lực khoa học
Phương pháp kinh tế: Được thực hiện bằng cách sử dụng các lợi ích vật chất
để tác động đến các đối tượng chính sách. Phương pháp này tác động trực tiếp đến nhu cầu của các đối tượng nên thường có tác dụng rất mạnh so với các phương pháp khác. Phương pháp này thường được sử dụng nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể về: thu hút nhân tài; khuyến khích học tập, nghiên cứu, sáng tạo; phân bổ nhân lực; tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi... để phát triển NLKH.
Phương pháp giáo dục, thuyết phục: Được thực hiện thông qua các hoạt động
giáo dục, thuyết phục đối với đối tượng chính sách để nhắm tới việc đạt được sự tự giác của các đối tượng khi tham gia THCS. Phương pháp này thường có tác dụng chậm nhưng hiệu quả đạt được mang tính lâu dài, bền vững và thường được sử dụng trong việc vận động, thuyết phục thu hút NLKH; động viên, thuyết phục NLKH tích cực học tập, bồi dưỡng; động viên các chủ thể khác tích cực tham gia vào hoạt động phát triển NLKH.
Phương pháp hành chính: Được thực hiện thông qua việc sử dụng quyền lực
nhà nước để tác động đến các đối tượng chính sách. Phương pháp này mang tính quyền uy và có tác dụng mạnh, tức thì, có tính cưỡng chế cao. Phương pháp này thường được sử dụng trong các hoạt động như: điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ; khen thưởng, kỷ luật cán bộ; ban hành các khung tiêu chí, tiêu chuẩn cán bộ; quản lý cán bộ ... góp phần THCS phát triển NLKH.
Phương pháp kết hợp: Được sử dụng bằng cách kết hợp các công cụ để tác
động đến các đối tượng chính sách. Mỗi phương pháp được lựa chọn kết hợp sẽ có tác động đến đối tượng theo những góc độ, chiều hướng khác nhau nhưng cùng hướng
tới đạt được mục tiêu chung của việc THCS, đòi hỏi chủ thể sử dụng phải hết sức linh hoạt và có tầm bao quát được hiệu quả tác động của các phương pháp và có sự điều chỉnh phù hợp để hướng đến mục tiêu đã định.