Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 53 - 56)

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất: Đảng ủy Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam chưa ban hành nghị

quyết chuyên đề về lãnh đạo chương trình phát triển NLKH của Viện để tạo cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt và thường xuyên hơn. Đến nay, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam chưa tổ chức đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch phát triển Viện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để đề xuất quy hoạch cho giai đoạn tiếp theo.

Thứ hai: Kết quả hoạt động thu hút NLKH còn hạn chế: số lượng NLKH được

tuyển dụng vào biên chế hàng năm cịn ít, chưa kịp thời bổ sung đủ số lượng hao hụt; chưa có quy định chi tiết về chế độ tuyển dụng đặc cách đối với NLKH có trình độ cao; chưa thực sự thu hút được nhiều cán bộ trẻ, giỏi về Viện để đáp ứng nhu cầu phát triển theo quy hoạch.

Thứ ba: Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ NLKH

động. Số lượng cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngồi cịn hạn chế. Một số chương trình, dự án, kế hoạch về phát triển NLKH của Viện còn chậm được tổ chức tổng kết, đánh giá toàn diện.

Thứ tư: Việc phân bố nguồn NLKH vẫn còn nhiều bất cập: chưa thật hợp lý

giữa các Viện nghiên cứu chuyên ngành cả về hướng nghiên cứu và theo khu vực, lãnh thổ. Khu vực phía Nam là địa bàn có nền kinh tế phát triển sơi động thì lực lượng NLKH (đặc biệt là NLKH có trình độ cao) của Viện còn khá mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Thứ năm: Một số văn bản quy định, hướng dẫn về việc THCS phát triển NLKH

còn chậm được sửa đổi, ban hành như: hướng dẫn việc xác định các nhà khoa học đầu ngành; quy định về việc xây dựng, hoạt động của các nhóm nghiên cứu; chế độ, chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành... Một số chương trình, dự án, kế hoạch THCS phát triển NLKH chưa thành lập các ban chỉ đạo, ban điều hành để chịu trách nhiệm tập trung chỉ đạo, quản lý, điều hành nên cịn gặp nhiều khó khăn trong q trình thực hiện.

Thứ năm: Việc đảm bảo môi trường, điều kiện làm việc cho đội ngũ NLKH ở

một số đơn vị còn hạn chế (các đơn vị ở Miền Trung, Miền Nam). Nguồn kinh phí cho hỗ trợ, khuyến khích hoạt động KHCN còn khá khiêm tốn. Cơ chế tự chủ của các đơn vị trong việc chi khuyến khích, ưu đãi đối với đội ngũ NLKH chưa được thực hiện rộng rãi.

2.3.2.2. Nguyên nhân

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, viên chức, người lao động, trong đó có cả lãnh đạo và cán bộ được giao nhiệm vụ tổ chức THCS còn hạn chế. Một số cán bộ chưa xác định rõ vai trò trách nhiệm của đơn vị và bản thân trong việc THCS; một bộ phận khơng nhỏ cán bộ cịn chưa nắm vững được các mục tiêu, nội dung các chương trình, dự án, kế hoạch về phát triển NLKH mà Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và đơn vị đã và đang triển khai thực hiện.

- Trình độ, năng lực THCS của một bộ phận không nhỏ cán bộ được giao nhiệm vụ THCS phát triển NLKH còn hạn chế. Hầu hất cán bộ THCS chưa được đào tạo chuyên môn, chưa nắm vững các vấn đề lý luận và thực tiễn về việc tổ chức THCS. Do đó, q trình tổ chức thực hiện cịn gặp nhiều khó khăn.

- Việc THCS phát triển NLKH đồng thời với nhiệm vụ tinh giản biên chế, thu gọn bộ máy. Do đó, áp lực trong việc thực hiện lộ trình giảm biên chế đã hạn chế việc THCS phát triển NLKH. Chính vì vậy, chưa thể tạo được đột phá về phát triển số lượng, chất lượng NLKH của Viện.

- Những khó khăn về nguồn lực trong việc tổ chức THCS, đặc biệt là nguồn lực về mặt kinh phí đầu tư cho cơng tác hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ các hoạt động KHCN; chế độ tiền lương, tiền công, thu nhập và điều kiện làm việc cho các nhà khoa học cịn gặp nhiều khó khăn. Do đó, hiệu quả thu hút NLKH có trình độ cao về cơng tác tại Viện cịn hạn chế, thậm chí cịn xảy ra tình trạng "chảy máu chất xám" ra bên ngồi.

- Mơi trường làm việc của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng chưa thực sự cạnh tranh được với môi trường làm việc của các cơng ty, doanh nghiệp bên ngồi. Nhất là cơ chế đặt hàng đối với các nhà khoa học và cơ chế khai thác hiệu quả, lợi nhuận từ các cơng trình nghiên cứu, sản phẩm ứng dụng của các nhà khoa học... Do đó, chưa thực sự tạo được sự thu hút mạnh mẽ đối với đội ngũ NLKH.

Tiểu kết Chương 2

Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, tổng hợp các tài liệu, số liệu thực tế tại cơ quan, đơn vị, tham khảo các lãnh đạo, chuyên gia, cán bộ thực tiễn, luận văn đã phân tích, làm rõ các nội dung quan trọng thể hiện thực trạng THCS phát triển NLKH tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021 như: thực trạng số lượng, chất lượng NLKH; các nội dung quan trọng về chính sách phát triển NLKH; chủ thể THCS phát triển NLKH; tình hình tổ chức thực hiện các bước trong quy trình THCS... Từ kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn, tác giả đã chỉ ra 6 ưu điểm chính, 5 vấn đề hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó.

Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng THCS phát triển NLKH tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã cung cấp cơ sở thực tiễn để tác giả đề xuất định hướng và các giải pháp tăng cường THCS phát triển NLKH tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam ở chương 3 của luận văn.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 53 - 56)