trình, dự án, kế hoạch mà cịn trong cả quá trình tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả.

Thứ sáu, bảo đảm minh bạch và trách nhiệm giải trình:

Tính minh bạch địi hỏi các cơ quan THCS phải cung cấp kịp thời, đầy đủ những thơng tin phù hợp về chính sách cho các bên có liên quan; đồng thời, các quyết định của cơ quan THCS phải rõ ràng và được phổ biến đầy đủ. Minh bạch cũng là điều kiện tiên quyết để các cơ quan THCS có trách nhiệm thực sự trước nhân dân và giúp người dân thực hiện tốt hơn quyền kiểm tra, giám sát của mình trong quá trình THCS.

Trách nhiệm giải trình địi hỏi q trình THCS các chủ thể thực hiện phải chịu trách nhiệm giải trình trước các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan quyền lực nhà nước, trước cơ quan cấp trên và trước nhân dân. Điều đó được thể hiện bằng việc các cơ quan THCS thực hiện trách nhiệm báo cáo với người dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền; người dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng với cơ quan THCS cùng tham gia thảo luận, đánh giá kết quả và đưa ra giải pháp hoàn thiện. Người dân, cơ quan nhà nước có thể yêu cầu các cán bộ, công chức, cơ quan THCS chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình và chịu trách nhiệm về các kết quả THCS.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 26 - 28)