Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 33 - 34)

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

phát triển nhân lực khoa học tại Viện Hàn lâm

2.1.1. Khái quát về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam học và Công nghệ Việt Nam

Ngày 15/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 60/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Theo đó:

Về chức năng: Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ,

thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho cơng tác quản lý KHCN và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực KHCN có trình độ cao theo quy định của pháp luật. Viện có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: “Vietnam Academy of Science and Technology”, viết tắt là "VAST" [2].

Về nhiệm vụ: Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam được Chính phủ giao thực

hiện 11 nhiệm vụ, trong đó có các nhiệm vụ quan trọng ở tầm quốc gia như: (1) Tham gia thẩm định trình độ cơng nghệ, xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật các cơng trình trọng điểm, quan trọng của Nhà nước và của các địa phương theo sự phân cơng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (2) Nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ trong các lĩnh vực được giao. Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và môi trường. (3) Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu KHCN; đề xuất và chủ trì thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm cấp quốc gia theo phân cơng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kết quả NCKH và phát triển công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường KH&CN. (4) Tổ chức thực hiện các dịch vụ cơng được Chính phủ giao theo quy định của pháp luật. (5) Đào tạo nhân lực KH&CN trình độ cao; tổ chức đào tạo đại học và sau đại học về khoa học tự nhiên và công nghệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. (6) Tư

vấn các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển KH&CN quan trọng trong phạm vi chức năng được giao theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. (7) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN theo quy định của pháp luật và phân cơng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Về cơ cấu tổ chức: Hiện nay, Viện có 45 đơn vị trực thuộc bao gồm: 06 đơn

vị giúp việc Chủ tịch Viện; 28 đơn vị sự nghiệp NCKH; 08 đơn vị sự nghiệp khác có chức năng phục vụ công tác quản lý NCKH của Viện và 02 đơn vị tự trang trải kinh phí (xem Sơ đồ 1 - phần Phụ lục). Lãnh đạo Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam có Chủ tịch và khơng q 04 Phó Chủ tịch. Chủ tịch Viện do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; các Phó Chủ tịch Viện do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Viện.

Trụ sở chính và các đơn vị của Viện đóng tập trung tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; một số đơn vị đóng tại Phú Thọ, Hải Phịng, Huế, Nha Trang, Đà Lạt... Ngồi ra, Viện cịn có hệ thống trên 100 đài, trạm, trại thuộc 17 Viện nghiên cứu chuyên ngành, phân bố tại 35 tỉnh, thành phố đặc trưng cho hầu hết các vùng địa lý của Việt Nam (đồng bằng, ven biển, trung du, miền núi và hải đảo) để khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, triển khai thực nghiệm về địa chất, địa từ, địa động lực, địa lý, môi trường, tài nguyên và thử nghiệm vật liệu...

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)